Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Liying Zhao
Xem chi tiết
Liying Zhao
Xem chi tiết
ngo thang
25 tháng 10 2021 lúc 17:51

Viết một bài văn trình bày cảm nhận về đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích được trích trong truyện kiều của Nguyễn Du

  
Tùng
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 11 2021 lúc 9:06

Em tham khảo:

Truyện Kiều đã từ mấy trăm năm qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu được của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

Để tạo ra được một kiệt tác như vậy, điều quan trọng nhất mà Nguyễn Du đã thể hiện được là tấm lòng nhân đạo cao cả và tài năng bậc thầy về nghệ thuật. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối được mở ra bằng “buồn trông”.

Không chịu nghe lời Tú Bà vào chốn thanh lâu, Kiều bị bắt giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cao, xa xôi, bốn bề đẹp nhưng hoang vắng. Ngày nào nàng cũng đau khổ nhớ về gia đình và người yêu. Trong nỗi niềm đằng đẵng bao ngày, nàng nhìn ra phía xa nơi cửa bể vào lúc chiều hôm và thấy thấp thoáng cánh buồm nơi xa. Trong khói sóng hoàng hôn gợi buồn gợi mê, ai biết con thuyền kia là thực hay là ảo, mọi thứ mờ ảo và xa xôi đến mức chỉ có cánh buồm hiện lên. Ở đó có thể là một con thuyền thực nhưng cũng có thể chỉ là con thuyền trong nỗi mong mỏi giải thoát của Kiều. Nàng đang ước ao, mong chờ một con thuyền từ phương xa có thể tới đây, chở nàng về với gia đình thân yêu. Nhưng rồi càng mong lại càng tủi thân, con thuyền kia chỉ là ảo mộng, mà dù có là thực đi nữa lại khiến cho ai kia càng xót xa khi con thuyền cập bến còn mình vẫn còn chơi vơi. Nàng nhớ nhà, rồi nàng buồn. Từ hình ảnh nơi biển cả mông mênh rộng lớn gợi nỗi cô đơn, nàng trông ra đến ngọn nước mới sa, ngọn nước đã đục ngầu vì từng trận thác đổ xuống tung bọt lên trắng xóa.

Và ngay trên dòng nước ấy, có những cánh hoa mỏng manh đang trôi trong vô định, cứ dập dềnh chực chìm chực nổi. Phải chăng, Kiều đang thấy thân phận mình giống với đóa hoa tội nghiệp kia, cứ trên dòng đời trôi mãi trong sự vùi dập dày vò của bao nhiêu con sóng cuộc đời. Cánh hoa ở giữa dòng ấy rỗi sẽ trôi về đâu giống như số phận nàng hiện tại rồi sẽ đi về đâu. Câu hỏi tu từ đã bật lên một sự lo lắng cho một tương lai của một số phận mỏng manh vô định hình. Từ sự lo lắng này, tâm trạng của Kiều lại càng tiếp tục rơi vào sự vô định mông lung không biết đi đâu về đâu. Dường như đến đây, mọi cảnh vật trước mắt Kiều đã bị nhòe đi bởi một màn nước mắt, đến nội cỏ vô tri cũng trở nên rầu rĩ bởi tâm trạng con người không thể nhìn nó bằng con mắt khác.

Khung cảnh mênh mông đến rợn ngợp giờ đây trở nên càng mênh mông hơn khi mà từ chân mây đến mặt đất như không còn ranh giới, màu xanh ở đây không còn là màu xanh tươi của sự sống như ngày xuân xưa kia mà là một màu xanh đơn điệu, một bức tranh một màu không có chút sức sống giống y như cuộc sống lúc này của Kiều. Nhưng mọi thứ vẫn còn ở một mức tâm trạng buồn lo nhưng đến câu cặp lục bát cuối cùng. Từ những cảm xúc buồn, lo lắng, đến đây, ta thấy Kiều như rùng mình sợ hãi. Những cơn gió cuốn những cơn sóng ngoài biển tạo những âm thanh to như cơn bão khiến cho con người phải hãi hùng. Từ tượng thanh “ầm ầm” đặt ở đầu câu như nhấn mạnh sự bất ngờ hoảng hốt của Kiều nơi lầu cao khi con sóng lạnh lùng dữ dội xô vào chân lầu khiến người trên phải sợ hãi.

Đây có lẽ là sự dự đoán về một tương lai không mấy êm đềm sẽ đến với Kiều, và ngay sau đấy, sóng to gió lớn sẽ đổ lên cuộc đời Kiều làm cho nàng phải đau đớn, sợ hãi mà chao đảo. Bốn cặp lục bát mở đầu bằng “buồn trông” tạo nên một đoạn điệp khúc có nhạc tính tăng dần mức độ. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, hình ảnh được chọn từ mờ ảo, mông lung đến rõ ràng cụ thể, tâm trạng nhân vật trữ tình từ buồn, lo đến sợ hãi hoảng hốt. Nguyễn Du đã thật tài tình trong việc miêu tả rõ nét tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày tháng dài bị giam nơi lầu Ngưng Bích, những ngày tháng mở đầu cho quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Kiều. Kiều lúc này, càng buồn thì càng trông, càng trông thì càng buồn, chính Nguyễn Du đã hiểu được điều này và bộc lộ sự cảm thông từ ngòi bút.

Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.

Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
2 tháng 10 2017 lúc 10:00

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:

- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.

- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.

- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.

Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.

Câu 3:

Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Câu 4:

Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.

Câu 5:

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

my yến
25 tháng 3 2018 lúc 20:26
Soạn bài: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

Bố cục:

- Phần 1 (bốn câu thơ đầu): Lời giới thiệu của tác giả về hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân.

- Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp của Thúy Vân.

- Phần 3 (mười sáu câu thơ còn lại): Vẻ đẹp, tài năng thiên phú của Thúy Kiều.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:

- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.

- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.

- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:

Vân xem trang trng khác vi, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài n nang. Hoa cười, ngc tht, đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.

Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.

Câu 3:

Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

Kiu càng sc so mn mà, So b tài sc li là phn hơn:

"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Câu 4:

Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.

Câu 5:

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

Luyện tập

(Học thuộc lòng đoạn thơ)

Ý nghĩa - Nhận xét

- Về nội dung:

→ Học sinh cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân

→ Học sinh thấy được cảm hứng nhân văn ở tác giả Nguyễn Du qua dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị đặc sắc trong ngòi bút của Nguyễn Du: bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp con người.

Huong Do
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
my yến
25 tháng 3 2018 lúc 20:14
Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

- Phần 1 (mười hai câu thơ đầu): cảnh Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh.

- Phần 2 (hai mươi hai câu thơ còn lại): Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mười hai câu đầu đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân. Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh. Nàng gọi Thúc Sinh là "Người cũ" mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là "cổ nhân" mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh. Trong khi nói với Thúc Sinh. Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố "Sâm Thương" cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc "Kẻ cắp bà già gặp nhau", "Kiến bỏ miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Câu 2:

Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến:

Thot trông nàng đã chào thưa: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"

Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời "càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều". Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!

Câu 3:

Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao":

Hon Thư hn lc phách xiêu Khu đầu dưới chiếu, liu điu kêu ca. Rng: "Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..."

Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.

Câu 4:

Rốt cuộc, người thua trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó lại chính là Thuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói với mình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".

Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, nàng vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Một người phụ nữ như thế, thật khó có thể đối đầu được với một kẻ gian ngoan, quỷ quyệt như Hoạn Thư.

Câu 5:

Qua đoạn trích có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ. Còn với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt. Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca "đến mực, phải lời", Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.

Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 109 SGK): Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

+ Thúy Kiều:

→ Có yêu, có ghét rõ ràng, lúc thì rất ôn hòa, lúc lại rất cương quyết, cứng rắn: Nàng trả ơn đền nghĩa cho Thúc Sinh, ngược lại trừng phạt Hoạn Thư - người đã từng có tội với nàng.

→ Tuy nhiên, mọi hành động của Thúy Kiều đều dựa trên nguyên tắc đạo lý: nàng là người thấu hiểu đạo lý, nên mới đền ơn cho người đã cưu mang mình, đồng thời tha tội cho Hoạn Thư bởi nàng thấu hiểu cho phận đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.

+ Hoạn Thư:

→ Trước sau Hoạn Thư đều là người khôn ngoan, mưu kế. Dù run sợ trước lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn khôn khéo đưa ra được lời biện minh để thoát tội cho bản thân, lợi dụng lòng đồng cảm của Thúy Kiều: Về tình cảm riêng, tuy vẫn rất yêu quý tài năng của Thúy Kiều nhưng cảnh chồng chung thì ai nào chịu được, nên thói ghen tuông cũng là thường tình.

Ý nghĩa - Nhận xét

- Qua đoạn trích, học sinh thấy được nét tính cách nhất quán trong hai nhân vật Thúy Kiều va Hoạn Thư.

- Cảm nhận được nội dung tư tưởng của đoạn trích: đoạn trích thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

- Học sinh phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong ngồi bút xây dựng tính cách nhân vật trông qua ngôn ngữ đối thoại của tác giả Nguyễn Du.

Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết
my yến
25 tháng 3 2018 lúc 20:47
Soạn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều

(trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

- Phần 1 (mười câu thơ đầu): Bức tranh về ngoại hình, tính cách của tên xấu xa Mã Giám Sinh.

- Phần 2 (mười sáu câu còn lại): Tình cảnh tội nghiệp, nỗi đau đớn, tái tê của Thúy Kiều trong cuộc mua bán với bọn buôn người.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Trong đoạn trích, từ ngoại hình đến tính cách, bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh được bộc lộ rõ nét:

- Ngoại hình: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

+ Cử chỉ, hành động, cách nói năng: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Đắn đo cân sắc cân tài - ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ; Cò kè bớt một thêm hai,…

+ Tính cách: thể hiện bản chất con buôn, bất nhân, xem con người chỉ như một món hàng hoá có thể mua bán, thậm chí cò kè bớt xén; giả dối từ việc giới thiệu lí lịch cho đến trình bày mục đích mua Kiều: "Rằng: "Mua ngọc đến Lam Kiều - Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?"…

Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh của Thúy Kiều.

Cuộc đời của Thúy Kiều, một cô gai tài hoa nhưng bạc mệnh, cuộc đời của nàng là một chuỗi dài của sự bi thương đau đớn. Trong đoạn trích, hình ảnh của nàng là một chuỗi dài của sự bi thương đau đớn. Trong đoạn trích, hình ảnh của nàng hiện lên tuy không nhiều nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được tình cảnh tội nghiệp và nỗi đau đớn tái tê của nàng.

a. Tình cảnh tội nghiệp: Gia đình nàng gặp cơn nguy biến, Kiều phải bán mình cứu cha.

b. Nỗi đau đớn, tái tê.

- Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai. Đó là nỗi đau đớn đến tột cùng. Từ một cô gái khuê các, sống trong cảnh "trướng gấm màn che" bỗng dưng nàng bị ném vào cuộc đời ô trọc, bầm dập.

- Trong lòng nàng lúc bấy giờ đang ngổn ngang trăm mối tơ vò: tình duyên đứt đoạn, cha và em bị đánh đập, cửa nhà tan nát thế nhưng nàng phải đánh đàn, phải làm thơ để cho Mã Giám Sinh vừa lòng, trong lòng thì lại chất chứa lo lắng vì số phận sắp tới của mình.

Câu 3:

Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:

- Tấm lòng cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp.

- Vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và đồng tiền lộng hành; Gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn, lên án thế lực đồng tiền bất nhân.

- Bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người giả dối, bất nhân.

Ý nghĩa - Nhận xét

- Qua đoạn trích, học sinh thấy được bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh thông qua những nét về ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, đồng thời thương xót cho số phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc như Thúy Kiều trong xã hội đồng tiền đáng ghê tởm.

- Học sinh thấy được ngòi bút khắc họa tính cách nhân vật tài tình của tác giả Nguyễn Du.

Liying Zhao
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
16 tháng 10 2021 lúc 14:26

tham khảo:

Sau khi Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, nàng rơi vào nanh vuốt của mụ Tú Bà bán thịt buôn người. Hiểu ra tình cảnh nhục nhã, éo le của mình. Kiều đã liều tự sát. Sợ bị mất món lời to, Tú Bà hoảng hốt vội cứu sống Kiều và tạm cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích, với lời hứa sẽ gả chồng tử tế cho nàng. Trong những ngày này, Kiều sống trong tâm trạng khôn xiết buồn bã, đau đớn. Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã vẽ nên cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích thành một bức tranh tâm tình đầy xúc động:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

…………………………………..

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Đoạn trích trên nói lên tâm trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn tủi, thương nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, xót thựơng thân phận cay đắng của mình.

Đoạn thơ là một minh chứng tỏ quan điểm: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ của thi hào Nguyễn Du. Cảnh vật thiên nhiên ở đây bị bao phủ một nỗi buồn trĩu nặng bởi Kiều nhìn cảnh bằng cặp mắt u uất, đau thương. Nỗi buồn tơ lòng người thấm vào cảnh vật và cảnh vật hoang vắng, đìu hiu càng gợi mối sầu trong lòng người con gái bất hạnh là Kiều.

Đang sống trong không khí ấm êm, đùm bọc của gia đình; đang say sưa hạnh phúc với mối tình đầu ngọt ngào, trong sáng, Kiều bỗng dưng bị rơi vào cạm bẫy của cuộc đời. Nàng bị lừa gạt trắng trợn, bị đánh đập dã man, bị xúc phạm đến phẩm hạnh. Bao tai biến dồn dập đến với nàng trong một thời gian quá ngắn. Cả thể xác lẫn tâm hồn nàng bị những thế lực đen tối giày xéo, chà đạp không thương tiếc. Giờ đây, một mình ngồi trước lầu Ngưng Bích, giữa chốn đất khách quê người, Kiều hoàn toàn cô đơn, không một người thân thích để chia sẻ tâm sự đau thương. Bởi vậy, nỗi buồn đau càng lớn, càng sâu. Thúy Kiều chỉ còn biết san sẻ nỗi lòng cùng cảnh vật quanh nàng.

Sáu câu đầu là cảnh lầu Ngưng Bích. Cảnh được tác giả vẽ lên bằng những nét chấm phá: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, mênh mông hoang vắng, lạnh lẽo. Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng nàng Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa son,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Cha mẹ, các em, người yêu,... tất cả đã xa xôi, cách biệt với Kiều. Sống giữa một lũ mặt người dạ thú như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Kiều chẳng khác gì một chú cừu non giữa bầy lang sói. Có ai hiểu nổi lòng nàng trong tình huống này? Nhìn một dáng núi xa, ngắm một vầng trăng gần, nàng cảm thấy đó là bè bạn. Nhưng những những người bạn không lời này đâu có an ủi, chia sẻ được nỗi buồn đang chất ngất trong lòng nàng? Bởi thế, nỗi buồn không thể nào vơi cạn.

Dõi tầm mắt ra bốn phương, tám hướng, không hướng nào lóe lên được một chút vui:

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Không một bóng người, chỉ có không gian mênh mông, hoang vắng và buồn tẻ. Ướm vào thân phận nàng, nàng nào có khác chi hạt cát, hạt bụi nhỏ nhoi kia? Giữa người với cảnh vừa có nét tương phản, vừa có nét tương đồng. Nỗi buồn của Kiều dường như cũng mở ra đến vô cùng như không gian bát ngát trước mắt nàng. Càng cảm thương cho thân phận, cõi lòng nàng càng tan nát:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Cảnh buồn hay gợi nhớ. Kiều lặng lẽ, âm thầm gạt lệ khi hồi tưởng về bao điều tốt đẹp nay đã thành quá khứ.

Nàng nhớ người yêu cùng với mối tình đầu mãnh liệt và trong sáng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Hình ảnh hai người cùng uống chén rượu thề trăm năm gắn bó đêm nào dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời giờ vẫn còn đậm nét, tươi nguyên trong kí ức nàng. Nàng thương chàng Kim giờ này đang sốt ruột chờ trông tin tức người yêu. Nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều xót xa, đau đớn:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai biết mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng đã đi xa biền biệt, lấy ai chăm sóc mẹ cha? Tuy đã cố dứt chữ tình để đền chữ hiếu nhưng nàng vẫn không khỏi băn khoăn, thổn thức khi nghĩ đến cảnh cha già mẹ yếu tựa cửa hôm mai, mòn mỏi đợi mong con trong vô vọng. Điều đó càng khẳng định rõ nàng là người con hiếu thảo.

Mang một tâm trạng như thế nên Kiều nhìn đâu cũng chỉ thấy buồn:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Bốn lần, từ "buồn trông” được nhắc lại; mỗi lần mở đầu cho một cảnh. Kiểu kết cấu lặp này gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều. Tám câu thơ, bốn bức tranh phong cảnh nhỏ trong một bức tranh phong cảnh - tâm tình rộng lớn. Bức thứ nhất: “cửa bể chiều hôm” mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên một cánh buồm đơn độc, thấp thoáng ẩn hiện, không biết về phương trời nào. Bức thứ hai: “ngọn nước mới sa” (nước đổ từ trên cao xuống), cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa vào cõi vô định. Bức thứ ba: “nội cỏ rầu rầu”, héo úa, không còn sức sống. Bức thứ tư: “gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng...”

Chúng ta bắt gặp ở đây bút pháp quen thuộc của Nguyễn Du. Cảnh vật chỉ mang tính ước lệ nhưng phản ánh rõ tình người, cụ thể là nỗi buồn không giới hạn của Kiều. Mỗi cảnh ngụ một ý, tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con người: lẻ loi, cô độc, trôi nổi, dập vùi, héo tàn và linh tính báo trước về một tương lai đen tối đầy bão tố.

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thi hào Nguyễn Du tỏ ra rất tài hoa trong việc tả cảnh, tả tâm lí nhân vật. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều, khiến người đọc thực sự xúc động, xót xa cho số phận bất hạnh của người con gái tài sắc ấy. Cảnh và tình cứ đan xen, hòa quyện, bổ sung ý nghĩa cho nhau, làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều.