Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 5 2019 lúc 17:02

Gợi ý làm bài

- Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng 2,5 triệu mét khối gỗ trong các khu rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

- Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng.

- Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sông cho nhân dân.

An Huỳnh Kim
Xem chi tiết

#Tham khảo

Ngành trồng trọt

- Phát triển vững chắc, cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.

- Xu hướng thay đổi hiện nay là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

a) Cây lương thực

- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

b) Cây công nghiệp

- Vai trò:

+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.

+ Bảo vệ môi trường.

- Cơ cấu:

+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.

+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

c) Cây ăn quả

- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…

- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 2 2019 lúc 6:23

Gợi ý làm bài

a) Các nhân tố tự nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crôm, thiếc, chì - kẽm,...) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit,...) là cơ sở cho phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện).

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. Ví dụ, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).

b) Các nhân tố kinh tế- xã hội

* Dân cư và lao động

- Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.

- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.

* Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

- Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.

* Chính sách phát triển công nghiệp

- Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.

- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đôi ngoại.

* Thị trường

- Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường.

- Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường này cũng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Hàng công nghiệp nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,...

- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

Đoàn Thị Ngọc Châu
Xem chi tiết
Trần Phương Anh
1 tháng 11 2021 lúc 21:58

- Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng 2,5 triệu mét khối gỗ trong các khu rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

- Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng.

- Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sông cho nhân dân.

Lê Văn Toàn
Xem chi tiết
Trần Phương Anh
3 tháng 11 2021 lúc 19:48
 

- Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng 2,5 triệu mét khối gỗ trong các khu rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

- Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng.

- Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sông cho nhân dân.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 10:40

Lời giải:

a) Ngành nông nghiệp:

- Sự phát triển:

+ Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao. Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.

+ Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả.... các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,...
+ Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

- Phân bố:

+ Khu vực phía nam Ngũ Hồ: chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa.

+ Khu vực Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô,

+ Ven vịnh Mê-hi-cô trồng lúa gạo, bông, đậu tương.

+ Khu vực Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt.

b) Ngành lâm nghiệp

- Sự phát triển:

+ Lâm nghiệp có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020).

+ Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.

- Phân bố: Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,..

c) Thuỷ sản

- Sự phát triển:

+ Khai thác thủy sản phát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới).

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

- Phân bố: Khai thác thủy sản tập trung ở ven bờ Đại Tây Dương, ven vịnh Mê-hi-cô, phía Bắc Thái Bình Dương.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:44

Tham khảo!

a) Ngành nông nghiệp:

- Sự phát triển:

+ Sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.

+ Trồng trọt chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (2020). Trình độ cơ giới hoá nông nghiệp rất cao. Các sản phẩm chính gồm: lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả….

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, tỉ trọng có xu hướng tăng. các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm.

- Phân bố:

+ Các vùng trồng trọt chính là đảo Hô-cai-đô, tỉnh Cu-ma-mô-tô (đảo Kiu-xiu), tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su),...

+ Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô

b) Ngành lâm nghiệp

- Sự phát triển:

+ Diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.

+ Nhật Bản vẫn phải nhập gỗ nguyên liệu và nhiều sản phẩm từ gỗ.

- Phân bố: hầu khắp cả nước.

c) Ngành thủy sản

- Sự phát triển:

+ Khai thác thuỷ sản: có lịch sử phát triển lâu đời; đã đạt đến mức công nghiệp hoá. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2020 là 3,2 triệu tấn (đứng thứ tám thế giới). Thuỷ sản khai thác xa bờ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản lượng. Đội tàu khai thác thuỷ sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020).

+ Nuôi trồng thuỷ sản: được chú trọng phát triển. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 1 triệu tấn năm 2020 (đứng thứ 14 trên thế giới). Các loài thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu là tôm, rong biển, trai lấy ngọc, hàu,...

- Phân bố: hầu khắp cả nước.

Menna Brian
Xem chi tiết
creeper
1 tháng 11 2021 lúc 8:32

Ý nghia : Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao

Sự phân bố và phát triển -Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu phân bố vùng đồng bằng,như lạc, bông dâu tằm thuốc lá Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu trung du miền núi như cà phê

Giải thích sự phân bố cây chè và cao su là Chè: nhiều nhất trung du miền núi bắc bộ sau đó là Tây nguyên Cao su nhiều nhất đông nam bộ sau đó la tây nguyên Giải thích do khí hậu nhiệt đới,vùng đất rộng lớn màu mỡ như feralit, badan,... thích hợp hình thành vùng chuyên canh trồng cao su va chè

Lao động nông thôn thành thị khác nhau do việc được học tập nhận thưc khác nhau Thành thị mức sống cao noi g thôn mức sống thấp

Menna Brian
1 tháng 11 2021 lúc 9:14

Dân cư và lao động: dồi dào, có khả năng tiếp thu KH-KT, thị trường lớn.

Cơ sở vật chất-kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.

Thị trường trong và ngoài nước.

Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. HCM, Hà Nội.

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:52

a) Nông nghiệp

- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á. Các cây trồng chính ở Đông Nam Á là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.

+ Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. Cao su được trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Cọ dầu được trồng nhiều ở Inđônêxia và Malaixia. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.

+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.

- Ngành chăn nuôi hiện đang được các nước Đông Nam Á chú trọng phát triển. Các vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á là: trâu, bò; lợn, gia cầm. Trong đó:

+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam.

+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Philíppin, Thái Lan, Inđônêxia.

+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.

- Hiện nay, một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

 

b) Lâm nghiệp

- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia như Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam.

- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, đạt 302 triệu m3 năm 2020 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).

- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang hướng tới việc phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua các biện pháp, như:

+ Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng;

+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng đến phát triển.

 

c) Thuỷ sản

- Thuỷ sản là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh. Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.

- Các quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trong khu vực là Inđônêxia, Việt Nam và Philíppin.

- Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực là: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,...

- Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu. Suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.

- Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Philíppin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.