Những câu hỏi liên quan
vũ thị hiền thơ
Xem chi tiết
Smile
2 tháng 4 2021 lúc 19:41

Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.
Bình luận (0)
Smile
2 tháng 4 2021 lúc 19:41

câu 2:Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc… Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi: ... – Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

Bình luận (0)
vũ thị hiền thơ
2 tháng 4 2021 lúc 19:42

mn giú mk với T_T

 

Bình luận (0)
WAG.mạnhez
Xem chi tiết
🍀thiên lam🍀
27 tháng 3 2019 lúc 19:07
3/40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng. Chiếm được Cổ Loa, Luy Lâu.Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua ,đóng đô ở Mê Linh, xây dựng chính quyền tự chủ. Năm 42,khởi nghĩa bị Mã Viện đàn áp. Việc nhân dân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chứng tỏ nhà Hán quá độc ác,tàn bạo và cũng chứng tỏ nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn
Bình luận (0)
WAG.mạnhez
Xem chi tiết
man
26 tháng 3 2019 lúc 20:23

có ý chí đấu tranh giành lại đọc lập

Bình luận (0)
WAG.mạnhez
Xem chi tiết
Linh Linh
27 tháng 3 2019 lúc 12:49

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa

/Lịch Sử /Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa

 19/07/2018  Lịch Sử

 Số lượt đọc bài viết: 26.112

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vốn là trang lịch sử hào hùng và sáng chói mà biết bao thế hệ người Việt vẫn luôn nhắc đến. Vậy cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa như nào? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé! 

Mục lục [hide]

1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng1.1 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì 1.2 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng1.2.1 Nguyên nhân trực tiếp1.2.2 Nguyên nhân gián tiếp2 Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng2.1 Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên2.2 Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên3 Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng4 Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chúng ta cùng xem xét đến định nghĩa, khái niệm liên quan đến cuộc khởi nghĩa này.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì 

Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.

hình ảnh mô tả cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc:  Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.

Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

diễn biến cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

hình ảnh cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa  và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường
Bình luận (0)
ánh  đặng
Xem chi tiết
Tryechun🥶
17 tháng 3 2022 lúc 10:14

D

Bình luận (0)
kodo sinichi
17 tháng 3 2022 lúc 10:51

D

Bình luận (0)
KIỀU ANH
17 tháng 3 2022 lúc 12:50

D

Bình luận (0)
Phương Thảo
Xem chi tiết
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
14 tháng 12 2021 lúc 14:49

-

Hai Bà Trưng (13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.[5] Trong sử sách, hai Bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).

Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo sử Trung Quốc thì hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo chính sử Việt Nam thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát. Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

-Người xưa thường nói: "Sinh vi tướngtử vi thầnnghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ)

Bình luận (0)
Huỳnh Ngọc Gia Linh
Xem chi tiết
cô bé nghịch ngợm
30 tháng 3 2016 lúc 20:54

câu1:

Do sự bóc lột tàn bạo của nhà hán nên hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa.vì cuộc khởi nghĩa hai bà trưng được nhân dân hưởng ứng.

câu 2:

lý bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là vạn xuân, niên hiệu là thiên đức.ý nghĩa tên nước vạn xuân là mong muốn đất nước được trường tồn mãi mãi. 

Bình luận (0)
Đỗ Thái Hòa
3 tháng 4 2016 lúc 9:54

1/Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán.

Diễn biến:

- Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến xuống Cổ Loa, Luy Lâu.

Kết quả:

Tô Định hốt hoảng bỏ trốn về Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

2/Khi Lí Bí khởi nghĩa được hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, đạo quân lớn võ nghệ cao cường nên Lí Bí dành thắng lợi. Lí Bí dặt tên nước là Vạn Xuân vì Lí Bí mong muốn đất nước luôn được trường tồn, độc lập. 

 

 

Bình luận (0)
Trương Lê Khanh
9 tháng 4 2016 lúc 10:50

câu 1: + Căm ghét bọn đô hộ

           + Thi Sách chồng bà TRưng Trắc bị giết

           + Trả nợ nước, thù nhà. Diễn biến trong sách giáo khoa

Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi

vì được nhân dân ủng hộ.

2. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Lý Nam Đế , đặt tên nước là vạn xuân., dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt niên hiệu là Thiên Đức; thành lập triều đình với hai ban văn võ

Lý Bí mong muốn nước ta hòa bình với hàng vạn mùa xuân.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Anh
27 tháng 4 2022 lúc 14:05

1. Nghĩa quân Triệu Quang Phục chọn đầm nào làm căn cứ?

Đầm Dạ Trạch, nên Triệu Quang Phục được gọi là Dạ Trạch Vương.

2. là con sông gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?

Sông Hát là con sông gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

3. Đây là tước vương mà nhân dân gọi Triệu Thị Trinh tức Bà Triệu?

Lệ Hải Bà Vương.

4. Ngô Quyền đóng kinh đô ở đâu?

Ngô Quyền đóng kinh đô ở Cổ Loa.

5. Ai đ?ã từng làm Hoàng hậu của hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành

Dương Vân Nga đã từng làm Hoàng hậu của hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Câu 6: Lý Thường Kiệt (1019-1105) tên thật là Ngô Tuấn.

Câu 7: Đinh Bộ Lĩnh 

Câu 8:  Năm 970, Đinh Tiên Hoàng bỏ việc dùng niên hiệu của các Hoàng đế Trung Hoa, đặt niên hiệu mới là Thái Bình

Câu 9 :  Rời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long.

Câu 10 : Trần Thủ Độ

Bình luận (0)
Nguyễn Dương Hạnh Nguyên
27 tháng 4 2022 lúc 15:02

1. Đầm Dạ Trạch, nên Triệu Quang Phục được gọi là Dạ Trạch Vương.

2. Sông Hát là con sông gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

3. Lệ Hải Bà Vương.

4. Ngô Quyền đóng kinh đô ở Cổ Loa.

5. Dương Vân Nga đã từng làm Hoàng hậu của hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

6: Lý Thường Kiệt (1019-1105) tên thật là Ngô Quyền đống đô ở Cổ Loa  

7. Đinh Bộ Lĩnh 

8. Năm 970, Đinh Tiên Hoàng bỏ việc dùng niên hiệu của các Hoàng đế Trung Hoa, đặt niên hiệu mới là Thái Bình

9.  Rời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long.

10. Trần Thủ Độ

                                                          thanghoa

Bình luận (0)
四种草药 - TFBoys
Xem chi tiết