Những nét chính trong quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩlatinh ?
Nêu những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ. Những thành tựu chính trong quá trình xây dựng đất nước ?
a. Cuộc đấu tranh giành độc lập:
+Ấn Độ là 1 nước lớn ở Châu Á và đông dân thứ 2 TG (1 tỉ 20 triệu người- năm 2000)
+Sau chiến tranh TGT2, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại đã diễn ra sôi nổi
+Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng tại trao quyền tự trị theo" phương án Maobotton.
+Ngày 15/8/1947 2 nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập và thành lập nhà nước công hòa.
=> Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Thành tựu:
+ Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp trong công cuộc xây dựng đất nước.
+Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo (từ năm 1995)
+ Nền Công nghiệp: đã sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, tàu máy xe lửa…sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện
+ KHKT: là cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ: Thử thành công bom nguyên tử (1974); Phóng vệ tinh nhân tạo ( 1975)
+Về đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bìnhtrung lập tích cực,là một trong những nước đề xướng phong trào ko LK, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(16972 AĐ thiết lập ngoại giao VN)
* Cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Sau chiến tranh thế giới II, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân An Độ diễn ra sôi nổi, năm 1945 có 848 cuộc bãi công.
- Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” .
- Tháng 8/1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan thành lập.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa.
- Ý nghĩa: đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới .
* Công cuộc xây dựng đất nước: đạt nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp.
- Nông nghiệp, nhờ tiến hành “cách mạng xanh” đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.
- Công nghiệp, đứng thứ 10 thế giới, chế tạo được máy móc hiện đại như máy bay, xe hơi …
- Khoa học – kĩ thuật, là cường quốc công nghệ phần mền, hạt nhân, vũ trụ.
+ Năm 1974 thử thành công bom nguyên tử.
+ Năm 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Là nước đề xướng Phong trào không liên kết.
Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.
Tham khảo:
- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo) tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.
+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.
+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền kinh tế.
- Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
=> Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến về căn bản.
CHỦ ĐỀ 2.CÁC NƯỚC Á, PHI,MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
- Nét chính của quá trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau khi giành độc lập ở các nước Á, Phi,Mĩ la-tinh
-Thắng lợi của phong trào đấu tranh giành độc lập ở các dân tộc Á, Phi , Mĩ La Tinh và ý nghĩa của thắng lợi đó .
- Nhiệm vụ to lớn của các nước Á Phi, Mĩ La Tinh sau khi củng cố độc lập chủ quyền.
- Nhận xét những khó khăn của các nước Á- Phi Mĩ La- Tinh đang gặp phải và đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn đó.
Trình bày những nét chính của các nước châu Á sau khi giành được độc lập?
Tham khảo
- Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.
- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...
- Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).
- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)
- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
Nêu những nét chính quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – văn hoá của các nước Đông Nam Á từ sau khi giành độc lập đến năm 2000.
-Nhón 5 nước sáng lập ASEAN : Bao gồm Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philíppin và Inđônêxia
+ Sau khi giành độc lập đều tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội):
Mục tiêu : là nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ.
Nội dung : chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất..
Thành tựu: đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế- xã hội, sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo…
Hạn chế : thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, tệ tham những, quan liêu phát triển...
+ Từ những thập kỉ 60 – 70, chính phủ các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo (hướng ngoại):
Mục tiêu: mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá…
Nội dung: tập trung sản xuất hàng xuất khẩu,phát triển quan hệ thương mại..
Kết quả : các nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng của 5 nước này khá cao,tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Năm 1997 – 1998, các nước ASEAN trải qua cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng, sau vài năm khắc phục, kinh tế mới dần phục hồi.
Hạn chế: dễ bị hòa tan khi hội nhập với kinh tế thế giới.
Trình bày những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập các nước Mĩ La tinh từ năm 1945 đến nay
Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới lần thứ II và những biến đổi quan trọng của Đông Nam Á ?
1. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.
-Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ (trừ Thái Lan) ,sau đó là Nhật Bản .
-Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng .
-Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Thí dụ :
+ Việt Nam : Cách mạng thàng Tám thành công , tuyên bố độc lập 2-9-1945.
+ In-đô-nê-xi-a độc lập 17.08.1945
+ Lào 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy ,12/10/1945 tuyên bố độc lập.
+ Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ .
-Nhưng thực dân Âu – Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược . Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam và Hiệp Định Giơ ne vơ về Đông Dương , khiến Pháp phải rút khỏi Đông Dương ,năm 1975 Đông dương độc lập .
-Bru-nây độc lập tháng 01.1984,Indonesia 08.1945
2.Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-ĐNA gồm 11 nước , rộng lớn , đông dân , có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, có nét tương đồng về lịch sử , văn hoá.
-Trước Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ trừ Thái Lan , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. Đảng Cộng sản thành lập ở In đô nê xia, Việt Nam .
-Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng ,Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.:Việt Nam 2-9-1945,In-đô-nê-xi-a độc lập 08.1945,Lào 10/1945 ,Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ .
-Nhưng sau Thế chiến II ,thực dân Âu – Mỹ tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn.
Thí dụ :Phi-líp-pin 07.1946; Mi-an-ma10-.1947 tháng 01.1948 Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập ; Ma-lay-xi-a 08.1957,tháng 9-1963 Liên bang Mã lai ra đời ;Xingapo 06.1959- tháng1 8- 1965 tách khỏi Liên bang Mã Lai ; Đông Dương 1975; Bru-nây1984; Đông Timo 05.2002.
- Trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ lập ra (9-1954) để chống lại ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á , sau thắng lợi của cách mạng Đông Dương , khối này giải thể ( 6-1977) 05.2002
* Quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á .
- Trước chiến tranh thế giới II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu - Mỹ (trừ Thái Lan)
- Trong chiến tranh thế giới II: là thuộc địa của Nhật
- Sau chiến tranh thế giới II: các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập như Inđônêxia, Việt Nam, Lào
- Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm Đông Nam Á, nhưng đã thất bại và buộc phải trao trả độc lập.
- Tới giữa những năm 50, nhiều nước Đông Nam Á giành được độc lập như Philippin, Miến Điện, In-đô-nê-xia…
- Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của ba nước Đông Dương giành thắng lợi, với Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
* Những biến đổi quan trọng:
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, lần lượt các nước Đông Nam Á giành được độc lập
- Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng, phát triển kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn , tiêu biểu như Singapo “Con rồng” Châu Á .
- Đến nay hầu hết các quốc gia Đông Nam Á ( trừ Đông Ti Mo ) đã gia nhập tổ chức ASEAN
Cho tam giác ABC có AD là phân giác của góc BAC ( D thuộc BC). Đường thẳng qua D và song song với AC cắt AB tại M; đường thẳng qua D và song song với AB cắt AC tại N. CMR: DA là phân giác của góc MDN
P/s: mọi người giúp em nhé
Nét chính của quá trình đấu tranh dành độc lập và sự phát triển , hợp tác sau khi dành độc lập ở các nước Á- Phi , Mĩ La- Tinh?
Hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh giành độc lập của ba nước Đông Dương từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Tham khảo
- Ở Việt Nam:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.
- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là:
+ Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865),
+ Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
+ Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895).
- Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901).
+ Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907).
- Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung.
Tham khảo
- Ở Việt Nam:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách.
- Ở Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, tiêu biểu là:
+ Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1864 - 1865),
+ Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
+ Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 - 1895).
- Ở Lào: nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901).
+ Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 - 1907).
- Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung.