Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?
Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào ?
A. Diễn ra chậm hơn nhiều
B. Diễn ra nhanh hơn
C. Diễn ra ngang bằng
D. Diễn ra chậm hơn một chút
Tốc độ cảm ứng ở động vật nhanh hơn tốc độ cảm ứng ở thực vật
Đáp án cần chọn là: B
Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?
A. Diễn ra ngang bằng.
B. Diễn ra chậm hơn một chút.
C. Diễn ra chậm hơn nhiều.
D. Diễn ra nhanh hơn.
Cơ chế cảm ứng ở thực vật giống với động vật như thế nào?
Tham khảo!
- Cơ chế cảm ứng ở thực vật giống với động vật đều được thực hiện thông qua các bộ phận: tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lí thông tin và đáp ứng.
Ứng động và hướng động đảm bảo cho thực vật thích nghi tốt với sự thay đổi của các điều kiện môi trường.Ngoài hai hình thức cảm ứng trên,ở thực vật còn có cơ chế nào đáp ứng với sự tấn công của động vật và các tác nhân gây bệnh diễn ra như thế nào ?
Ứng động và hướng động đảm bảo cho thực vật thích nghi tốt với sự thay đổi của các điều kiện môi trường. Ngoài hai hình thức cảm ứng trên, ở thực vật còn có cơ chế đáp ứng với sự tấn công xủa động vật và các tác nhân gây bệnh diễn ra như thế nào?
Ứng động và hướng động đảm bảo cho thực vật thích nghi tốt với sự thay đổi của các điều kiện môi trường. Ngoài hai hình thức cảm ứng trên, ở thực vật còn có cơ chế đáp ứng với sự tấn công xủa động vật và các tác nhân gây bệnh diễn ra như thế nào?
Những nội dung nào sau đây là đúng?
1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.
2. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
3. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.
4. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.
5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật.
A. (1), (2), (4), (5).
B. (1), (2).
C. (1), (4), (5).
D. (3), (2), (4).
Đáp án B
1. Đúng: các loài sinh vật đều sẽ có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.
2. Đúng: động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt vì động vật hằng nhiệt đã tiến hóa cao hơn, nhiệt độ của động vật hằng nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ví dụ: cá ra khỏi nước cá sẽ chết, giun, ếch, nhái chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt.
3. Sai: thực vật cũng có khả năng cảm ứng với nhiệt độ môi trường. Ví dụ: cây xanh quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 0 C - 30 0 C , 0 0 C thì ngừng quang hợp.
4. Sai: động vật biến nhiệt có khả năng thích nghi kém hơn vì nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên khi nhiệt độ thay đổi mạnh mẽ sẽ dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh lý trong cơ thể, gây rối loạn. Ví dụ: trong những đợt rét đậm, rét hại ở nước ta ếch nhái chết hàng loạt.
5. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn cũng như tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: ở 15 0 C mọt bột sẽ ăn nhiểu hơn và ngừng ăn ở 8 o C .
Khi vận tốc của một vật tăng 2 lần thì động năng của vật sẽ như thế nào so với lúc đầu?
A. tăng lên 2 lần
B. tăng lên 4 lần
C. không thay đổi
D. giảm đi 2 lần
So với tính cảm ứng ở động vật thì biểu hiện của tính cảm ứng ở thực vật là những phản ứng
A. diễn ra nhanh và thường khó nhận thấy
B. diễn ra chậm và thường dễ nhận thấy.
C. diễn ra nhanh và thường dễ nhận thấy
D. diễn ra chậm và thường khó nhận thấy
Đáp án D.
Nguyên nhân là vì biểu hiện của cảm ứng ở thực vật thường gắn với sự sinh trưởng của cây hoặc các vận động chất nguyên sinh với tốc độ thực hiện chậm nên khó nhận thấy hơn các cảm ứng của động vật