Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
16 tháng 12 2023 lúc 11:48

Sau đây là bài văn nghị luận mình từng viết về sự đố kị ( một thói hư tật xấu của con người trong xã hội ). Bạn tham khảo rồi viết theo ý mình nha:

  Trong “Sapiens- Lược sử loài người” tác giả Yuval Noah Harari đã chia sẻ về “Khoa học và Cách mạng công nghiệp đã đem lại cho nhân loại những quyền lực siêu việt cũng như nguồn năng lượng gần như vô biên”. Nhưng một câu hỏi mà bản thân tôi muốn đặt ra là, việc khám phá ra những nguồn năng lượng vô tận có mở ra trước mắt ta một hạnh phúc vô tận hay lại là những nỗi đau âm ỉ không bao giờ nguôi ngoai? Và đối diện với hiện thực trước mắt, tôi đã nhìn thấy một trong những “nỗi đau” mà thời đại phát triển để lại cho con người đó là tâm bệnh “đố kị”. 

            Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận thậm chí muốn bài trừ, phủ nhận mọi thành công và nỗ lực của người khác. Nó là một loại biến dạng của lòng hiếu thắng theo một cách tiêu cực hơn. Điều gì đã khiến sự đố kỵ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó mỗi ngày len lỏi trong cuộc sống của chúng ta? Aristotle cho rằng sự ganh đua thường được cảm nhận bởi người có khuynh hướng xem trọng đạo đức và danh dự, có sự tôn trọng với bản thân và niềm tin rằng họ xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ chưa đạt được. Song trong thời đại công nghiệp 4.0 phương tiện thông tin phát triển đã vô tình trở thành chất xúc tác khiến sự ganh đua ngày càng mạnh mẽ hơn và gieo rắc vào trong suy nghĩ con người mầm mống của sự đố kị. Lối suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”khiến con người biến chất. Điều duy nhất tồn tại trong lí trí của họ là làm sao để trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng kể cả điều đó có dẫm lên “xương máu” của người khác. Một điều tồi tệ hơn bao giờ hết với thế hệ trẻ hiện nay là xu hướng “con nhà người ta”. Bố mẹ của họ cố gắng tạo nên một hình ảnh “hoàn mĩ” dựa trên thành công của một đứa trẻ khác áp đặt lên đứa con của mình. Sự đố kị ngày càng phổ biến không chỉ do các nguyên nhân bên ngoài xã hội mà còn từ chính thâm tâm của con người thiếu đi định hướng và mục đích sống đúng đắn. Rất nhiều người tin vào câu nói “Cuộc đời là trường đua dài bất tận, chúng ta phải vượt qua mọi đối thủ để trở thành người chiến thắng”. Nhưng họ lại không nhận ra cuộc đời vốn không phải cuộc đua và cũng không ai ganh đua với ta. Tất cả chỉ là do chủ quan chúng ta luôn muốn vượt lên làm cá thể đứng “nhất” trong một cộng đồng gây ra mà thôi.

        Brian Tracy từng viết như một sẻ chia “Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn đang tạo ra một trường lực tiêu cực đẩy bạn ra xa khỏi những điều bạn cần làm để thành công”. Hiện thực đã chứng minh tính chân xác của câu nói ấy. Khi con người ươm mầm hạt giống xấu không bao giờ có thể ra trái ngọt. Mục đích của người đố kị chính là khao khát muốn hạ bệ người khác, muốn nhìn người khác thất bại lấy đó là chiến lợi phẩm của thành công. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả điều kiện thuận lợi trước mắt để đổi lấy cơ hội khiến người khác đau khổ vì thất bại. Thật đáng tiếc, khi họ không nhận ra rằng trước khi chúng ta ném bùn vào người khác thì chính bản thân ta lại là người dính bùn đầu tiên. Sự đố kị chính là một loại độc dược khiến chúng ta cảm thấy ban đầu rất ngọt ngào nhưng sau cùng lại là đau đớn dằn vặt thấu tâm can. Đơn cử như câu chuyện về Bàng Quyên - vị tướng tài hoa trong thời chiến quốc mang lòng đố kị đến mức tính kế với bạn đồng môn của mình là Tôn Tẫn. Cũng vì chút tâm cơ ấy mà lọt bẫy và chết dưới hàng trăm mũi tên của Tôn Tẫn. 

        Theo Sách khôn ngoan “qua sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đã bước vào thế giới của con người”. Tôi nghĩ đó là cái chết của tâm hồn hoặc cái giá của nó còn đắt hơn thế. Chúng ta không còn quá xa lạ với câu chuyện Hera và Aphrodite vì đố kị nhau xem ai là người xinh đẹp nhất mà gây ra cuộc chiến thành Troy mười năm ròng rã. Từ đó ta có thể thấy, đứng trước sự đố kị và ích kỉ mọi giá trị đạo đức đều suy tàn. Tựa như họ mặc kệ tất cả để phần “con” lấn át phần “người”, hành động mà không màng đến tất cả để tư thù cá nhân hủy hoại toàn bộ cơ đồ bao công sức gây dựng trong tích tắc.

        Thậm chí, lòng đố kị có thể khiến ta mù quáng đến mức ganh ghét muốn hủy hoại cả những người thân luôn bên cạnh mình. Chúng ta tồn tại là những “hòn đảo cô độc” để tìm đến bến bờ yêu thương tiến đến xây dựng một cộng đồng bền vững chứ không phải để triệt tiêu những cá nhân khác cũng đang đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Lòng ganh ghét chính là một vách ngăn vô hình khiến chúng ta tự tách biệt với phần còn lại của thế giới. Quỹ thời gian của ta quá ít ỏi để lòng đố kỵ cản bước chúng ta bay cao hơn, xa hơn trên bầu trời tri thức. Vì vậy, loại bỏ tận gốc rễ của lòng đố kỵ là điều chúng ta cần làm. 

       Cuộc đời không phải định nghĩa bằng Iphone, Ipad mà chính là I am ( Tôi là..). Những gì được viết sau I am là những gì ta định nghĩa về bản thân cho người khác thấy. Vì vậy cuộc đua đến thành công thực chất chỉ là cuộc đua của chính mình để vượt lên những góc tối, sự nhỏ nhen ích kỷ vốn có của phần “con” để hướng đến ánh sáng của phần “người” cao quý ( chân-thiện-mỹ). 

Thiên Phong
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
27 tháng 4 2021 lúc 17:15

Tham khảo:

Nhà bác học Đacuyn từng nói khi về già: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Trên khắp mặt đất, từ nơi sa mạc đến chỗ tuyết phủ, từ người lớn đến trẻ nhỏ, khi mặt trời lên đến lúc đêm khuya bên đèn, đều có một cuộc hành hương vĩ đại về cội nguồn của tri thức liên tục diễn ra. Bởi vì sao vậy, một lý do thật giản dị “Tri thức là sức mạnh”.

Nguồn kiến thức chính là tài sản lớn nhất của chính mình khi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp. Học tập chính là tiềm tòi, tự giác, cái quan trọng lúc nào cũng là tự giác, tự ý thức được chính mình. Học ở ngoài cuộc sống nhiều hơn sách vở, nhưng không phải như thế mà lơ là việc học, đi từ lý thuyết đến thực hành chứ không phải lúc nào cũng muốn thực hành trước. Khối lượng kiến thức nhiều nhất là nằm trong sách vở, tự tìm tòi nghiên cứu. Cuộc sống cho ta thêm kinh nghiệm, sách vở cho ta có được kỉ năng. Con người muốn thành công thì đừng bao giờ lười biến, đừng than phiền hay đừng chê trách. Nếu như có “tâm” thì tự ắt bản thân sẽ hoàn thiện.

Cuộc sống là như thế, đau thương một chút, nhẫn nại một chút. Cuộc đời là của chính mình nên đừng bắt ai lựa chọn nó. Không quan trọng là học ít hay học nhiều, quan trọng là có ý chí hay không. Vẫn có rất nhiều người học không nhiều nhưng vẫn thành công, đó chính là nỗ lực, chính là ý chí. Họ có niềm tin, có ý chí phấn đấu. Vì cuộc đời không bao giờ hoàn hảo, mất cái này được cái kia. Họ không có điều kiện để ăn học đến nơi nhưng họ có niềm tin và sự nhẫn nại. Họ không thể lựa chọn đi đường thẳng để đến thành công, nhưng họ hoàn toàn có thể chọn đường vòng. Xa một tí, khó khăn một tí, nhưng họ hoàn toàn xứng đáng với công sức nổ lực của họ. Còn chúng tá, ở đây cố thủ tướng muốn nói là chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện để học tập, nhưng không phải vì thế mà lơ là, lười biếng. Nếu như không có khả năng thiên phú như người khác, ít nhất cũng phải để mọi người thấy được tài lẽ riêng biệt của mình. Không đòi hỏi chúng ta phải tài giỏi hơn ai nhưng ít nhất cũng phải có nguồn kiến thức riêng của mình. Học vấn chính là chùm rễ đắng cay, thử thách càng nhiều chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm. Cũng như Bill Gates, doanh nhân người Mỹ luôn có mặt trong danh sách người giàu nhất thế giới, là hình mẫu của sinh viên bỏ học và khởi nghiệp thành công. Bill Gates đã rời khỏi Đại học Harvard để theo đuổi hoài bão trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Năng khiếu của ông được bộc lộ từ khi còn bé, tuy nhiên quyết định bỏ học tại trường đại học hàng đầu thế giới đã cho thấy con đường dẫn đến thành công vốn không quá cứng nhắc như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên điều đó không chứng minh rằng bạn sẽ thành công mà không cần học nhiều. Thật ra để đến được thành công mà chúng ta thấy, họ – những người vĩ nhân đã bỏ biết bao công sức, tâm huyết và cố gắng. Họ học hỏi những kinh nghiệm và tự mình trải nghiệm, những kinh nghiệm và sự trải nghiệm ấy bạn sẽ học được nhiều trên ghế nhà trường và từ bạn bè, thầy cô.

Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều các mặt tiêu cực. Con người xem thường kiến thức, chạy theo những thứ xa xỉ vốn không thuộc về mình. Cho rằng bản thân rất tài giỏi, chỉ cần thực hành mà không ngó ngàng đến lý thuyết. Cũng như giữa một người lười biến mà nghèo hèn và một người siêng năng mà giàu có. Cần nhẩn, siêng năng cần cù chắn chắn sẽ thành công, họ biết ý thức được mọi việc. Còn kẻ lười biếng thì vẫn mãi theo sau vẫn mãi thất bại.Nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự ỷ lại, xem thường sách vở, lười biếng. Một cuộc sống tốt đẹp là khi không giả định, đòi hỏi ít hơn, làm nhiều hơn và cũng đừng bao giờ đánh giá thấp ai cả. Vì thành thật mà nói ai cũng một lần yếu hèn trước người khác, khi cuộc sống đẩy chúng ta vào những tình huống khó khăn đừng hỏi “ tại sao lại chọn tôi” mà hãy hỏi “ hãy thử thách tôi đi”. Đó chính là vũ khí trong tay, có thể dựng cơ đồ bằng tay trắng nhưng không thể chiến đấu không một tất gươm. Lấy sự thông minh và kiến thức để chế ngự. Giải pháp tốt nhất chính là, tự giác nhiều hơn, cần cù nhẫn nại nhiều hơn, đọc sách và rèn luyện kỉ năng nhiều hơn. Vì kiến thức chính là khối tài sản vô giá của chúng ta hãy biết trân trọng và phát triển,chúng là khởi đầu của thành công.

Tóm lại qua lời căn dặn của cố thủ tướng cho chúng ta biết được, thành công không phải chạm tay là có được, mà nó phải trãi qua rất nhiều khó khăn, cần sự phấn đấu nổ lực, cần sự nhẫn nại. Biết tự mình tạo dựng kiến thức, biết mạnh mẽ và có lòng tin. Và dạy cho ta biết rằng không có bí quyết để thành công. Đó chính là kết quả của việc chuẩn bị, làm việc cật lực, và học hỏi từ thất bại.

20_Mỹ Kiều
Xem chi tiết
chuche
30 tháng 11 2021 lúc 21:43

Tham Khảo:

Lịch sử loài người đã ghi nhận không ít những đại dịch trên toàn cầu cướp đi mạng sống của hàng triệu người như Sars, Ebola,... và gần đây nhất cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã xuất hiện đại dịch Covid-19 do chủng mới vi rút Corona gây ra. Đây là loại vi rút gây ra bệnh viêm phổi cấp ở người, loại bệnh này tuy có những biểu hiện cụ thể như sốt, ho khan, khó thở, tuy nhiên người nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác ngay khi chưa có bất cứ biểu hiện gì, đây là điều đáng lo ngại nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh. Chính vì vậy để bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người không bị nhiễm Covid-19 chúng ta nên chủ động đeo khẩu trang y tế có khả năng kháng khuẩn, ngăn các hạt bụi nhỏ, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng và rửa ít nhất 30 giây. Bên cạnh đó nên hạn chế đến những nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về, chỉ theo dõi và chia sẻ những thông tin chính thống, xác thực. Cần phải lên án những cá nhân thiếu ý thức, khai báo gian dối, loan tin bịa đặt gây hoang mang dư luận, họ là những kẻ ích kỷ, không nghĩ đến sức khỏe của cộng đồng. Đất nước ta phải đoàn kết, đồng lòng, cùng chung sức ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, quyết tâm chiến thắng đại dịch.

mydung dangthi
Xem chi tiết
ʍ๏ɲ ȼhąɲ
Xem chi tiết
Trương như quỳnh
Xem chi tiết
Lê Hương Giang
6 tháng 4 2022 lúc 15:26

Các sự việc, hiện tượng tốt đáng được biểu dương trong nhà trường hoặc ngoài xã hội:

Trung thực trong học tậpTấm gương học sinh nghèo vượt khóKhông tham lam, nhặt được của rơi, trả người đánh mấtĐoàn kết thân ái với bạn bè trong lớp họcTrồng cây bảo vệ môi trườngTuân thủ nội quy của lớp họcPhong trào cứu trợ đồng bào bão lụt
Khách vãng lai đã xóa
tranducanh
Xem chi tiết
Huyền Thanh
Xem chi tiết
Đặng Phương Linh
12 tháng 4 2020 lúc 20:19

lên google

Khách vãng lai đã xóa
Huy Hoang
12 tháng 4 2020 lúc 20:23

Bài làm:

 a. Luận điểm : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội 

Luận cứ :

Có thói quen tốt và thói quen xấuCó người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửaTạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ

Lập luận :

Luôn dậy sớm …là thói quen tốtHút thuốc lá…..là thói quen xấu + Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người

b. Tìm hiểu đề:

Về nội dung: yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.

Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng

Lập làn ý:

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?

2.Thân bài:

Giải: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo. Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thânCha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột

=> Ý nghĩa cả câu: thật thà trong cuộc sống là dại.

Bình: Khẳng định tính đúng sai của vấn đề nghị luận:

Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?

Thật thà là đức tính quý báu,giúp cuộc sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn,dễ gần với mọi người hơn.Thật thà là cách giúp mối quan hệ giữa người với người,cộng đồng xã hội gần gũi với nhau hơn.Giúp bản thân hoàn thiện nhân cách. -Được người khác tin tưởng

Luận:  Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.

Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)

Rút: Rút ra bài học:

 Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Thật thà đúng thời điểm:" Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

3. Kết bài: 

Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...
Khách vãng lai đã xóa
Huyền Thanh
12 tháng 4 2020 lúc 20:23

ko có với lại cái này làm ngoài đời thực nên hơi khó tại chưa làm nhiều

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
NeverGiveUp
14 tháng 1 lúc 8:54

 

Thói quen lười biếng trong học tập không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là một vấn đề đáng lo ngại đối với học sinh hiện nay. Hậu quả của thói quen này không chỉ làm suy giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, việc lười biếng khiến cho họ thiếu lòng tự giác và sự trách nhiệm với việc học. Thay vì chủ động tìm kiếm kiến thức mới và nâng cao kỹ năng, họ thường lạc quan vào con đường thuận lợi và thoải mái.

 

Thói quen lười biếng còn tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của học sinh. Những người này thường trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng khi đối mặt với những bài kiểm tra và deadline. Tình trạng này không chỉ làm giảm động lực mà còn ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của họ.

Hậu quả của thói quen lười biếng không chỉ giới hạn trong thời kỳ học sinh mà còn kéo dài đến tương lai nghề nghiệp. Những người có thói quen này thường khó có thể tự lập, tự quản lý công việc và gặp khó khăn khi đối mặt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, sự thiếu kiên thức và kỹ năng cần thiết cũng là những thách thức lớn khi họ bước vào thế giới công việc.

 

Do đó, để xây dựng một tương lai tích cực, học sinh cần phải nhận thức về hậu quả tiêu cực của thói quen lười biếng và hành động để khắc phục. Tự chủ, đặt mục tiêu cụ thể, và xây dựng lịch trình học tập có thể là những bước khởi đầu để vượt qua thói quen lười biếng, từ đó giúp họ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.

BÍCH THẢO
14 tháng 1 lúc 17:13

Thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của chúng ta. Khi chúng ta lười biếng và không chịu cố gắng, kết quả là chúng ta không thể hoàn thành bài tập, làm bài kiểm tra hoặc hiểu bài giảng một cách tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến việc điểm số kém, thiếu kiến thức và cảm giác tự ti. Hơn nữa, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta không có đủ động lực hoặc ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta không học cách vượt qua khó khăn, không rèn luyện sự kiên nhẫn và không phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của chúng ta trong tương lai và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Một hậu quả khác của thói quen lười biếng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức. Khi chúng ta không chịu cố gắng và làm việc chăm chỉ, chúng ta không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không đáp ứng được các kỳ vọng của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin, mất động lực và thậm chí là sự mất mát mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động đủ và không duy trì một chế độ sống lành mạnh, chúng ta có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, yếu đuối và căng thẳng. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và gây rối cho quá trình học tập.Tóm lại, thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có nhiều hậu quả tiêu cực. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự phát triển cá nhân, trách nhiệm và đạo đức, cũng như sức khỏe. Chúng ta cần nhận thức về các hậu quả này và cố gắng vượt qua thói quen lười biếng để đạt được thành công và sự phát triển bản thân.