Những câu hỏi liên quan
Phan hải băng
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 11 2016 lúc 16:46

‘Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.

Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.

Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.

Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’.

Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không

vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.

Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:

‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.

Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:

‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’

Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.

 
Bình luận (0)
Phương Thảo
26 tháng 11 2016 lúc 16:26

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân.

 

Bình luận (0)
Phương Thảo
26 tháng 11 2016 lúc 16:31

_ Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn giói núi , trăng giữa rừng khuya , một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện .

_ Rằm tháng riêng là cảnh trăng trên dòng sông , một khung cảnh bao la , bát ngát tràn đầy sức xuân .

Bình luận (0)
Lê Vân Anh
Xem chi tiết
✟şin❖
4 tháng 4 2020 lúc 19:21

Hai câu thơ đầu mở ra không gian là cảnh núi rừng khi chiều tối:

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không"

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Cảnh được gợi lên với bút pháp ước lệ quen thuộc trong thơ cổ đồng thời lại nói lên được đúng hoàn cảnh của Bác, mang những nét vẽ hiện đại. Vẽ lên nền trời chiều đang chuyển hình ảnh cánh chim bay về rừng tìm chốn ngủ là bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ xưa. Trong thơ cổ khi viết về buổi chiều, các tác giả thường điểm xuyết bằng hình ảnh cánh chim để gợi nỗi buồn hiu quạnh, lấy không gian để gợi tả thời gian. Chúng ta từng bắt gặp cánh chim trong ca dao xưa: "Chim bay về núi tối rồi"; cánh chim bay mỏi trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan: "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi" hay cánh chim thoi thót trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: " Chim hôm thoi thót về rừng".

Tuy sử dụng bút pháp ước lệ của thơ cổ nhưng hai câu thơ đầu bài Chiều tối vẫn nói đúng hoàn cảnh riêng của Bác. Người đọc có thể hình dung cảnh người tù bị áp giải quan sát cảnh vật, ngẩng mặt lên trời nhận ra hình ảnh cánh chim bay mỏi mệt và chòm mây trôi ngang qua bầu trời. Cảnh phảng phất một nỗi buồn hiu quạnh. Điều này được thể hiện rõ trong nguyên bản chữ Hán: "Cô vân mạn mạn độ thiên không" (Một chòm mây đơn lẻ chậm chạp trôi ngang qua bầu trời). Bản dịch không lột tả được hai chữ "mạn mạn". Câu thơ dịch "chòm mây" có phần thanh thoát, không gợi được sự hiu quạnh của cảnh.

Nét vẽ hiện đại còn được thể hiện quan tâm trạng của người tù. Ở đây không phải là cánh chim bay bình thường mà là cánh chim bay mỏi mệt (quyện điểu), có thể có nhiều chòm mây nhưng khi đi vào thơ Bác chỉ còn lại chòm mây cô đơn. Dường như cánh chim cũng mỏi mệt sau một ngày bay đi kiếm ăn về rừng tìm nơi ngủ cũng như người tù mỏi mệt sau một ngày lê bước trên đường xa cần chỗ nghỉ chân. Chòm mây cô đơn như tâm trạng của con người nơi đất khách đang nhớ về quê hương. Vẻ đẹp tâm hồn Bác ở hai câu thơ đầu trước hết là lòng yêu thiên nhiên. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng tìm đến thiên nhiên trong sự hòa hợp. Giữa cảnh và người có sự cảm thông hòa hợp.

Vẻ đẹp tâm hồn Bác còn là tấm lòng nhớ nước thương dân. Trong hai câu thơ đầu cảnh và tâm trạng đều phảng phất buồn. Buồn vì Người đang xa Tổ quốc, nhớ tới đồng chí đồng bào, bao công việc cách mạng đang chờ có Bác vậy mà Người cứ bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Tâm trạng ấy lại gặp cảnh núi rừng khi chiều tối không buồn sao được. Tâm hồn Bác mang vẻ đẹp của một tấm lòng luôn gắn bó với cuộc đời. Hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ Bác gợi ta nhớ đến thơ Lý Bạch đời Đường:

"Chim bầy vút bay hết
Mây lẻ đi một mình"

(Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn)

Cánh chim trong thơ Đường của Lý Bạch bay vút vào không gian, như tan biến vào cõi vĩnh hằng. Cánh chim trong thơ Bác không bay đi hết, nó chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ để rồi lại tiếp tục cái vòng tuần hoàn của sự sống. Một con người luôn hướng tới cuộc sống thì không chỉ cảm nhận cảnh núi rừng hiu quạnh mà còn nhận ra nơi xóm núi vẻ đẹp của cuộc sống con người. Chính vì vậy, hai câu thơ sau có sự chuyển hướng bất ngờ mà vẫn tự nhiên:

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng"

(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)

Cảnh trong thơ Bác vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa mang nét vẽ hiện đại. Trong thơ xưa, dưới cánh chim ngàn mây nổi thường xuất hiện hình ảnh những ẩn sĩ, những đạo sĩ. Trong thơ xưa, cảnh chiều tối vẫn thấp thoáng bóng người:

"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

(Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan)

Hay trong thơ của Liễu Tông Nguyên vẫn có một ông lão ngồi một mình câu cá: "Độc điếu Hàn Giang tuyết". Trong thơ Bác tuy cũng xuất hiện những cô sơn nữ nhưng là người lao động với công việc hàng ngày tuy vất vả mà vẫn ấm cúng. Hình ảnh ấy đã mang đến cho bức tranh cuộc sống nơi xóm núi một nét vẽ hiện đại. Hình ảnh cô em xóm núi xay ngô tối đã đem đến cho bức tranh buổi chiều tối một vẻ đẹp khỏe khoắn lạc quan. Đặc biệt là hình ảnh "lò than rực hồng" đã trở thành trung tâm, tâm điểm của bức tranh. Chính hình ảnh này đã làm cho bức tranh cuộc sống không còn u tịch, tĩnh lặng như những bức họa về cuộc sống trong thơ cổ. Chữ "hồng" đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ "hồng" mà đem đến ánh sáng, hơi ấm, niềm vui để xua tan bóng đêm, không khí lạnh và nỗi buồn hiu quạnh. Bút pháp nghệ thuật của Bác ở hai câu cuối có một nét đặc sắc rất đáng lưu ý. Trong nguyên văn chữ Hán Bác không dùng từ nào nói về tối nhưng vẫn gợi lên được thời gian chuyển từ chiều đến tối một cách tự nhiên. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối. Lò than rực hồng từ trước nhưng khi trời còn sáng nhìn chưa rõ, khi bóng đêm buông xuống thì ánh lửa lò than bỗng rực rỡ hẳn lên. Bản dịch đã đưa thêm vào một chữ tối làm mất đi khá nhiều vẻ đẹp của thơ Bác. Giữa câu 3 và câu 4 có những cụm từ lặp lại theo hình thức đảo: "ma bao túc" và "bao túc ma hoàn". Hình thức này đã tạo nên kết cấu vòng tròn giữa hai câu thơ, gợi lên sự cảm nhận về vòng quay đều đều của chiếc cối xay ngô và từ vòng quay ấy gợi lên sự luôn chuyển của thời gian.

Trước cảnh cuộc sống con người nơi xóm núi, nhà thơ dạt dào cảm xúc. Qua cảm xúc của Bác người đọc thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Vẫn là vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời nhưng ở hai câu thơ sau có điều thật cảm động. Hai câu thơ ghi lại cảnh cuộc sống gia đình nơi xóm núi điều đó chứng tỏ trên bước đường hoạt động cách mạng, một con người hi sinh tất cả vì dân vì nước thì trong trái tim vẫn có một khoảng tâm trạng dành cho tình cảm gia đình. Về tấm lòng yêu đời của Bác ở hai câu thơ cuối, Hoài Thanh đã nhận xét: " Một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta nhưng thường nó vẫn trôi qua đi. Không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được". Tâm hồn Bác còn là tâm hồn lạc quan nhân hậu. Hình ảnh lò than rực hồng là cảnh thực nhưng thể hiện tấm lòng lạc quan của Bác. Nếu một tâm hồn không hướng về ánh sáng thì không thể nào ghi lại được hình ảnh ngọn lửa lò than rực hồng đẹp đến thế, sáng đến thế đưa vào thơ.

Bài thơ viết ở thời điểm khi chiều tối mà như ta đã nói đằng sau lưng là một ngày đi đường vất vả có khi tới 53 cây số một ngày, trước mặt lại là những gian lao nguy hiểm mới đang chờ, lại đói rét, lại muỗi rệp. Thơ viết trong hoàn cảnh ấy nếu xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân thì chỉ có thể là buồn. Nhưng ở bài thơ Chiều tối, thơ Bác lại chuyển từ buồn sang vui. Điều này chỉ có thể giải thích những vui buồn sướng khổ của Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ cảnh ngộ cá nhân mà còn xuất phát từ cuộc sống của người khác. Bác đã quên cảnh ngộ của người tù để vui với niềm vui cuộc sống nơi xóm núi. Vì vậy, có thể nói bài thơ Chiều tối đã thể hiện một tấm lòng nhân đạo tới mức quên mình.

Như vậy, bài thơ chỉ có bốn câu song đã thể hiện rõ nét chất thép trong vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đồng thời, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, thơ Bác không xa vào sự cũ kĩ về bút pháp, sự đơn điệu về hình ảnh, sự chuyển tải hiệu quả những biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn Bác tuy ở hoàn cảnh gian khổ tù đày nhưng Người luôn hướng về thiên nhiên và cuộc sống con người với sự đồng cảm, đồng điệu và quên đi hoàn cảnh riêng của mình. Đó chính là tinh thần thép vượt lên trên hoàn cảnh tù đày của bậc "Đại nhân- Đại trí- Đại dũng" Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
yuuki miaka
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
24 tháng 12 2016 lúc 16:36

* Cảnh vật được miêu tả:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tả cảnh đêm trăng và thi nhân

- Rằm tháng giêng: Tả cảnh đêm trăng trên dòng sông với không gian rộng bao la, tràn ngập ánh trăng.
 

* Tình cảm được thể hiện:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả trong đêm trăng thanh tĩnh ở nơi xứ người.

- Rằm tháng giêng: Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

Bình luận (2)
Vu Thi Chinh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
21 tháng 3 2016 lúc 19:41

Thiên nhiên trong thơ Bác luôn dạt dào vô tận, có biết bao những bình minh tinh khôi trong thơ Bác, cũng có biết bao nhiêu bóng chiều đã ngả xuống với hình ảnh của những cánh chim nghiêng. Và đặc biệt không thể nào quên nhắc đến ánh trăng trong thơ Bác. Tiêu biểu nhất phải kể đến hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng riêng. Có thể nói qua hai bài thơ ấy hình ảnh thiên nhiên hiện lên đẹp vô cùng.

Trước hết nó là một cảnh khuya với đêm trăng cùng tiếng suối nghe sao êm tai ngọt ngào trong bài cảnh khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Bức tranh thiên nhiên có cả âm thanh, có cả màu sắc hình ảnh đường nét, có cả những tâm tư tình cảm có thể gọi là họa tình. Âm thanh ấy chính là tiếng suối ngọt ngào vang vọng cao vút như tiếng hát của người con gái ở đằng xa hát vọng lại như thầm thì dủ dỉ. Màu sắc kia chính là màu của ánh trăng vàng lung linh tỏ, nó có sức chiếu in cái tán cây kia xuống mặt đất như những bông hoa lớn. Tâm trạng của Người khi ấy thì đang thao thức không thể ngủ được vì lo nỗi nước nhà. Nếu như không lo thì cảnh tượng yên bình kia cũng không mấy chốc mà thành ra cái bãi chiến trường. Bốn câu thơ mang đến một bức tranh đêm khuya dịu dàng nhẹ nhàng, ánh trăng kia là ánh trăng của hòa bình yên ổn, tiếng hát kia như tiếng hát của ân tình thiết tha.

Thế còn đến với Nguyên Tiêu ta lại thấy được một bức tranh đẹp không kém hơn thế nữa nó còn ngập tràn ánh trăng vàng nữa:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ”

Cũng là nước là trăng đấy nhưng đến với bài thơ này ta thấy được hình ảnh thiên nhiên lung linh huyền ảo hơn. Nó không có những âm thanh của tiếng suối, sông, trời, nước đều nhuốm màu trăng và đó chính là màu xuân. Ánh trăng ấy còn ngân đầy thuyền nữa. Khá hay khi bác sử dụng từ ‘ngân” trong câu thơ cuối. Hình ảnh ánh trăng vàng soi tỏa hết cả thuyền mà khiến cho người ta thấy rằng trăng như tỏa bóng mình trên tất cả không chỉ sông nước, bầu trời mà còn ở trên thuyền nữa. Và trong bức tranh thiên nhiên ấy thì chúng ta cũng bắt gặp công việc của người chiến sĩ cộng sản ấy.

Như vậy có thể thấy rằng thiên nhiên trong thơ Bác qua hai bài thơ này đều tràn ngập ánh trăng và cảnh sông nước trong những cánh rừng cũng là nơi làm việc của Người và Đảng. Cả hai bức tranh đều gắn liền với những công việc tâm hồn nỗi lòng người chiến sĩ cách mạng, lo lắng cho vận mệnh của quốc gia dân tộc, bàn bạn việc quân.

Qua đây ta thấy hai bài thơ khác nhau nhưng lại có những nét tương đồng về thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Có thể nói tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn bác. Đó chính là lòng yêu thiên nhiên vô cùng và nỗi thương dân, yêu quê hương đất nước của Hồ Chí Minh.

 

 

Bình luận (0)
Kiên Gaming
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
4 tháng 12 2018 lúc 20:57

Trong chương trình Văn 7 có rất nhiều bài thơ ngắn gọn mà chứa chan tình ý. "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ tứ tuyệt thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nuớc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ...
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Vịêt Nam. Bác còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tình thế cách mạng vô cùng gay go phức tạp. Cúôi năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch. Sau chiến thắng buớc đầu, một đêm trăng chiến khu, Bác Hồ ngồi làm việc giữa núi rừng. Bất chợt, lòng Bác nghe "tiếng hát xa":
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà"
Bài thơ đuợc viết theo thể tứ tuyệt. Đây là một bài thơ đẹp. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nguời lãnh tụ. Đó là một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Chính tâm hồn ấy đã khiến Bác kính yêu nghe "tiếng suối trong" thành "tiếng hát xa". Bác đã sử dụng thành công biện pháp so sánh trong hai câu thơ đầu. Chính cái tiếng hát ấy khiến Nguời dừng công việc. Nguời khám phá ra một cảnh vật chan hoà ánh trăng:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nếu câu thơ thứ nhất đưa nguời đọc đến với thanh âm trong trẻo thì câu thơ thứ hai lại vẽ nên một hình ảnh lấp lánh. 
Câu thơ này tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa. Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm là cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Cảnh vật thật nên thơ nhuốm màu sắc tiên cảnh. Nguời ngồi giữa vầng sáng ấy mang dáng lấp lánh một tiên ông... Âm thanh đẹp, cảnh đẹp, nhưng đẹp nhất chính là lòng yêu nuớc sâu nặng của Bác Hồ:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà"
Đêm nay, giữa rừng núi Việt Bắc, Bác thao thức lo cho nuớc, cho dân. Và đã bao đêm rồi, Bác ko ngủ "vì lo nỗi nước nhà"?
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác ko ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh"
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
"Cảnh khuya" là bài thơ tứ tuyệt miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Khép lại bài thơ, còn mãi trong em tâm hồn nhạy cảm, lònng yêu nuớc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Bây giờ Bác đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng. Đất nuớc Việt Nam ngày càng phồn thịnh, văn minh như lòng Bác hằng mong uớc. Kính mong Bác hãy yên giấc ngủ, Bác Hồ ơi!

Bình luận (0)

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Mgid

Bí quyết dứt điểm hôi miệng chỉ với 2 phút mỗi ngày. Đọc ngay

Xoá sổ giun sán kí sinh trong cơ thể với mẹo từ thiên nhiên

Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày!

My Weight Loss

Kiếm 16 triệu mỗi 60 phút từ máy tính của bạn

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Kết luận Cảm nhận Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

Bình luận (0)
Nguyen pham hieu han
Xem chi tiết
Xử nữ Lạnh lùng
14 tháng 11 2017 lúc 17:39

Cảnh khuya:
Bài thơ được Bác viết tại chiến khu Việt Bắc vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1947- khi chiến sự đang diễn ra vô cùng ác liệt.

Rằm tháng giêng:
Bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng rằm, khi ấy nhà thơ cùng với các cán bộ Đảng họp bí mật trên thuyền. Nhân một đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy Bác không quên làm bài thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp ấy.

Bình luận (0)
Tống Thị Loan
14 tháng 11 2017 lúc 17:47

Cảnh khuya : viết tại chiến khu việt bắc vào thời kì đầu kháng chiến chống thực dân pháp năm 1946-1954

Rằm tháng giêng : sáng tác vào thơi điểm trăng rằm , khi ấy nhà thơ cùng các cán bộ đảng họp bí mật trên con thuyền . Nhân buổi đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy bác đã làm bài thơ để ghi lại khoảng khắc đẹp đó

Học tốt nhá banhqua

Bình luận (0)
O=C=O
14 tháng 11 2017 lúc 18:13

Hai bài thơ cùng được Hồ Chí Minh sáng tác ờ Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp

Bình luận (0)
Kim
Xem chi tiết
nguyen phuong trang
Xem chi tiết
hoang thi truong giang
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
6 tháng 12 2016 lúc 19:46

1) Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Rằm tháng riêng

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

 

* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
*Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
*Bố cục: Mỗi bài đều có bố cục 2 phần:
- Hai câu đầu:cảnh đêm trăng ở Việt Bắc
- Hai câu sau: tâm trạng của Bác Hồ
*Nội dung
- Vẽ nên bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc sống động, nên thơ.
- Bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân.
Tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên, lòng yêu nước và
phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
- Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên và tấm lòng thiết tha với đất nước của Bác.
- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc huyền ảo, tràn đầy sức sống.
~>Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan.
*Nghệ thuật
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, di?p t? . Ngôn từ bình dị, gợi cảm với nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp có màu sắc cổ điển và mang đậm tính thời đại
-Biện pháp lặp từ ngữ, ngôn từ gợi hình, gợi cảm,nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển.
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Sử dụng hiệu quả biện pháp điệp từ.
-Ngôn từ bình dị, gợi cảm.~>Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

 

 

 

Bình luận (0)
HOC24
6 tháng 12 2016 lúc 19:54

2)

Bài Sông núi nước Nam có 2 nội dung:
- khẳng định chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc
- kêu gọi tinh thần chiến đấu để giữ vững chủ quyền đó và thể hiện lòng căm ghét quân thù
Phò tá về kinh:
- nhắc đến 2 chiến thắng oanh iệt chương dương và hàm tử, thể hiện sức mạnh dân tộc
- khát vọng sống trong hòa bình

1) _ Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .

Nội dung : Hai câu dầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Bác Hồ sử dụng nghệ thuật :Cổ phong (Lấy động tả tĩnh)
Hai câu kế:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vì sao chưa ngủ thật đơn giản.Lúc ấy nhân dân ta chưa có cuộc chiến thắng nào. Lo lắng cho cuộc khắng chiến là chuyện thường thôi.

Nghệ thuật : điệp ngữ

_Rằm tháng riêng

Phiên âm : Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch thơ : Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền .

Nội dung :

Hai câu đầu:
Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Cảnh trăng thật lộng lẫy ,sinh động, lung linh, huyền ảo, thơ mộng.
Hai câu kế:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Ta có thể thấy tâm trạng lúc này của Bác là 1 phong thái ung dung, lạc quan.Bác hoàn toàn giao hoà với thiên nhiên, Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

Nghệ thuật : điệp ngữ

 

 

Bình luận (0)