Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Dương Hoài Giang
17 tháng 10 2021 lúc 9:59

học hỏi,học hành

Khách vãng lai đã xóa
GAMER NOOB
Xem chi tiết
Phan Đăng Nguyên
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
23 tháng 4 2017 lúc 8:19

Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều. Học tủ chính là phương pháp học lựa chọn những mục, những phần mà học sinh thấy mình có khả năng tiếp thu tốt nhất để học. Cách học này có thể sẽ khiến cho các bạn đạt điểm 0 tối đa, vì lệch tủ, lệch đề.

Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.

Thảo Phương
12 tháng 5 2017 lúc 7:33

+"Học" là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là "học vẹt" và "học tủ".

+"Học vẹt" là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì "bó tay". "Học tủ" hơi khác so với "học vẹt". "Học tủ" là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.

=>>"Học vẹt", "học tủ" mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. "Học trước quên sau", kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, "học tủ"còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị "lệch tủ" thì "xôi hỏng bỏng không".

Nguyễn Vũ Quỳnh Anh
29 tháng 4 2018 lúc 20:29

+ Học vẹt: chỉ bắt chước làm theo mà không hiểu gì.

+ Học tủ: chỉ học những gì mình cho là quan trọng liên quan tới bài kiểm tra.

=> Những cách học trên là cách học tập không đúng đắn, xác định sai mục đích học tập cần phải loại bỏ.

Mình chỉ làm theo cô dạy thôi nên viết không được đầy đủ và dài như các bạn khác, mong các bạn thông cảm!bucminh

HAN
Xem chi tiết
ninja(team GP)
6 tháng 9 2020 lúc 14:26

Học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp là nhiệm vụ lâu dài của mỗi học sinh, rất cần có phương pháp và cách thức phù hợp để hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng, chọn lọc nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những người có phương pháp khoa học, hiệu quả thì vẫn còn nhiều học sinh lại chọn giải pháp học chay, học vẹt, học đối phó một cách vô ích và tai hại. Học chay, học vẹt, học đối phó là những cách học sai lầm, không những khiến cho thành tích học tập của chúng ta ngày càng yếu kém trầm trọng mà năng lực cũng không thể hình thành. Học chay, học vẹt là cách học chỉ mang tính chất hình thức, lý thuyết, không áp dụng được và không có hiệu quả, học không đi đôi với hành, không có suy nghĩ thấu hiểu, tuy đọc bài rất trôi chảy nhưng thực sự không hiểu gì cả, chẳng biết vận dụng vào thực hành. Cách học ấy khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ để phát triển kiến thức, mất dần khả năng sáng tạo, tư duy không phát huy, không chịu phấn đấu. Học chay, học vẹt, học đối phó là đang tạo thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ ảnh hưởng đến con đường học tập sau này. Nhận ra tác hại của việc học chay, học vẹt thì phải điều chỉnh lại cách học để mang đến kết quả tốt hơn. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, đặc biệt là không áp lực để các bạn học sinh có thể phát huy tinh thần học tập của mình. Tóm lại, học chay, học vẹt là cách học mang tính đối phó, nên tránh xa. Là học sinh chúng ta cần phải có ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp học tập hữu dụng hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Pham Hai Yen
Xem chi tiết
tran minh hieu
20 tháng 4 2019 lúc 20:57

-hiểu:cách học này là cách học cho có

-tác hại:ko nhớ được bài

học sẽ dốt

sẽ có cái tính lười biếng

PHƯƠNG UYÊN CHANNEL
Xem chi tiết
Hạnh Phúc Nguyễn
14 tháng 3 2019 lúc 20:33

Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt

Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.

Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.

Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.

Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.

Nguyễn Kim Chi
14 tháng 3 2019 lúc 20:36

Cuộc đời học sinh, mỗi người đều sẽ có cách học tập khác nhau. Có người chăm chỉ, người lười nhác, nhưng tựu chung ai cũng mong muốn có một kết quả học tập tốt đẹp nhất. Vậy nên họ sẽ tìm ra cho mình những phương pháp học tập hiệu quả. Nhưng bên cạnh nhưng cách học đúng đắn thì cũng có người lựa chọn học tủ học vẹt để đối phó. Đây đều là những cách học mang lại kết quả không tốt, khiến cho kiến thức bị thiếu sót trầm trọng.

Học vẹt và học tủ là gì? Và tại sao học như vậy lại không tốt, không đúng? Trước tiên, học vẹt là học một cách chống đối, không hiểu rõ bản chất, học thuộc bị động như một cái máy. Chỉ thể hiện ra là một người chăm chỉ tiếp thu kiến thức nhưng bản chất là không hiểu gì, kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không. Nếu không có kiến thức, không hiểu bản chất của vấn đề sẽ rất nguy hiểm, sẽ khiến chúng ta không thể vận dụng những gì đã học vào thực tế.

Học tủ thì lại khác với học vẹt. Học tủ là học vì điểm số, cũng mang tính đối phó. Những người học tủ lúc nào cũng chỉ mong được gặp may mắn, khi đi thi, kiểm tra sẽ gặp trúng bài mình đã học. Người học tủ đa phần sẽ không đủ khả năng, kiến thức làm bài, bởi họ không học tập nghiêm túc, đầy đủ mà chỉ học những phần họ cho là sẽ gặp phải trong bài thi. Dẫn đến nhiều trường hợp thi không đúng tủ, đạt kết quả yếu kém.

Học vẹt và học tủ đều là những phương pháp học không tốt đối với học sinh. Học theo hai cách này lâu dào sẽ khiến học sinh trở nên lười nhác, học chỉ mang tính chất đối phó, không chịu khó tiếp thu thực tế. Dần dần, những người học như vậy sẽ không có kiến thức, không thể trở thành những người có khả năng, kiến thức vững vàng cho tương lai.

Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng học tủ học vẹt như vậy? Có thể thấy, xoay quanh vấn đề này đầu tiên có lẽ do thực trạng giáo dục hiện nay. Những bài giảng khô khan, những kỳ thi đầy áp lực. Giáo viên chỉ chủ yếu truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản, không áp dụng thực tế. Việc giảng dạy như vậy khiến học sinh thấy nhàm chán, sinh tâm lý không muốn học. Ngoài ra, ý thức học tập của chính học sinh cũng là vấn đề quan trọng. Học chưa ý thức được việc nỗ lực học tập lấy kiến thức cho mình, phục vụ tương lai mà chỉ có học đối phó với điểm số. Việc học dường như không phải cho chính bản thân mà là việc của người khác. Quả thực đây là một thực trạng đáng buồn trong giới trẻ hiện nay. Gia đình, nhà trường cần phải có trách nhiệm nhắc nhở, dạy bảo các em để có tư tương đúng đắn.

Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Gia đình nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để loại trừ kiểu học tiêu cực này, phụ huynh phải có những định hướng cụ thể trong việc học của con cái. Nhà trường, gia đình cần có những giải pháp giảm học tập cho họ sinh, tăng cường thư thái. Học sinh cần tự giác, xây dựng động cơ học tập, phương pháp học rõ ràng.

Có thể thấy học tủ học vẹt mang lại rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng cho học sinh nói riêng và cho đất nước tương lai nói chung. Vì vậy mỗi chúng ta cần có thái độ lên án phê phán phương pháp học tập tiêu cực này để xây dưng một tương lai tươi sáng, một xã hội công bằng, một đất nước hùng cường.

minh nguyet
14 tháng 3 2019 lúc 20:53

Tham khảo:

Dàn ý:

1. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: học tủ, học vẹt

2. THÂN BÀI
Giải thích:
Học tủ: học một phần, một bài nào đấy thật kĩ
Học vẹt: học thuộc lòng như con vẹt nhưng không hiểu bản chất

Nguyên nhân:
Do học sinh lười học ham chơi, không có kế hoạch ôn tập
Chưa có ý thức học, học thụ động
Chương trình học còn nặng nề
Áp lực từ thầy cô, cha mẹ

Tác hại:
Không nắm vững kiến thức, không biết áp dụng vào thực tế
Tốn thời gian, công sức mà không có kết quả
Kết quả học tập giảm sút
Ảnh hưởng đến nền giáo dục của cả quốc gia và xã hội

Phương hướng
Có kế hoạch học tập cụ thể, học chủ động
Tìm cho bản thân phương pháp học đúng đắn
Thầy cô, gia đình không nên đặt áp lực quá nặng nề lên học sinh

3. KẾT BÀI
Mỗi học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt

Bài văn:

Học hành là sự nghiệp lâu dài, cần có phương pháp và cách thức phù hợp để có thể tiếp thu được kiến thức một cách nhanh chóng, có chọn lọc nhất. Tuy nhiên bên cạnh những người có phương pháp học khoa học, hiệu quả thì vẫn còn những người học vẹt, học tủ, học đối phó. Đây là những phương pháp khiến cho thành tích học tập của bạn tụt dốc trầm trọng.

Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều.

Học tủ chính là phương pháp học lựa chọn những mục, những phần mà học sinh thấy mình có khả năng tiếp thu tốt nhất để học. Cách học này có thể sẽ khiến cho các bạn đạt điểm 0 tối đa, vì lệch tủ, lệch đề.

Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.

Nguyên nhân của việc học vẹt, học tủ là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân xoay quanh phương pháp học này. Thầy cô giáo truyền đạt kinh nghiệm một cách khô khan, học sinh không hiểu rõ vấn đề, áp lực về bài tập cho học sinh. Điều này sẽ khiến cho học sinh đâm ra căng thẳng, chán nản không muốn tập trung học nên mới không đầu tư thời gian. Thứ hai, ý thức của chính các em sẽ quyết định phương pháp học. Học vẹt và học tủ chỉ dành cho những bạn lười nhác, không chịu tư duy, không chịu cố gắng phấn đấu. Các em đang tạo nên thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ có ảnh hưởng đến thành tích học tập của các em sau này. Đây là một thực trạng rất đang buồn.

Hiện nay trong các kì thi học kì ở các trường đại học, vì số lượng câu hỏi nhiều chất đống về các bộ môn Chính trị nên các bạn sinh viên lựa chọn cách học tủ đến thử xem vận may của mình có gõ cửa. Học tủ cứ ngày càng tràn lan, điểm sổ “ngàn cân treo sợi tóc”. Mặc dù biết xác xuất không lớn nhưng các em vẫn cứ mạo hiểm lựa chọn phương pháp học như thế này.

Mỗi bạn học sinh khi nhận ra tác hại của việc học vẹt, học tủ như vậy thì nên điều chỉnh lại phương pháp học của mình để mang lại hiệu quả trong học tập được cao hơn. Đây là điều mà mỗi bạn nên nhận ra từ sớm để cố gắng và phấn đấu thành học sinh tiên tiên. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học hành lành mạnh, thân thiện, không áp lực để học sinh có thể phát huy tinh thần của mình.

Học vẹt, học tủ là phương pháp học nên tránh xa. Bạn cần phải ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp hữu ích hơn.

Ny Ny
Xem chi tiết
Lương Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 3 2022 lúc 17:34

Câu 1:  Chú vẹt mang từ châu Phi về có đặc điểm gì đặc biệt khiến người lái buôn yêu quý?

A. có bộ lông xanh biếc
B. có chiếc đuôi dài duyên dáng
C. có cái mào đỏ chót
D. nói rất sõi tiếng người

Câu 2: Trong câu nói của vẹt nhắn với bà con ở châu Phi, ý nào đã giúp vẹt được cứu sống?

A. Vẹt đang sống cuộc sống đầy đủ thức ăn.
B. Vẹt nhớ quê hương đến gầy mòn cả người.
C. Vẹt muốn được chỉ dẫn cách trở về quê hương.
D. Vẹt đang buồn khổ vì sống cô đơn.

Câu 3:  Người lái buôn đã nghĩ gì về vẹt sau khi nghe vẹt nói?

A. Vẹt thật thông minh.
B. Vẹt thật ngu ngốc.
C. Vẹt thật dũng cảm.
D. Vẹt thật ngoan ngoãn.

Câu 4:  Nhờ đâu mà chú vẹt đã thoát khỏi chiếc lồng để về quê hương?

A. Ông chủ đã nói lại cách mà người bạn đã chỉ vẹt giả chết để về quê hương.
B. Chú vẹt cầu xin ông chủ thả ra khỏi chiếc lồng.
C. Chú vẹt thông minh tự mở lồng bay ra.
D. Người bạn bay đến cứu nên vẹt mới được về quê hương.

Câu 5:  Sau khi được ra khỏi lồng chú vẹt sẽ bay về đâu?

A. Khu vườn có nhiều hoa lá.
B. Vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng về quê hương.
C. Vẹt ở lại nhà ông chủ.
D. Vẹt cất cánh nhằm hướng đông bay thẳng về quê hương.

Câu 6:  Dựa vào đoạn văn trên em hãy nêu suy nghĩ của em về chú vẹt! 

=> chú vẹt là một con vật rất thông minh, tinh khôn và chú rất yêu quê hương của mình.

Câu 7:  Trong câu ghép "Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo" có mấy vế câu?

A. 2 vế câu.              B. 3 vế câu.                             C. 4 vế câu.               D. 5 vế câu.

Câu 8:  Phân tích câu ghép sau:

“Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình”.

chủ ngữ 1 : Vẹt                   vị ngữ 1 : thông minh

chủ ngữ 2 : chú                     vị ngữ 2 : còn yêu quê hương mình.

Câu ghép trên sử dụng cặp quan hệ từ : Chẳng những  - mà ( cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến).

Câu 9:  Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên” và phân tích câu ghép đó.

- Vì chú vẹt thông minh nên chú đã có thể trở về với quê hương của mình .

chủ ngữ 1 : chú vẹt              vị ngữ 1 : thông minh

chủ ngữ 2 : chú                 vị ngữ 2 : đã có thể trở về với quê hương của mình .

Câu 10:  Trong những câu ghép sau, câu ghép nào có mối quan hệ tương phản

A. Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình.
B. Vì vẹt nhớ quê hương nên chú giả vờ chết.
C. Tuy vẹt nhỏ nhắn nhưng chú rất thông minh.
D. Nhờ vẹt thông minh mà chú đã thoát ra khỏi lồng .

Ngọc Thy
Xem chi tiết
Ngọc Thy
11 tháng 3 2018 lúc 20:27

Các bạn ơi,giúp mình trả lời các câu đó ngắn gọn thôi nhe,vì mình kt 1 tiết sợ sẽ mất hết thời gian.CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHÌU<3

Huong San
11 tháng 3 2018 lúc 22:28

Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều.

Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.

Huong San
11 tháng 3 2018 lúc 22:30

"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"" là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cành cần phải "đi cho biết đó biết đây" để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.

Tóm lại, "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều "ngày đàng" để học lấy nhiều "sàng khôn" hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.