Sự tiến hoá củ hệ tuần hoàn của đv xương sống
Nêu sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của ngành động vật có xương sống. Ý nghĩa của sự tiến hóa đó
trình bày về sự tiến hóa của hệ tuần hoàn , sinh sản ở ĐV có xương sống ( từ lớp cá - lớp thú )
*tuần hoàn :
-Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).
-Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi=> lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ, máu đi nuôi cơ thể là máu pha=> bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
*sinh sản:
+sự thụ tinh : từ thụ tinh ngoài => thụ tinh trong
+sinh sản : từ đẻ trứng => đẻ con
+sự p.triển của phôi : từ biến thái => trực tiếp ko nhau thai => trực tiếp có nhau thai
+tập tính nuôi dạy & bảo vệ con : từ chưa bt nuôi dạy và bảo vệ con => đã bt nuôi dạy và bảo vệ con
Mình khuyên bạn nên vào mạng hỏi nhanh hơn và đúng hơn chứ chờ như thế này lâu lắm, mk cũng không có ý gì ns các bạn đâu, chỉ là một lời khuyên chân thành cho bạn Sky Bùi thôi nhé!!!
Chứng minh rằng, hệ tuần hoàn tiến hoá qua các lớp động vật có xương sống đã học?
Hệ tuần hoàn :
Chưa có tim => Tim chưa có ngăn => Tim có 2 ngăn ( tâm nhĩ và tâm thất ) => Tim có 3 ngăn ( tâm nhĩ, tâm thất và vách ngăn hụt ngăn tâm thất ) => Tim có 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất )
trình bày xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở đv có xương sống
* Trong quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn: Từ chỉ có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn đến chổ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ 2 với sự hô hấp bằng phổi rồi đến tim 3 ngăn với vách ngăn hụt và cuối cùng là tim 4 ngăn với máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể .
trình bày sự tiến hóa về hệ tuần hoàn , sinh sản ở ĐV có xương sống ( từ lớp cá - lớp thú )
Sự tiến hóa của ngành đv có xương sống ?
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật có xương sống hay còn gọi là Ngành Dây sống gồm những động vật có miệng thứ sinh và có những đặc điêm sau:
Có một trục chống đỡ đàn hồi chạy dọc lưng là dây sống ở nhóm thấp hoặc xương sống ở nhóm cao, giữ cho cơ thể có hình dạng ổn định.
Có hệ thần kinh tập trung phía trên dây sống thành ống thần kinh trung ương, phía đầu phình thành não bộ, phía sau là tủy sống.
Có phần đầu của ống tiêu hóa là hầu có thủng các khe mang làm nhiệm vụ hô hấp ở nhóm nguyên thủy, ở nhóm cao là các lá mang. Nhóm động vật cao mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi.
Có đuôi sau hậu môn, là phần kéo dài của dây sống và cơ thân, có chức năng vận chuyển và điều chỉnh thăng bằng.
ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật không có xương sống được gọi chung là loại động vật thân mềm (điển hình là giun) sống chủ yếu trong môi trường nước (ngoại trừ một số loài như Giun - sống trong môi trường đât...) có cấu tạo cơ thể là tập hợp các tế bào (không có xương - thân mềm) ban đầu cơ thể chuyển hóa từ động vật nguyên sinh rồi dần tới giáp xác, da gai, cơ thể của chúng có thể có lớp vỏ chống thấm nước.
Hệ thần kinh của chúng tiến hóa dần từ dạng thần kinh mạng lưới giống như ở thủy tức,rồi đến dạng chuỗi hạch, dạng bậc thang kép như ở giun đốt, chân khớp hay thân mềm.
-Lớp cá: có máu đỏ thẫm, có vảy, sống dưới nước, là động vật biến nhiệt, tim 2 ngăn.
-Lớp lưỡng cư: da trần ẩm ướt, sống vừa cạn vừa nước, máu pha, là động vật biến nhiệt, tìm 3 ngăn.
-Lớp bò sát: có da khô, vảy sừng, sống ở trên cạn hoàn toàn, máu pha ít, là động vật biến nhiệt, tim 3 ngăn có vách hụt.
-Lớp chim: Có lông vũ bao phủ bề mặt cơ thể, sống hoàn toàn trên cạn, 2 chi trước biến thành cánh phù hợp với đời sống bay lượn, máu đỏ tươi, tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.
-Lớp thú: Có lông mao bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể, sống trên cạn hoàn toàn, có 4 chi, máu đỏ tươi, tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.
so sánh các hệ cơ quan(hô hấp,tuần hoàn,bài tiết,tiêu hóa,sinh sản) đv có xương sống(cá,ếch,thằn lằn,chim,thỏ)
vi sao nói cơ thể chim thích nghi với đời sống bay lượn
nêu những bằng chứng để chứng minh các nhóm động vật có mối quan hệ về nguồn gốc
trình bày sự tiến hóa về hệ tuần hoàn của động vật có xương sống
Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
So sánh dc đặc điểm tiến hoá của các ngành đv ko xương sống từ đơn bào đến chân khớp ! Giúp vs ạ !
Tên đv | ngành | hô hấp | tuần hoàn | thần kinh | sinh dục |
trùng biến hình | ĐVNS | chưa phân hóa | chưa phân hóa | chưa phân hóa | chưa phân hóa |
thủy tức | ruột khoang | chưa phân hóa | chưa phân hóa | mạng lưới | chưa có ống dẫn |
giun đất | giun đốt | da | chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | hình chuỗi hạch | tuyến sinh dục có ống dẫn |
châu chấu | chân khớp | hệ thống ống khí | hệ tuần hoàn hở | hình chuỗi hạch | tuyến sinh dục có ống dẫn |
cá chép | ĐVCXS | mang | tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín | hình ống: có bộ não, có tủy sống | có ống dẫn |
ếch | ĐVCXS | phổi và da | '' | '' | '' |
thằn lằn | ĐVCXS | phổi | '' | '' | '' |
chim | ĐVCXS | phổi và túi khí | '' | '' | '' |
thú | ĐVCXS | phổi | '' | '' | '' |
'': như trên