Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thái An
Xem chi tiết
Le Tien Thanh
26 tháng 6 2020 lúc 11:11

 Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?

Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.

Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.                                                                                              

                           tk cho mk vs

Khách vãng lai đã xóa
Dang Kieu Anh
Xem chi tiết
Laville Venom
13 tháng 5 2021 lúc 9:16

tk 

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.

→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.

b. Phân tích

Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.

Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.

Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

 

Lê Huy Tường
13 tháng 5 2021 lúc 8:55

tk

Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ : “Học đi đôi với hành”.

    Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết. Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống. “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.

 

    Vậy tại sao “học” phải “đi đôi với hành”? Nếu con người chỉ “học” không “hành” hay chỉ “hành” không “học” thì có được không? Lí giải điều này sẽ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa câu tục ngữ. Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.

    Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng hợp lí và linh hoạt giữa lí thuyết và ứng dụng. Nhiều bạn trẻ có thể học không quá xuất chúng, nhưng ngoài học, các bạn còn hiểu tầm quan trong của ứng dụng nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống lấy kinh nghiệm ngoài sách vở, sinh viên sư phạm đi gia sư, làm thêm trong các trung tâm nên ra trường dễ dàng tìm được một công việc như ý muốn. Ngược lại, có những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng do chỉ có kiến thức lí thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn thất nghiệp. Những sinh viên chỉ mải tìm việc làm từ thực tế để tăng thu nhập mà không chú tâm rèn luyện lí thuyết để vận dụng đúng cũng thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình. Đó alf minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ.

 

    Vậy làm sao để chúng ta làm tốt được cả “học” và “hành”? Thiết nghĩ, một người cần hiểu rõ ràng mục đích và tầm quan trong của “học” đối với “hành” và ngược lại. Nhận thức đúng đắn điều này để chúng ta có sự cân bằng giữa hai yếu tố. Trong học tập lí thuyết trên lớp, cần cố gắng trau dồi lắng nghe, tuy nhiên cần cố gắng vận dụng những gì chúng ta đã học trong cuộc sống để giải quyết vấn đề, cần hiểu việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo mới có hiệu quả tốt nhất.

    “Học đi đôi với hành”, câu tục ngữ từ rất xa xưa nhưng đã thể hiện nhận thức đúng đắn từ rất sớm của ông cha ta về mối quan hệ giữa học và hành. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn tâm niệm câu tục ngữ như một kim chỉ nam cho bản thân mình để học tập và ứng dụng một cách hiệu quả.

 

︵✰Ah
13 tháng 5 2021 lúc 8:58

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành".

- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).

b. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của "Học và hành".

- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.

- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.

- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học.

- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.

- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.

- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.

c. Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.

Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:12

I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”
Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.

II. Thân bài
1. Giải thích học là gì? Hành là gi?

a. Học là gi?
- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….
- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,….
- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

b. Hành là gì?
- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
=> tại sao học phải đi đôi với hành?
- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian
- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao

2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”
- Hiệu quả trong học tập
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
- Học sẽ không bị nhàm chán

3. Phê phán lối học sai lầm
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc

4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
- Nêu cách học của mình
- Thường xuyên vận dụng cách học này
- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”

Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.

nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:13

+ Giới thiệu qua ý nghĩa của câu nói “Học phải đi đôi với hành” trong cuộc sống thực tế.

– Con người chúng ta luôn là trung tâm của vũ trụ? Muốn cai trị vũ trụ thì cần phải có tri thức. Chính vì vậy, để làm được điều đó con người cần phải tích lũy kinh nghiệm, tri thức, luôn tìm tòi khám phá để phát huy khả năng tư duy sáng tạo của mình để có thể cải tạo, biến đổi thiên nhiên phục vụ theo ý muốn của con người. Muốn là được điều đó chúng ta phải chăm chỉ học và thực hành thật thành thục thì mới đem lại kết quả như mong đợi.

+ Thân bài:

– Giải thích nghĩa của từ học là gì? Học là sự lĩnh hội những kiến thức, sách vở, kiến thức trong cuộc sống, những kinh nghiệm hữu ích mà thế hệ đi trước truyền thụ lại cho thế hệ sau.

– Học là một quá trình dài và không bao giờ có kết thúc, bởi tri thức là vô tận, không có ai dám nói rằng “Tôi là người biết hết tất cả mọi thứ trong cuộc sống”. Chính vì vậy, việc học là vô cùng quan trọng, cần thiết với bất kỳ ai sống trong xã hội loài người này.

Tuổi trẻ cần biết học đi đôi với hành

Tuổi trẻ cần biết học đi đôi với hành

– Giải thích nghĩa của từ hành là gì?Hành chính là quá trình vận dụng những thứ ta đã học được trong đời sống thực tế, để xem những thứ kiến thức đã được học, có thật sự hữu ích và mang lại kết quả tốt đẹp cho ta.

– Mối quan hệ giữa học và hành như thế nào? Thực hành cũng chính là cách để con người ta ghi nhớ sau hơn những điều mình đã học. Bởi nếu ta chỉ học lý thuyết suông mà không thực hành thì sẽ rất mau quên, bởi bộ não của con người cũng như một chiếc tủ lạnh nếu cái gì ta cũng nhét vào thì nó sẽ nhanh chóng bị đầy.

– Ý nghĩa của việc thực hành trong thực tiễn như thế nào? Trong quá trình thực hành con người cũng sẽ phát huy được khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của mình để tìm ra những cái mới mẻ, phục vụ lợi ích của con người.

– Ý nghĩa của việc học là gì? Học và hành là hai mảnh ghép hình không thể rời nhau, chúng bổ sung, tư hỗ trợ nhau. Nhờ học tốt thì hành sẽ đỡ vất vả, rút ngắn thời gian thành công. Còn thực hành tốt chính là cách ghi nhớ việc học, đưa những gì đã học trở nên có ích, bằng những kết quả cụ thể.

+ Kết

Hiện nay, ngành giáo dục nước ta cũng đã và đang rất chú trọng việc định hướng học đi đôi với hành cho giáo viên và học sinh, sinh viên. Việc này giúp các em học sinh khẳng định được những tri thức mình đã học trong thực tiễn cuộc sống. Việc thực hành nhiều hơn giúp các em học sinh khi đi ra ngoài quốc tế không bị thua kém các bạn nước ngoài bởi khả năng thực tiễn ít.

nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 15:13

I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”

Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.

II. Thân bài

1. Giải thích học là gì? Hành là gì?

a. Học là gi?

- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….

- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.

- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,….

- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

b. Hành là gì?

- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.

- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

=> tại sao học phải đi đôi với hành?

- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.

- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao.

2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”

- Hiệu quả trong học tập

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

- Học sẽ không bị nhàm chán

3. Phê phán lối học sai lầm

- Học chuộng hình thức

- Học cầu danh lợi

- Học theo xu hướng

- Học vì ép buộc

4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”

- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn

- Nêu cách học của mình

- Thường xuyên vận dụng cách học này

- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”

Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.

Ánh Ngọc Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
1 tháng 12 2021 lúc 16:49

Tham khảo:

1.Đi một ngày đànghọc một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa  bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây  hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng  sự hiểu biết của con người

2.“Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. ... Tóm lại, “học đi đôi với hành”  một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng  hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên  ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.

Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Minh Nhân
2 tháng 4 2021 lúc 19:14

Em tham khảo nhé !

Cuộc sống của con người luôn phải trải quá trình rèn luyện không ngừng. Bởi rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - đây là một câu tục ngữ với lời khuyên đúng đắn dành cho con người.

Trước hết, trong vế thứ nhất, “đi” là động từ, chỉ một hành động của con người, sử dụng đôi chân để chi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” nghĩa là đường, một sự vật được con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Như vậy, “đi một ngày đàng” có nghĩa là một ngày tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa: hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. Như vậy, sàng ở đây là lọc những thứ có giá trị. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tóm lại câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

 

Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành - Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Chính vì vậy nếu chịu khó khám phá, trải nghiệm nhiều thì chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân mình hơn. Chính vì vậy, chúng ta cần tích cực trải nghiệm từ thực tế cuộc sống, không nên chỉ tìm kiếm kiến thức trên sách vở mà phải biết kiểm chứng bằng cách trải nghiệm. Đồng thời, mỗi người nên giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ. Học sinh càng cần phải tích cực tham gia các hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, viện bảo tàng, viện nghiên cứu để củng cố kiến thức được học và nâng cao hiểu biết.

Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này.

Phong Thần
2 tháng 4 2021 lúc 19:15

Muốn hiểu biết nhiều,  kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu ...

Đinh Lê Hoài Sương
30 tháng 3 2022 lúc 8:08

Đi được nhiều nơi sẽ giúp mở rộng tầm hiểu biết, trưởng thành hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Huyok
Xem chi tiết
Sunn
4 tháng 4 2022 lúc 21:00

Tham khảo

 Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, ...

Đỗ Thị Minh Ngọc
4 tháng 4 2022 lúc 21:00

Tham khảo:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Tiến Nguyễn
4 tháng 4 2022 lúc 21:02

Bài làm:

“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.

Cái câu nói ấy có hai vế:

+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”

Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.

+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”

Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!

Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?

Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.

Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.

Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.

Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:

“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,

Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”

Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.

Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.

minh nguyet đã xóa
Nguyễn Hoàng Khuê
Xem chi tiết

nghĩa là đi đâu đi đó để có biết bao kiến thức vào mình, hấp thụ nhiều cách sống để trở lên giỏi hơn

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Anh Khoa
3 tháng 9 2021 lúc 21:20

Với câu ca dao này, ông cha ta khuyên dạy chúng ta rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Cũng cùng nội dung này , tục ngữ có câu ngắn gọn hơn : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn .” Sau đậy , chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ .

Câu tục ngữ trên có nghĩa là gì ? Câu tục ngữ này có từ ngữ tương đối dễ hiểu chỉ có từ “sàng khôn ” và từ “ngày đàng” . Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Ngày đàng là từ biến âm của đường , cách dùng thời gian để đo đường đi . Còn sàng khôn là dụng cụ bằng tre , nứa dùng để sàng , sấy gạo. ” Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải học ngoài xã hội , chứ không chỉ học ở trong trường, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Trong thực tế , nhiều người đã áp dụng câu tục ngữ và thành công trên đường đời . Hồi xưa , nhân dân ta không có cơ hội ra nước ngoài mà chỉ ở một chỗ để làm việc nên họ không có nhiều kinh nghiệm , những kĩ thuật tiên tiến của các nước khác . Ngày nay , một số nơi đã thay đổi , họ thu hoạch được sản lượng tốt nhiều hơn là do họ học được những phương pháp trồng trọt tốt của nước ngoài . Sách vở không phải là đầy đủ những kiến thức ta cần . Có những cái mà chỉ có tận mắt chứng kiến , tận tai nghe ngóng thì mới có như câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” . Đi thực tế giúp ta hiểu thấu đáo cuộc đời hơn . Không những nó giúp ta trau dồi kiến thức mà còn giúp ta biết cách làm người tốt . Nó giúp ta biết cách đối nhân xử thế , biết cái nào phải cái nào trái để áp dụng vào đời sống . Bác Hồ đã lên tàu sang các nước khác để tìm đường cứu nước . Bác đã học được nhiều chiến thuật , chiến lược hay để tìm đường lối thích hợp chống giặc .

Làm sao để thực hiện đúng câu : “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ?Người ta vẫn thường nói : “ Học phải đi đôi với hành .” Vì thế , chúng ta phải áp dụng kiến thức vào thực tiễn . Chúng ta phải học cách làm việc để thực hiện mục đích của mình . Chúng ta có đi đâu chăng nữa mà sử dụng phương pháp : “ cưỡi ngựa xem hoa” thì cũng như không đi . Vậy làm sao để khắc phục khuyết điểm đó ? Khi đi , chúng ta phải quan sát kĩ , hỏi mọi người để thấm thía ý nghĩa của cái mình thấy . Sau đó , chúng ta ghi nhớ trong đầu , ghi chép vào sổ tay rồi tìm cách ứng dụng vào thực tế .

Tóm lại , câu tục ngữ trên là một chân lí cho những ai khao khát học hỏi , muốn khám phá những điều mình chưa biết . Xã hội ngày càng phát triển , khoa học kĩ thuật ngày càng cải tiến , bức phá trên nền kinh tế hiện đại hóa này . Vì thế , chúng ta cần đi khắp nơi học hỏi những diều hay , lẽ phải để không bị tụt hậu với thế giới . Nhiều học sinh , sinh viên đang rất cố gắng để được đi du học ở nước ngoài . Đó là những gương điển hình cho câu tục ngữ này . Những người đó sẽ thành công trong tương lai , thực hiện lời mong muốn của Bác Hồ : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. .”

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Anh Khoa
3 tháng 9 2021 lúc 21:21

“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.

Cái câu nói ấy có hai vế:

+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”

Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.

+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”

Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!

Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?

Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.

Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.

Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.

Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:

“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,

Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”

Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.

Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 5 2019 lúc 12:45

Viết kết bài: Giải thích nội dung câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Xã hội không ngừng vận động và phát triển vì vậy câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn càng trở nên giá trị hơn bao giờ hết. Câu tục ngữ như kim chỉ nam hướng chúng ta tới những trải nghiệm thực tế thông qua việc đi đây đó, giao tiếp với mọi người để học hỏi điều hay lẽ phải. Với sự hiểu biết và kiến thức sẽ tạo ra những thành quả vượt bậc cũng như cách sống cao đẹp.

Quyến Quách
23 tháng 4 2021 lúc 19:34

Đi một ngày đàng là di chuyển đến 1 vùng đất khác miền quê

Một sàng khôn là chất lộc, chọn lựa đều tốt đẹp chưa biết để học hỏi 

Nếu ghép lại có nghĩa là Đi để học nhiều điều mới,tích lũy thêm Kiến thức. Không chi học ở Sách vở mà còn học bằng cách trải nghiệm. Nên giao lưu, hợp tác để tiếp thu, học hỏi