Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
14 tháng 10 2016 lúc 21:12

Câu hỏi của Nữ Hoàng Tiên Titania - Lịch sử lớp 6 | Học trực tuyến

Bạn ấn vào đây nhé, cái câu trả lời của mình ở  12/10 lúc 20 : 11 đó nhé

Bình Trần Thị
14 tháng 10 2016 lúc 23:57

a. Sự ra đời của lịch sử và thiên văn học
- Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải “trông Trời, trông Đất” . Họ quan sát sự chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch – nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là 1 năm và chia làm 12 tháng (cư dân sông Nin còn dựa vào mực nước sông lên xuống mà chia làm 2 mùa: mùa mưa là mùa nước sông Nin lên; mùa khô là mùa nước sông Nin xuống, từ đó có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho phù hợp).
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết
- Nguyên nhân ra đòi của chữ viết: do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ giống con vật để biểu thị), sau đó là tượng ý, tượng thanh.
Chữ tượng ý được ghép với một âm thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người. Người Ai Cập viết trên giấy pa-pi-rút (vỏ cây sậy cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch.
- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
c. Toán học
- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán mà toán học ra đời.
Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã biết cách tính hình tam giác, hình thang… họ còn tính được số pi bằng 3,16 (tương đối),… Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, họ có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu. Người Ân Độ phát minh ra số 0.
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học,… phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.
- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
d. Kiến trúc
- Do uy quyền của các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim Tự Tháp, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn Lý Trường Thành…
- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
- Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành, I-sơ-ta thành Ba-bi-lon,… Những công trình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo

Lê Anh Duy
Xem chi tiết
Kim Hồng
9 tháng 10 2016 lúc 19:25

Các quốc gia cổ đại phương Đông: Toán học: phát minh ra phép đến 10, các chữ số từ 0 đến 9, tính được số Pi= 3,16.

Các quốc gia cổ đại phương Tây: Toán học: Talet, Pitago, Ơ- cơ- lít

                                                        Vật lí: Acsimet

 

Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
Thư Phan
4 tháng 12 2021 lúc 18:38

Tham khảo

Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN và là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà. Người Sumer đã phát minh ra chữ viết Lưỡng Hà sớm nhất. Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ – về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ nhỏ hay sậy vót nhọn 1 đầu, ấn trên phiến đất mềm tạo thành 1 đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này hợp lại thành từ. 

Cơ sở của nền văn học Lưỡng Hà cũng chính là nền văn học do người Sumer sáng tạo, bao gồm nhiều thể loại: văn học truyền miệng, văn học dân gian, thơ, ca và nhất là thể loại anh hùng ca. Văn học truyền miệng, dân ca có bài ca của người xay lúa, người nấu bếp, người làm bánh mì. Thể loại ngụ ngôn nhân cách hóa các con vật để khuyên răn giáo dục con người cũng khá phổ biến, ví như truyện ngụ ngôn “Cuộc tranh cãi giữa ngựa với bò”. 

Kiến trúc, điêu khắc

Mặc dù thiếu đá, gỗ và gạch là vật liệu xây dựng chủ yếu ở Lưỡng Hà, nhưng cư dân Lưỡng Hà đã có những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc. Nhiều đền miếu có trang trí, chạm khắc sặc sỡ đã được xây dựng. Cung điện của vua Guđêa – vua Lagasơ – và cung điện của vua Nabusôđônôxo – vua xứ Mêđi là 2 công trình kiến trúc đồ sộ của người Lưỡng Hà. 

Thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại có ảnh hưởng đến ngày nay như: • Ngày nay chúng ta vẫn sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở để chia một giờ thành 60p, một phút bằng 60 giây và chia một vòng tròn thành 360 độ • Những di tích kiến trúc điêu khắc vẫn còn đến ngày nay như vườn treo Ba-bi-lon

 

Bangtan Bàngtán Bất Bình...
Xem chi tiết
Vũ Quốc Tuấn(Hội Roblox)
14 tháng 10 2019 lúc 20:41

- Thiên văn: Sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Chữ viết: Dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

- Toán học: 

+ Người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng 3,16.

+ Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học.

+ Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.

- Kiến trúc: Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà... mãi mãi là những kì quan để cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cac-dan-toc-thoi-phuong-dong-thoi-co-dai-da-co-nhung-thanh-tuu-van-hoa-gi-c81a14156.html#ixzz62Krnw1mJ

Bangtan Bàngtán Bất Bình...
14 tháng 10 2019 lúc 20:44

nhận xét chứ ko phải nêu các thành tựu

Vũ Quốc Tuấn(Hội Roblox)
14 tháng 10 2019 lúc 20:52

thế chịu

Kiệt Trần
Xem chi tiết
Minh Vy
Xem chi tiết
qlamm
13 tháng 12 2021 lúc 9:01

Lịch, chữ viết, toán học.

Minh Hồng
13 tháng 12 2021 lúc 9:01

Lịch, chữ viết, toán học.

✿IᐯY ᕼOàᑎG ✿
13 tháng 12 2021 lúc 9:03

Lịch, chữ viết, toán học

Phạm Trà My
Xem chi tiết
Bình Nguyễn Thị
Xem chi tiết
nguyễn công quốc bảo
19 tháng 12 2023 lúc 21:01

1

Nguyên nhân riêng (chủ quan) 

-Lợi dụng được vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển tập trung các ngành then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất,..

-Biết tận dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để tăng sức lao động, cải tiến kĩ thuật,hạ giá thành sản phẩm

-Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến  bộ của thế giới nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc

Nguyên nhân quan trọng nhất: Yếu tố con người (vì con người Nhật Bản được đào tạo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm, coi trọng sự phát triển của khoa học kĩ thuật và củng cố nền giáo dục quốc dân)

- Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti

- Thu hút vốn nước ngoài, len lách vào thị trường các nước.

- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ..

- Chi phí thấp trong quân sự

- Nhờ các cải các dân chủ sau chiến tranh 2(mang lại luồng không khí mới cho các tầng lớp nhân dân Nhật Bản

Nguyên nhân chung (chủ quan)

- Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thừa hưởng những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại

-Bóc lột nhân dân trong nước, các nước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn.

Các thành tựu chính:

+ tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm trong nhưng năm 50 là 15%,nhưng năm 60 là 13,5%

+ tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỷ USD, đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mĩ (830 tỷ USD)

+ thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD(1990) đứng thứ 2 sau Thụy Sỹ.

+ Nông nghiệp: Nhật Bản đã tự túc được 80% nhu cầu lương thực của người dân, nghề cá đứng thứ 2 thế giới sau Pê ru.

\(\Rightarrow\) Đến nhưng năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trưng tâm kinh tế - tài chính thế giới

Bài học đối với Việt Nam

- Biết tận dụng hiệu quả các thế mạnh trong nước như: tài nguyên, nhân lực lao động.

- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

- Tăng cường đối mới chính sách, cơ chế quản chí nhà nước

- Hội nhập với nền kinh tế thế giới, nắm bắt thời cơ để thúc đẩy kinh tế phát triển, kịp thời phản ứng phó với các thách thức trong hoàn cảnh toàn cầu hóa

- phát huy nhân tố con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển.Con người được coi là công nghệ cao nhất để tiến đến nền kinh tế trí thức

- Nâng cao tinh thần cần cù, tiết kiệm, chống lãng phí

-Không ngừng đề cao và đổi mới nền giáo dục, tiến tới bắt kịp nền giáo dục hiện đại của thế giới

 

 

Funimation
Xem chi tiết