Những câu hỏi liên quan
Cô nàng Thiên Bình dễ th...
Xem chi tiết

PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)

A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.

C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)

A. Một trạng ngữ.

B. Hai trạng ngữ.

C. Ba trạng ngữ.

D. Bốn trạng ngữ.

Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

A. Câu bị động.

B. Câu chủ động.

C. Câu rút gọn.

D. Câu đặc biệt.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?

A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.

C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.

Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)

A. Điệp ngữ.

B. Nhân hoá.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.

Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”

A. Xác định thời gian.

C. Gọi đáp.

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

D. Tường thuật.

Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

A. Ở đâu.

C. Nơi đâu.

B. Chỗ nào.

D. Khi nào.

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Bình luận (0)

Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.

Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?

b. Nêu nội dung của văn bản đó.

c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?

Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Dung
9 tháng 5 2019 lúc 18:06

Đề này là mk thi hk 2 đấy, ko có chép mạng đâu

Câu 1: Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Gần một giờ đêm...Tình cảnh trông thật là thảm(Trích từ văn bản: Sống chết mặc bay)

a) phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn là j?

b) Nêu nội dung của đoạn văn

c) Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn

d) Tìm câu có sử dụng trạng ngữ trong đoạn văn trên

e) biện pháp tu từ có trong đoạn văn là j? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: Người xưa muốn khuyên chúng ta điều j qua câu ca dao sau:

                       Bầu ơi thương lấy bí cung

             Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Tuyết Linh
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Cát Tường
25 tháng 12 2016 lúc 15:06

Biểu cảm về tác phẩm văn học.Được chọn 1 trong 3 đề sau:*Cảnh khuya

*Bạn đến chơi nhà

*Bánh trôi nước

Bình luận (7)
Dương Đường Hương Thảo
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
16 tháng 5 2018 lúc 8:15

mik chỉ nhớ đề cuối 

Em hiểu gì về câu : 

                                  " thương người như thể thương thân "

 hok tốt 

Bình luận (0)
Nguyễn Hàn Thiên Băng
16 tháng 5 2018 lúc 19:58

suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn ở mỗi người

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Hưng
Xem chi tiết
Trà Lê
27 tháng 12 2017 lúc 20:31

Câu 1 nêu tác giả và biện pháp tu từ có trong và chỉ ra tác dụng

Câu 2 Nêu 2 tục ngữ và giải nghĩa

Câu 3 Biểu cảm về 1 tác phẩm đã học trong Ch trình NV tập 1

Bình luận (0)
Trần Minh Anh
Xem chi tiết
Miko
8 tháng 12 2016 lúc 13:49

Bài 1:​ Chia động từ trong ngoặc

1.Would you like (join) _______________ our club? 2.My sister practices (play) _______________ the 3.violin once a week.

4.The children love (play) _______________ video games.

5.You can (find) _______________ math books on the rack in the middle.

6.We are interested in (go) _______________ to English club.

7.He enjoys (draw) _______________ pictures. Mai learns (play) _______________ the piano in her free time.

8.Children shouldn’t (stay) _______________ up late.

9.Let’s (go) _______________ to the English club. 10.Why don’t you (invite) _______________ him? 11.What about (read) _______________ in the library?

12.Should you (come) _______________ there? 13.She is good at (draw) _______________ pictures
Bài 2: chọn từ có phần phát âm khác

1. A. late B. information C. start D. invitation 2. A. During B. public C. summer D.buffalo 3. A. volunteer B. meet C. street D. free 4.A. hour B. hard C. home D. house
Bài 3: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi

1.Let’s go to the school cafeteria.

=> What.........................

2. Tom’s father has more vacations than Lan’s father

=> Lan’s father has……………………………

3. Do you want to go to the zoo?

=> Would……………………………………

4. The house is beautiful

=> What…………………………………

Đây là một số đề ôn thi của mik đó, bn tham khảo nha! Nếu cần bn cứ nói với mik, mik viết thêm đề cho

Chúc bn thi tốt!!!

 

Bình luận (3)
Phương Thảo
8 tháng 12 2016 lúc 13:36

Mk chưa thi gianroi

Bình luận (6)
Angela phuongdung
Xem chi tiết
Yến Nhi Lê Thị
18 tháng 10 2016 lúc 18:49

Mk chỉ nhớ đề của bài tập làm văn thôi

Hãy kể cảm nghĩ của em về 1 nhân vật mà em đã học

Bình luận (1)
Ngô Châu Bảo Oanh
19 tháng 10 2016 lúc 20:32

nhớ bn tạm biệt oy mà

wa nước ngoài oy mừ

sao jo hỏi này

Bình luận (1)
Đào Nguyên Nhật Hạ
21 tháng 10 2016 lúc 20:42

Lên google kiếm đi, đầy ra đó tha hồ mà đọc

Bình luận (0)
Angela phuongdung
Xem chi tiết
Hội Pháp Sư
21 tháng 10 2016 lúc 17:43

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

Bình luận (0)
Hội Pháp Sư
21 tháng 10 2016 lúc 17:43

Đây là đề mik thi đó ko biết có giống đề bạn ko

Bình luận (1)
Hội Pháp Sư
21 tháng 10 2016 lúc 17:45

Môn Văn

Câu 1. (2đ)

Xác định phép tu từ trong các câu thơ sau, nêu tác dụng của các phép tu từ đó.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy môt mặt trời trong lăng rất đỏ.

( Viễn Phương)

Vì sao? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

( Tố Hữu)

Câu 2. (3đ) Đọc 2 mở bài sau:

Mở bài 1: “ Và mẹ em chỉ có một trên đời”

Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiến tôi càng thấm thía về tình mẫu tử thiêng liêng. Tôi vốn rất thích âm điệu của bài hát này-nó ngọt ngào như tình yêu mẹ dành cho cho tôi vậy. Mẹ-Tiếng nói luôn thân thương, gần gũi với tôi.

Mở bài 2:

Quanh ta có biết bao người mà ta yêu mến. Nhưng đối với tôi mẹ là người tôi yêu quí và luôn cảm thấy gần gũi nhất.

1. Hai mở bài trên, mở bài nào hay hơn? Vì sao?

2. Học tập cách viết hay, viết một mở bài cho đề bài: Tả một người bạn thân.

 

Câu 3. (5đ) Cho đoạn văn sau:

“ Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.”

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

2. Nêu nghệ thuật và nội dung của đoạn văn trên?

3. Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn từ 10-12 câu miêu tả dòng sông quê em có sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa ( hãy gạch chân các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa đó).

Bình luận (0)
Khánh Linh
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
9 tháng 5 2016 lúc 21:40

Mk thi rồi

Bình luận (0)
Khánh Linh
10 tháng 5 2016 lúc 8:02

Cho mình đề được không?

Bình luận (0)
Bùi Hà Chi
10 tháng 5 2016 lúc 12:53

đề cx dài nhưng dễ lắm, tại bọn mk học t.a sách cũ

Bình luận (0)
Tiểu Thư Họ Phạm
Xem chi tiết
Lê An Nguyên
18 tháng 12 2016 lúc 20:22

Mỗi trường một đề mà

cố lên

Bình luận (2)
Phạm Mai Phương
30 tháng 7 2023 lúc 20:46

mỗi trường 1 đề khác nhau bn ơi

Bình luận (0)