Nhận xét của em về kinh tế trung quốc từ tk VII đến tk X? Vì sao có nhận xét đó
Câu 2 (1,5 điểm): Em có nhận xét gì về thành tựu kinh tế, chính trị của Trung Quốc dưới thời Đường? Liên hệ những thành tựu kinh tế của Trung Quốc dưới thời Đường có ảnh hưởng đến Việt Nam.
giúp mik với
Trình bày hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến ĐNÁ từ TK VII đến TK X?
từ tình hình kinh tế và giáo dục thời lê sơ, em có nhận xét j về điều đó( NÊU NHẬN XÉT CHUNG VỀ 2 CÁI ĐÓ N=CHỨ KO NÓI NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC HAY KINH TẾ NHA)
tham khảo
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.
Em có nhận xét gì sự khác nhau về kinh tế của Đàng Trong và Đàng Ngoài? Vì sao có sự khác nhau đó?
Tham khảo
Nông nghiệp Đàng Ngoài:
_chiến tranh đã phá hủy nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp.
_Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và khai hoang.
_Ruộng đất công làng xã bị bọn cường hào đem cầm bán.
_Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán
Nông nghiệp Đàng Trong:
_Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang, lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận-Quảng
_Nền kinh tế nông nghiệp phát triển
_Đặt Phủ Gia Định, lập làng xóm mới.
Có sự khác nhau do:
- Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh không có chính sách phát triển kinh tế và ảnh hưởng của chiến tranh=> Kinh tế kém phát triển.
- Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn khuyến khích khai hoang, tăng gia sản xuất => Kinh tế phát triển
nhận xét trung về tình hình kinh tế nc ta từ tk 16 đến tk 18
Câu 1: Hãy nêu các chính sách của thực dân Pháp ở VN. Em có nhận xét gì về nền kinh tế của VN đầu TK XX ? Thực chất của các chính sách trên của Pháp có ý nghĩa là gì?
Câu 2: Vì sao Nguyễn Tất Thành phải ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi mới của Người có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp tước đó?
Câu 3: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, xã hội VN có những chuyển biễn như thế nào?
Câu 1
- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.
- Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây diện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.
- Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.
* Nhận xét:
Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp, từ đó dẫn đến nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Câu 2
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
Em có nhận xét gì về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?Một trong số thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?
Giúp tớ với, mai tớ thi rồi
nhận xét những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giứa thế kỉ XIX từ đó,liên hệ được một số thành tựu thành tựu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX(nho giáo,sử học,kiến trúc,...) có ảnh hưởng đến hiện nay.
Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Nhân dân Cham-pa đã được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh:
- Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.
- Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.