Viết biểu thức momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây khi các đường sức từ nằm trong mặt phẳng khung.
Câu nào sai? Một khung dây đặt trong từ trương đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ thì momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây
A. Là lớn nhất
B. Bằng không
C. Tỉ lệ với cường độ dòng điện trong khung
D. Phụ thuộc điện tích của khung
Một khung dây phẳng mang dòng điện nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ. Tăng dòng điện trong khung lên gấp hai lần thì độ lớn của momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây sẽ thế nào?
A. tăng lên hai lần.
B. giảm đi hai lần.
C. tăng hay giám tuỳ thuộc vào chiều của đường sức từ.
D. không thay đổi.
Khi mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ thì mô men ngẫu lực bằng 0.
Chọn D
Một khung dây có bán kính 10cm gồm 50 vòng. Trong mỗi vòng có dòng điện cường độ 10A đi qua Khung đặt trong từ trường đều đường sức từ song song với mặt phẳng khung, B=0,2T. Tính momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung.
A. 31,4 Nm
B. 3,14 Nm
C. 0,314 Nm
D. 1,57 Nm
Momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung là: M = N I B S . sin α = 50. π .0 , 1 2 .0 , 2.10.1 = 3 , 14 N . m
Chọn B
Cho một khung dây hình vuông cạnh a đặt trong mặt phẳng hình vẽ. Khung đặt trong từ trường đều, đường sức từ song song với mặt phẳng khung. Độ lớn momen lực từ tác dụng lên khung đối với hai trục quay T 1 , T 2 ( T 1 , T 2 nằm trong mặt phẳng khung dây và song song với một cạnh của khung dây) lần lượt là M 1 , M 2 . Chọn phương án đúng.
A. M 1 < M 2
B. M 1 > M 2
C. M 1 = M 2 = 0
D. M 1 = M 2
Đáp án D
Mô men ngẫu lực từ được xác định :
Trong đó : d là khoảng cách giữa các lực từ tác dụng lên khung dây đặt vuông góc trong từ trường
d = AB = CD
M là mô men ngẫu lực từ
Quan sát vào hình vẽ thì ta suy ra : M 1 = M 2
Một khung dây có bán kính 5 cm, gồm 75 vòng. Trong mỗi vòng có dòng điện cường độ 8 A đi qua Khung đặt trong từ trường đều đường sức từ hợp với mặt phẳng khung một góc 60 độ, B = 0,25 T. Tính momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung.
A. 0,59N.m.
B. 0,3N.m.
C. 0,2N.m.
D. 0,4N.m.
Vì đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 60 độ nên B → ; n → = 90 0 − 60 0 = 30 0
Momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung là: M = NIBS sin α = 75.71.0,052.0,25.8. sin30 = 0,59 N.m
Chọn A
Biết rằng một vòng dây phẳng có diện tích S, có dòng điện chạy qua I, đặt trong từ trường đều như hình vẽ, thì vòng dây sẽ chịu tác dụng của mô men ngẫu lực từ M = I B S sin Φ . Một khung dây tròn bán kính 10 cm gồm 50 vòng. Trong mỗi vòng có dòng điện cường độ 10 A chạy qua Khung dây đặt trong từ trường đều, đường sức từ song song với mặt phẳng khung, B = 0,20 T. Độ lớn momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung có độ lớn là
A. 3,14 Nm
B. 6,28 Nm
C. 4,71 Nm
D. 3,77 Nm
M = N I B S sin Φ = N I B π r 2 sin Φ = 50.10.0 , 2. π .0 , 1 2 . sin 90 0 = π N m .
Chọn A
Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ:
A. không đổi
B. tăng 2 lần
C. tăng 4 lần
D. giảm 2 lần
Chọn: B
Hướng dẫn: Áp dụng công thức M = I.B.S
Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ:
A. không đổi
B. tăng 2 lần
C. tăng 4 lần
D. giảm 2 lần
Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ừng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây sẽ:
A. không đổi
B. tăng 2 lần
C. tăng 4 lần
D. giảm 2 lần