Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 6 2017 lúc 13:01

Gợi ý làm bài

-Các tuyến đường sắt:

+Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

+Hà Nội - Hải Phòng.

+Hà Nội - Lào Cai.

+Hà Nội - Thái Nguyên.

+Hà Nội - Đồng Đăng.

+Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.

-Tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh là tuyến đường quan trọng nhất vì:

+Có vai trò quan trọng về mặt kinh tế (là tuyến đường sắt dài nhất, nối liền các trung tâm kinh tế quan trọng ở nhiều vùng của đất nước,...).

+Có vai trò quan trọng về các mặt khác (văn hoá, an ninh,...).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 9 2017 lúc 17:03

Chọn đáp án B

Đường sắt Thống Nhất dài 1726 km, là tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam, chạy gần như song song với quốc lộ 1A. Là tuyến giao thông xuyên Việt quan trọng vì nó đi qua các vùng kinh tế quan trọng nhất của nước ta và hầu hết các thành phố, các trung tâm công nghiệp quan trọng, các vùng nông nghiệp. Cụ thể là: Tạo mối quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các vùng kinh tế của Việt Nam và giữa nước ta với Trung Quốc. Chuyên chở 2/3 số lượng hành khách và hàng hóa của ngành đường sắt; chạy qua hầu hết các trung tâm công nghiệp lớn, thành phố lớn, các vùng đông dân, chạy qua 3 vùng kinh tế trọng điểm; nối liền với các tuyến giao thông khác, tạo nên mối liên hệ kinh tế xã hội của các địa phương của cả nước.

Bình luận (0)
Bnmb
Xem chi tiết
Bnmb
Xem chi tiết
Chelsea
7 tháng 5 2022 lúc 11:03
Bình luận (4)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 3 2017 lúc 18:21

Đáp án: A

Giải thích: Các tuyến giao thông theo hướng Bắc – Nam như quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, đường HCM trên biển,… vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế, văn hóa, hàng hóa,… giữa các vùng của nước ta.

Bình luận (0)
KRISTINA
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 11 2018 lúc 17:43

HƯỚNG DẪN

- Chạy dọc đất nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

- Là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta.

- Nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết trung tâm kinh tế lớn...

- Hội nhập vào hệ thống đường bộ xuyên Á.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 6 2017 lúc 14:51

Gợi ý làm bài

- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...

- Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, bởi vì:

+ Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn thấp, có nguồn lao động dồi dào (dư thừa lao động).

+ Các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động, trình độ công nghệ không quá khắt khe, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển từ đó tạo dà cho sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của đất nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 3 2018 lúc 3:28

Chọn C

Bình luận (0)