từ nội dung truyện Người ăn xin hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống
từ nội dung truyện "Thầy bói xem voi" và hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ về cách nhìn nhận, đánh giá sự việc, con người trong cuộc sống (bằng 1 bài văn khoảng 2 trang giấy viết)
“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.
Đây thực sự là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục con người ta, cần phải có cái nhìn tổng thể trước khi đánh giá một việc gì đó.
Cả 5 ông thầy bói đều bị mù khi mỗi ông sờ vào một bộ phận của con voi và bắt đầu đánh giá. Ông thì sờ vòi, ông sờ chân, ông sờ đuôi, ông sờ tai, ông sờ ngà. Mỗi ông một bộ phận nên đưa ra đánh giá, nhận xét cũng hoàn toàn khác nhau. Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Các ông đã lấy cái cụ thể để miêu tả cái tổng thể, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Những lời nhận xét của các ông thầy bói đều phiến điện và không có ai có thể đánh giá chính xác con voi có hình dáng như thế nào. Những đặc tính bên ngoài không thể nào có thể nói lên được con voi trong mắt mọi người như thế này. Như vậy, những lời đánh giá này của các ông thầy bói chỉ mang tính chất phiến diện, hoàn toàn không có căn cứ.
Và câu chuyện thêm hứng thú và đầy kịch tính khi ông thầy nào cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu thua ai. Chính vì sự khiếm khuyết trên cơ thể mà các ông thầy bói đã dẫn đến sự khiếm khuyết về suy nghĩ áp đặt cho con voi của mình. Những tranh luận đó hoàn toàn sai lầm nhưng không ai nhận sai. Đó chính là sự bảo thủ. Cuộc tranh luận kết thúc bằng ẩu đá, đánh lộn lẫn nhau gây nên sứt đầu mẻ trán của 5 ông thầy bói.
Như vậy câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” với sự phán xét phiến diện, không có căn cứ của 5 ông thầy bói đã giúp cho người đọc nhận ra nhiều điều trong cuộc sống này. Khi muốn đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, hay là một con người cụ thể thì cần có cái nhìn tổng quát nhất để có thể không bỏ sót bất kì một khía cạnh nhỏ nào.
Học tốt !
^^
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.
Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.
Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả.
Từ việc phê phán cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá sai lầm.
Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.
Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng íúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy rù no chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.
Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thi sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chẩn chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia, Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thu con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy.
Mầu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.
Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, Không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả nám thầy không ai chịu ại. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.
Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.
Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tinh huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.
Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thi không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức sai lầm mà thôi.
Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: "Thầy bói xem voi."
Học vui !
^^
CÓ ĐÚNG VỚI BÀI TA RA KHÔNG DÂY?
Từ nội dung câu truyện "Người ăn xin" hãy trình bày suy nghĩ của em
Trong cuộc sống này, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp
đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình…
Từ câu chuyện người ăn xin, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng ½ trang) trình bày suy nghĩ của em về sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em vấn đề cho và nhận trong cuộc sống.
Tham Khảo !
Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ - biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận - mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho - nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.
Tham khảo:
Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.
từ câu từ người ăn xin em hãy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương và chia sẻ trong cuộc Trả lời giúp với
Tham khảo
Có bao giờ bạn tự hỏi, điều gì gắn kết con người với con người? Điều gì khiến họ trở nên đẹp hơn, thay vì những sự ích kỷ, vị kỉ của bản thân có lúc bị lấn át? Trên đời thiện và ác luôn song hành, làm thế nào để ta luôn chiến thắng chính mà và trở nên tốt đẹp hơn? Đọc xong câu chuyện Người ăn xin, dường như ta nhận thêm một điểm sáng nữa về lòng nhân ái của con người.
Câu chuyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang lợi ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”
Đọc câu truyện đến đây, dường như ta được vỡ lẽ ra một điều. Đó thật sự không chỉ là một hành động của một tấm lòng nhân hậu tuyệt đẹp, đó còn là một sự cảm thương, yêu thương sâu sắc giữa người và người. Giữa mùa đông lạnh giá, cậu bé qua đường đã mang lại một món quà vô giá cho người ăn xin. Cái nắm tay trìu mến và cảm động, gợi một sự ứng xử cao đẹp, nhân ái. Và khi trao món quà ấy, hơi ấm từ người ăn xin cũng truyền lại cho cậu, cả hai đã tặng cho nhau một món quà từ tình thương, một sự sẻ chia, đùm bọc.
Câu truyện không dài, nhưng đọng lại cho ta nhiều dư ba vô cùng quý giá. Rốt cuộc cho và nhận. Không chỉ đơn thuần là những món quà từ vật chất, món quà của tinh thần có khi còn quan trọng và trìu mến hơn nhiều. Ta dành tình thương, ta nhận lại tình yêu, ta ban hạnh phúc, ta nhận lại niềm vui, có khi chỉ là một câu nói, hay một cử chỉ đẹp tất cả đều đáng quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Qua đó, dạy cho ta hãy biết cách sống yêu thương, hãy biết sẻ chia và cảm thông cho những số phận không may khác. Hãy luôn biết chia sẻ và ban tặng hạnh phúc, ta nhận lại sẽ là hạnh phúc và niềm vui của chính mình. Hãy luôn biết tôn trọng, và quan tâm tới mọi người. Phê phán những ai sống vô cảm, thờ ơ, thiếu tôn trọng người khác.
Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu chuyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.
Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc lắng nghe trong cuộc sống
Từ nội dung của phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc “gạn đục khơi trong" trong cuộc sống.
từ nội dung phần đọc hiểu,viết đoạn văn khoẳng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống
từ nội dung phần đọc hiểu,viết đoạn văn khoẳng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống