Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 3 2018 lúc 7:41

Sự phân hóa và chuyên hóa các hệ cơ quan của các ngành động vật được thể hiện ở bảng sau :

Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7

 

Bình luận (0)
Cindy Bunnie
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
18 tháng 3 2021 lúc 18:44

Sự tiến hóa của thần kinh Động vật có tổ chức thần kinh chỉ bắt đầu từ động vật đa bào, khi cơ thể đã có sự phân hoá về tổ chức cơ thể. Cùng với sự tiến hoá của thế giới động vật, tổ chức thần kinh cũng ngày càng phức tạp và hoàn chỉnh.
a) hệ thần kinh dạng lưới Động vật thuộc ngành Ruột khoang, đời sống hầu như cố định, xuất hiện hệ thần kinh dạng lưới bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh liên kết với nhau (như các mắt lưới của một chiếc rọ). Các tế bào thần kinh có các nhánh liên hệ với các tế bào biểu mô cơ hoặc các tế bào gai. Khi các tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh truyền qua mạng lưới thần kinh đến các tế bào biểu mô cơ hoặc đến các tế bào gai, làm cơ thể co lại để tránh kích thích hoặc phóng gai vào con mồi. Tuy đã xuất hiện tổ chức thần kinh, con vật có phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa thật chính xác, vì khi kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây phản ứng toàn thân. Cũng vì vậy mà phản ứng tiêu tốn nhiều năng lượng.
b) hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Động vật thuộc các ngành giun, cơ thể đã phân hoá thành đầu – đuôi, lưng - bụng, các tế bào thần kinh tập trung thành dạng chuỗi hạch thần kinh bụng (chuỗi hạch bậc thang) có não ở phía đầu, từ đó phát đia hai chuỗi hạch thần kinh bụng. Cơ thể đã có phản ứng định khu, song vẫn chưa hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động ở một vùng xác định của cơ thể nên tiết kiệm được năng lượng truyền xung thần kinh. Thân mềm và chân khớp là những động vật không xương sống, có hệ thần kinh tập trung hơn thành dạng thần kinh hạch gồm hạch não, hạch ngực và hạch bụng. Trong đó hạch não đặc biệt phát triển, liên hệ với sự phát triển và phân hoá của các giác quan. Hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể chính xác hơn. Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. Càng lên cao trên thang tiến hoá, cấu tạo cơ thể sinh vật càng phân hoá, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện: từ không có tổ chức thời kì đến có tổ chức thần kinh, bắt đầu là thần kinh dạng lưới rồi hình thành dạng chuỗi hạch thần kinh bụng có hạch não tập trung ở phía đầu liên hệ với các giác quan. Tổ chức thần kinh càng tiến hoá thì phản ứng của cơ thể ngày càng chính xác, đảm bảo cho cơ thể thích nghi cao với những điều kiện của môi trường.
c) hệ thần kinh dạng ống Tất cả các động vật có xương sống đều có hệ thần kinh dạng ống nằm ở phía lưng, có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, được phân hoá thành não, tuỷ sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh. Não và tuỷ sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống. Liên hệ với não và tuỷ sống là các cơ quan thụ cảm (các giác quan và nội thụ quan) và cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…) nhờ các dây thần kinh não và dây thần kinh tuỷ thuộc bộ phận thần kinh ngoại biên. Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng. - Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động, đó là những hoạt động có ý thức (theo ý muốn). - Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản), đó là những hoạt động tự động, không theo ý muốn. Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: bộ phận thần kinh giao cảm và bộ phận thần kinh đối giao cảm. Hai bộ phận này hoạt động đối lập nhau, giúp điều hoà hoạt động của các nội quan, đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đồng thời giữ thăng bằng cho hoạt động của các cơ quan này. Ví dụ: khi huyết áp tăng cao sẽ kích thích trung khu điều hoà tim mạch trong hành tuỷ, xung thần kinh sẽ theo dây đối giao cảm đến làm tim đập chậm và yếu. Ngược lại, khi huyết áp hạ, hay khi nồng độ trong máu tăng ( tăng) xung thần kinh sẽ theo dây giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh để tăng huyết áp, thải nhanh ra khỏi cơ thể

Bình luận (0)
Minh Đăng
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
8 tháng 4 2018 lúc 21:15

Sự tiến hóa của động vật: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn ?

- Hệ tuần hoàn :

- Động vật đơn bào và một số động vật đa bào có kích thước nhỏ và dẹp diện tích cơ thể lớn hơn so với khối lượng, không có hệ tuần hoàn. Các chất trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn hơn, trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.vì vậy hệ tuần hoàn của chúng phát triển và hoàn thiện dần trong quá trình tiến hóa
+ Cá (hệ tuần hoàn đơn): tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất
+ Lưỡng cư: tim 3 ngăn: 1 tâm thất, 2 tâm nhĩ
+ Bò sát: tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, có vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải là vách ngăn không hoàn toàn (vách ngăn hụt) (trừ cá sấu: tim có 4 ngăn : 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải là vách ngăn hoàn toàn giống chim và thú)
+ Chim và thú: tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải là vách ngăn hoàn toàn.

* Hệ thần kinh :

1. Động vật nguyên sinh: chưa có hệ thần kinh, mới có một nhân điều khiển cơ thể

2.Nghành ruột khoang: hệ thần kinh dạng lưới, chưa phát triển lắm nhưng hơn động vật nguyên sinh điểm yếu: tác động bất kì 1 điểm thì gây phản ứng toàn cơ thể

3.Ngành giun: xuất hiện hệ thần kinh chuỗi hạch, tiến hóa nhất là giun đốt(xuất hiện hạch não)

4.Thân mềm: hệ thần kinh chuỗi hạch, phát triển nhất ở bạch tuộc và mực

5.Chân khớp: chuỗi hạch phát triển, phát triển nhất trong động vật không xương sống

6. Động vật có xương sống: hệ thần kinh dạng ống, xuất hiện não và hoàn thiện dần và phát triển nhất ở lớp thú, là hệ thần kinh hoàn thiện nhất hiện nay

Cây phát sinh giới động vật ?

Kết quả hình ảnh cho cây phát sinh giới động vật là gì

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
9 tháng 4 2018 lúc 9:24

Bổ sung cho bạn kiến thức về cây phát sinh:

- Đặc điểm cây phát sinh:

+ Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung).

+ Từ các nhánh đó lại phát ra những nhánh khác nhỏ hơn từ những nguồn gốc khác nhau và tận cùng là 1 nhóm động vật.

+ Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiều thì số loài nhánh đó càng nhiều.

+ Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có mối quan hệ hộ hàng gần nhau hơn.

Ví dụ: cá, bò sát, chim, thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với giáp xác, nhện và sâu bọ.

- Ý nghĩa cây phát sinh:

+ Cho biết mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật.

+ So sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

Bình luận (0)
Lê Thị Như Thiện
Xem chi tiết
Lê Thị Như Thiện
11 tháng 5 2016 lúc 12:34

help me.huhu

Bình luận (1)
Đỗ Nguyễn Như Bình
11 tháng 5 2016 lúc 12:50

_ Hệ hô hấp: chưa phân hoá qua da mang đơn giản phổi và da phổi
_ Hệ tuần hoàn: chưa phân hóa tim 2 ngăn tim 3 ngăn tim 3 ngăn có vách cơ hụt ở tâm thất tim 4 ngăn có vách ngăn hoàn toàn.
_ Hệ thần kinh: chưa phân hoá thần kinh mạng lưới chuỗi hạch chuỗi hạch phân hoá hình ống phân hoá não, tuỷ.
_ Hệ sinh dục: chưa phân hoá tuyến sinh dục chưa có ống dẫn tuyến sinh dục có ống dẫn.

 Sự phức tạp hoá về tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng. 

Bình luận (0)
Đặng Phan Khánh Huyền
11 tháng 5 2016 lúc 19:38

nhìn  hìnhHỏi đáp Sinh học

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
29 tháng 5 2018 lúc 8:25

Đáp án : A.

Bình luận (0)
Tuấn Lê Võ Anh
Xem chi tiết
Mỹ Viên
27 tháng 4 2016 lúc 19:39

1/ Hô hấp qua bề mặt cơ thể \(\rightarrow\)Hô hấp bằng hệ thống ống khí\(\rightarrow\)Hô hấp bằng mang\(\rightarrow\) Hô hấp bằng phổi 

2/Trong quá trình tiến hóa của động vật hệ tuần hoàn đã dần dần được hình thành và được hoàn thiện:

+ Bọn ruột khoang chưa có mạch máu và máu chảy, trao đổi chất chuyển dịch thụ động trong các nhánh của ốngtiêu hóa nhờ cử động của cơ thể.

+ Bọn chân đốt đã có máu và hệ thống ống giúp máu chảy thành dòng nhưng hệ thống này còn hở

.+ Lớp giun đất và động vật có day sống đã hình thành hệ thống mạch kín nhưng machju chưa đàn hồi nên máu chảy trong mạch là nhờ cử động của ống tiêu hóa và hệ cơ.

+ trong quá trình tiến hóa, xuất hiện những đoạn mạch có khả năng co bóp sau này một trong những đoạn mạch ấy được chuyển thành tim bởi sự tăng độ dày của nó lên nhiều lần.

+ Bọn thân mền đã có sự phân chia mạch máu thành động mạch và tĩnh mạch, hai loại này co sự khác nhau.

+ Ở lớp cá, tim đã được chia làm hai ngăn: tâm nhĩ và tâm thất.+ Lớp lưỡng cư, tim đã có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.

+ Bọn bò sát bậc cao, tim đã có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất nhưng vẫn còn lỗ thông giữa nửa tim trái với nửa tim phải.
 

 

Bình luận (0)
ncjocsnoev
27 tháng 4 2016 lúc 19:17

mk mới lớp 6

không trả lời được

Bình luận (0)
Khánh Phan
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Kiệt
5 tháng 5 2016 lúc 21:13

Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm: C. Hình ống

Bình luận (0)
Phạm Tuấn Kiệt
5 tháng 5 2016 lúc 21:16

ko có chi  banhqua

Bình luận (0)
Khánh Phan
5 tháng 5 2016 lúc 21:15

Cảm ơn bạn nhiều nha 

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
16 tháng 8 2017 lúc 4:04

Chọn A.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
29 tháng 5 2019 lúc 15:29

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)