Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
6 tháng 2 2018 lúc 2:49

Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Huy
13 tháng 12 2022 lúc 22:29

-Ma sát nghỉ là ma sát xuất hiện khi vật vẫn đứng yên khi có tác dụng của vật khác
-Ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt vật khác
-Ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên vật khác

Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
2 tháng 11 2018 lúc 3:58

a. Lực đàn hồi của lò xo:

+ Phương: Trùng với phương của trục lò xo.

+ Chiều: ngược chiều biến dạng của lò xo: khi lò xo dãn, lực đàn hồi hướng vào trong, khi nén, lực đàn hồi hướng ra ngoài.

+ Điểm đặt: Đặt vào vật tiếp xúc với vật.

b. Dây cao su, dây thép

+ Phương: Trùng với chính sợi dây.

+ Chiều: Hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây.

+ Điểm đặt: Đặt vào vật tiếp xúc với vật

c. Mặt phẳng tiếp xúc:

+ Phương của lực đàn hồi: Vuông góc với mặt tiếp xúc.

+ Điểm đặt: Đặt vào vật gây biến dạng của mặt phẳng.

+ Chiều: hướng ra ngoài mặt phẳng tiếp xúc.

Cuong Duong
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
7 tháng 12 2021 lúc 20:24

1. 

Hình dạng, cấu tạo

Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân).

Những vai trò của ngành thân mềm

- Làm thức ăn cho người như: mực, ngao, sò, ốc, hến… - Làm thức ăn cho động vật khác như: ốc, ấu trùng của thân mềm. - Làm sạch môi trường như: trai, vẹm, hàu. ... - Có giá trị về mặt địa chất như: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò.

Minh Hiếu
7 tháng 12 2021 lúc 20:24
Những vai trò của ngành thân mềm

- Làm thức ăn cho người như: mực, ngao, sò, ốc, hến…

- Làm thức ăn cho động vật khác như: ốc, ấu trùng của thân mềm.

- Làm sạch môi trường như: trai, vẹm, hàu. ...

- Có giá trị về mặt địa chất như: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò.

An Phú 8C Lưu
7 tháng 12 2021 lúc 20:29

TK

3. Vòng đời của châu chấu khoảng 200-210 ngày trong đó giai đoạn trứng 15-21 ngày. Giai đoạn sâu non: 100 ngày. Giai đoạn trưởng thành: khoảng 3 tháng. Con trưởng thành của châu chấu sống khoảng 3 tháng, trong đó con cái sống lâu hơn con đực

bảo vệ  trứng

ĐPGH
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:54

Câu 1:

* Giống nhau:

     - Đều có sự tự nhân đôi của NST.

     - Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

     - Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

     - NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

     - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

Nguyên phân                                                          Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Chỉ 1 lần phân bào.

- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:55

Câu 2:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

 

Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:59

Câu 3:

Đặc điểm cấu tạo của ADN:

- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:

+ 1 phân tử đường (C5H10O4).

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).

+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).

- Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù vì:

 ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.

ADN được tạo ra từ nhân đôi có cấu trúc giống hệt mẹ vì:

Nhân đôi ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc bổ sung: các Nu tự do liên kết bổ sung với mạch ADN gốc (A liên kết với T, G liên kết với X)

+ Nguyên tắc bán bảo toàn: trên mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là của ADN mẹ, còn 1 mạch mới tổng hợp.

=> Vì vậy 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ

 

OBITO TV
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 1 2022 lúc 9:52

Thả hòn bi thép vào thủy ngân chịu tác dụng của những lực:

+ lực đẩy acximet 

+trọng lực

đặc điểm:

phương thẳng đứng , chiều từ dưới lên trên 

Trong trường hợp này hòn bi nổi vì \(d_{honbi}< d_{thuỷngan}\) 

tuananh vu
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
17 tháng 4 2022 lúc 21:26

c1.

 -   Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

     + Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

     + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

     + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

  -   Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

     + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

     + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

     + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

c2

-  Sống vừa ở cạn, vừa ở nước.

- Da trần không có vảy, ẩm và nhầy.

- Là động vật biến nhiệt.

- Di chuyển bằng 4 chi, chi sau có màng bơi (trừ ếch giun là không có chi).

- Cơ quan hô hấp: bằng mang ở giai đoạn nòng nọc, bằng da và phổi ở cơ thể trưởng thành.

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

- Sinh sản ở dưới nước, phát triển qua biến thái.

c3

* Vai trò của lưỡng cư đối với con người:

- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh: ruồi, muỗi…..

- Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.

- Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

- Tuy nhiên một số lưỡng cư có thể gây độc cho con người như: chất độc trên da, trong gan của cóc

Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rỗng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

C1:Ở nước:

-Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn phía trước giúp rẽ nước

-Da trần,phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí

-Chi sau có màng bơi căng giữa các ngón

Ở cạn:

-Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao thông với khoang miệng và phổi: vừa ngửi,vừa thở 

-Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ

-Chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt

C2:

Đặc điểm của lưỡng cư:

-Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước

-Da trần và ẩm ướt

-Di chuyển bằng 4 chi

-Thụ tinh ngoài,nòng nọc phát triển qua biến thái

-Là động vật biến nhiệt

C3:

Vai trò của lớp lưỡng cư đối với con người:

-Làm thức ăn cho người

-Diệt sâu bọ phá hoại mùa màng

-Tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh 

-Ếch là vật thí nghiệm trong sinh học lí học

 

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
16 tháng 4 2017 lúc 15:52

a. Lực đàn hồi của lò xo:

+ Phương: Trùng với phương của trục lò xo.

+ Chiều: ngược chiều biến dạng của lò xo: khi lò xo dãn, lực đàn hồi hướng vào trong, khi nén, lực đàn hồi hướng ra ngoài.

+ Điểm đặt: Đặt vào vật tiếp xúc với vật.

b. Dây cao su, dây thép

+ Phương: Trùng với chính sợi dây.

+ Chiều: Hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây.

c. Mặt phẳng tiếp xúc:

+ Phương của lực đàn hồi: Vuông góc với mặt tiếp xúc.

+ Điểm đặt: Đặt vào vật gây biến dạng của mặt phẳng.

+ Chiều: hướng ra ngoài mặt phẳng tiếp xúc.