Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
10 tháng 2 2022 lúc 21:12

2A

3B

 

2.A. "Uy-lít-xơ trở về" (Trích sử thi Ô - đi-xê).

3.B. Trêu trọc người con gái đẹp

Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 2 2022 lúc 21:13

2.A

3.B.

Hồ Thị Phong Lan
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 7 2019 lúc 7:54
Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trật tự của các tình tiết và sự kiện

1) Đăm Săn đến nhà Mtao-Mxây khiêu chiến nhưng Mtao-Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao-Mxây nhận lời thách đấu với sự run sợ (sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo…)

2) Bước vào cuộc chiến:

Hiệp đấu thứ nhất

- Hai bên lần lượt múa khiên. Trong khi Mtao-Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bản lĩnh của người anh hùng

- Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang

* Hiệp đấu thứ hai

- Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão khiến Mtao-Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt nên phải đến sự cứu giúp của Hơ Nhị nhưng Đăm Săn đã đớp được

- Kết quả: Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, Đăm Săn mạnh hẳn lên.

* Hiệp đấu thứ ba:

- Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao-Mxây, đâm trúng kẻ thù nhưng áo của hắn không thủng, chàng nhờ đến sự giúp đỡ của Ông Trời nên đã cắt được đầu của Mtao-Mxây.

- Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:

- Ở phía Mtao-Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn ("không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa"). Từ thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được sống trong no ấm, sự giàu có và mong có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ cho mình.

- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!").

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.

- Cuộc chiến dừng lại khi Mtao-Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao-Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.

- Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể riêng lẻ hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn, trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh: So sánh tương đồng (như gió lốc gào, như những vệt sao băng); so sánh tăng cấp qua những hình ảnh so sánh liên tiếp (tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…); so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao-Mxây); lối so sánh, miêu tả đòn bẩy để miêu tả tài múa khiên để đề cao nhân vật anh hùng (tài múa khiên của Mtao-Mxây kém hơn Đăm Săn)

- Các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được đem ra làm chuẩn cho các so sánh với các hình ảnh, sự vật xung quanh cuộc chiến. Dùng hình ảnh của vũ trụ làm nổi bật lên tầm vóc to lớn của nhân vật anh hùng: vẻ đẹp cường tráng bên ngoài và ý chí lớn lao bên trong. Đây cũng chính là nghệ thuật nổi bật của sử thi dân gian khi miêu tả hình tượng người anh hùng.

Diệu Huyền
12 tháng 9 2019 lúc 8:12

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Tóm tắt diễn biến trận đánh

- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng hắn bỡn cợt chưa chịu giao chiến ngay.

- Khi thấy thái độ kiên quyết và nhận được lời hứa của Đăm Săn là sẽ không đâm khi đi xuống cầu thang, Mtao Mxây mới chịu xuống.

- Hiệp đấu thứ nhất: Hai bên múa khiên:

+ Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi

+ Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn hẳn,vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.

+ Kết quả: Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.

- Hiệp đấu thứ hai:

+ Được trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây.

+ Kết quả: Đăm Săn giành được chiến thắng, cắt đầu của Mtao Mxây đem bêu ra đường. Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Câu nói của dân làng:

+ “không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”

+ “không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”

⇒ Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo tôi tớ của Mtao Mxây đều tâm phục và muốn đi theo Đăm Săn - vị tù trưởng mạnh hơn.

Điều này thể hiện mơ ước có được một người tù trưởng dũng cảm, tài ba, có khả năng lãnh đạo tốt của nhân dân.

- Hàng động của dân làng:

+ Tôi tớ của Mtao Mxây: Đoàn người đông như bầy cà tong, mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. ⇒ Niềm vui, phấn khởi khi tìm được người tù trưởng đủ tài đức.

+ Tôi tớ của Đăm Săn: “… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!” ⇒ Vui mừng khi tù trưởng chiến thắng trở về, buôn làng được mở mang thêm, ngày càng đông vui và giàu mạnh.

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây không phải là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với mục đích xâm lược, tàn sát hay cướp bóc của cải. Cuộc chiến này quyết định sự thắng thua của hai tù trưởng, và mang tính chất thống nhất cộng đồng. Vì vậy, khi Đăm Săn – một tù trưởng mạnh hơn giành chiến thắng, tôi tớ của cả hai buôn làng đều vui mừng, phấn khởi.

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:

+ Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.

⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.

+ Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Biện pháp so sánh được sử dụng ở các chi tiết: Các lần Đăm Săn múa khiên, so sánh tương phản nhằm tạo sự đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.

- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:

+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc

+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối

⇒ Tác dụng:

+ Những câu văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.

+ Các hình ảnh được dùng để so sánh với Đăm Săn đều được lấy từ thiên nhiên, vũ trụ. Điều này cho thấy, nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng cộng đồng này có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.

Luyện tập (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1)

- Vai trò của thần linh (Ông Trời):

+ Đăm Săn nằm mộng thấy ông Trời

+ Ông Trời đưa ra chỉ dẫn, gợi ý “cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.

⇒ Thần linh (Ông Trời) ở đây chỉ có vai trò là người đưa ra gợi ý, chứ không phải là người quyết định, làm nên kết quả cuối cùng của cuộc chiến.

- Vai trò của con người:

+ Đăm Săn đã cố gắng chiến đấu 3 hiệp, dùng nhiều tài năng nhưng chưa hạ gục được Mtao Mxây.

+ Nhờ có sự giúp đỡ của ông Trời, Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu, quyết chiến đấu và chiến thắng Mtao Mxây.

⇒ Con người có vai trò là đối tượng trực tiếp dùng tài năng, sức mạnh của mình để tham gia cuộc chiến và giành chiến thắng cuối cùng trước kẻ thù.

Nội dung chính

Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi.

Thảo Phương
12 tháng 9 2019 lúc 18:00

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trật tự của các tình tiết và sự kiện

1) Đăm Săn đến nhà Mtao-Mxây khiêu chiến nhưng Mtao-Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao-Mxây nhận lời thách đấu với sự run sợ (sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo…)

2) Bước vào cuộc chiến:

Hiệp đấu thứ nhất

- Hai bên lần lượt múa khiên. Trong khi Mtao-Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bản lĩnh của người anh hùng

- Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang

* Hiệp đấu thứ hai

- Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão khiến Mtao-Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt nên phải đến sự cứu giúp của Hơ Nhị nhưng Đăm Săn đã đớp được

- Kết quả: Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, Đăm Săn mạnh hẳn lên.

* Hiệp đấu thứ ba:

- Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao-Mxây, đâm trúng kẻ thù nhưng áo của hắn không thủng, chàng nhờ đến sự giúp đỡ của Ông Trời nên đã cắt được đầu của Mtao-Mxây.

- Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:

- Ở phía Mtao-Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn ("không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa"). Từ thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được sống trong no ấm, sự giàu có và mong có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ cho mình.

- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!").

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.

- Cuộc chiến dừng lại khi Mtao-Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao-Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.

- Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể riêng lẻ hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn, trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh: So sánh tương đồng (như gió lốc gào, như những vệt sao băng); so sánh tăng cấp qua những hình ảnh so sánh liên tiếp (tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…); so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao-Mxây); lối so sánh, miêu tả đòn bẩy để miêu tả tài múa khiên để đề cao nhân vật anh hùng (tài múa khiên của Mtao-Mxây kém hơn Đăm Săn)

- Các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được đem ra làm chuẩn cho các so sánh với các hình ảnh, sự vật xung quanh cuộc chiến. Dùng hình ảnh của vũ trụ làm nổi bật lên tầm vóc to lớn của nhân vật anh hùng: vẻ đẹp cường tráng bên ngoài và ý chí lớn lao bên trong. Đây cũng chính là nghệ thuật nổi bật của sử thi dân gian khi miêu tả hình tượng người anh hùng.

Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 7 2019 lúc 7:54

1. Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.

a) Công chúng đó bao gồm những ai ?

D. Tất cả những đối tượng trên.

b) Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta ?

-Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

+ Ra-ma vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách xã hội, chàng vừa yêu thương lại xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng. “ Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...”. Thực chất những lời chàng nói không hoàn toàn chân thực,, không phải những lời sâu kín trong lòng.

-Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:

+ Xi-ta “như muốn giấu mình đi vì xấu hổ”, rồi “ khiêm nhường đứng trước Ra – ma”, “nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình”. Nàng xót xa, tủi hẹn. Hơn thế, đó là nỗi khổ đau mất đi danh dự của một con người trước cộng đồng.

+ Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” rất thân mật, riêng tư nhưng sau đó là quan hệ xã hội “Hỡi Đức vua!... Người..”.

+ Sau đó, nàng quyết định chứng minh tấm lòng trong sạch của mình: “Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa.” . Và Xi-ta đã bước vảo ngọn lửa và cầu xin thần lửa bảo vệ để minh chứng cho lòng trong sạch của mình.

2.Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì :

a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì ?

Đáp án A.

Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì việc chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để cứu Xi-ta là vì danh dự của chàng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ chàng. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta’’. Ra-ma cũng thẳng thừng bảo với Xi-ta rằng : “Chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù’’.

b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì ?

Đáp án C.

Ra-ma tuyên bố từ bỏ Xi-ta bởi vì, chàng nói : “Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại thấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ?’’. Đây là vấn đề danh dự. Danh dự không thể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác. Tuy nhiên, ngoài vấn đề danh dự, trong lòng Ra-ma còn trỗi lên tình cảm ghen tuông nữa. Sự ghen tuông dày vò Ra-ma. Chàng không thể chịu nổi khi nghĩ đến việc “nàng (Xi-ta) đã bị quấy nhiễu ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng’’. Từ sự ghen tuông, Ra-ma đã ngờ vực sự trong trắng của Xi-ta : “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu.

c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra – ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

Ra – ma nhấn đi, nhấn lại sự rõ ràng, dứt khoát trong những lời nói của mình (“phải biết chắc điều này...”, “Ta nói rõ cho nàng hay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng...”. Qua đây ta càng thấy có gì lúng túng, bối rối, không đành nơi chàng.

3. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

- Sự khác biệt giữa tư cách, đứa hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém

- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:

+ Điều tùy thuộc vào quyền lực của kẻ khác

+ Điều trong vòng kiểm soát của nàng:

Nàng chọn để ngọn lửa chứng minh cho phẩm tiết thủy chung của mình, đó là sự dũng cảm của một tấm lòng trinh bạch.

- Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Là vị thần tượng trưng cho sự bất tử, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ. Vị thần tượng tương cho sự hiện sinh, không bao giờ lụi tàn, được nhân dân tin tưởng và tôn thờ.

+ Lời cầu khấn của Xi-ta cho thấy nàng đã tin tưởng vị thần Lửa với niềm tin thần sẽ che chở và chứng minh có tấm lòng của nàng. Qua đây, chúng ta cũng biết vị thần A – nhi có vị trí quan trọng trong tâm thức người dân Ấn Độ - đó là vị thần tối cao, mang sức mạnh siêu nhiên.

4. Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh(chị) trước cảnh Xi –ta bước vào lửa?

- Thái độ của công chúng trước cảnh Xi –ta bước vào lửa:

+ “Các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương. Cả loài Rắc – sa –xa lẫn loài Va –na – ra cùng kêu khóc vang trời”: công chúng vô cùng đau xót, thương cảm cho Xi –ta. Có lẽ họ cũng muốn giúp nàng Xi –ta nhưng lại không thể hành động.

- Cảnh Xi –ta bước vào lửa khiến em thấy cảm phục bởi sự dũng cảm của nàng.



\

Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Ngô Thị Thảo May
22 tháng 2 2016 lúc 11:51

HỨNG TRỞ VỀ

(Quy hứng)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên), đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, từng làm đến chức Thượng thư. Ông để lạiGiới hiên thi tập.

2. Bài thơ Hứng trở về là bài thơ thể hiện lòng yêu nư­ớc và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Tình yêu ấy thể hiện bằng nỗi nhớ quê h­ương và sự gắn bó tha thiết với cuộc sống hết sức bình dị ở quê nhà. Nỗi nhớ quê da diết thôi thúc tác giả quay về dù đang sống sung sướng giữa chốn phồn hoa.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Nỗi nhớ quê h­ương luôn là cảm xúc thư­ờng trực của ngư­ời li khách. Điều đáng l­ưu ý là ở bài thơ này, nỗi nhớ ấy được gợi lên bằng những hình ảnh vô cùng quen thuộc: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo... Tất cả những hình ảnh này đều rất giàu sức gợi bởi nó gắn bó máu thịt với cuộc đời của mỗi con ng­ười, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn.

2. Thơ văn trung đại nói nhiều đến lòng yêu n­ước và ng­ười ta cũng có nhiều cách khác nhau để biểu đạt điều này. Với bài thơ "Quy hứng", cái tình đối với đất nước, non sông có thêm một cung bậc nữa - đó là nỗi lòng của kẻ li hư­ơng. Quy hứng mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của ngư­ời li khách. Nh­ưng nó không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa h­ương đư­a thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai.

Tình yêu quê hương của tác giả không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua cái khát khao được quay về. Sống sung s­ướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo như­ng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nư­ớc, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời th­ường

Mai Nguyên Khang
Xem chi tiết
Hoàng Trọng Nghĩa
18 tháng 2 2016 lúc 10:39

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Hoài Thanh (1909 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trước Cách mạng, Hoài Thanh từng tham gia phong trào yêu nước và bị bắt.

Hoài Thanh viết văn từ năm mới ngoài 20 tuổi. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam.

2. Tác phẩm

Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới.

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong bài viết, theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là:

- Thơ thời nào cũng có cái hay, cái dở, cái kiệt xuất, cài tầm thường, lố lăng. Theo tác giả, chính sự xáo trộn ấy đã khiến cho việc chọn bài để so sánh, để cho thật hiểu cái "tinh thần của thơ mới" là không phải dễ.

- Nguyên nhân thứ hai khiến cho việc tìm hiểu cái "tinh thần thơ mới" khó là không phải ranh giới thơ mới - thơ cũ rạch ròi, dễ nhận ra.

Từ những khó khăn nêu trên, tác giả đã nêu ra những nhận diện sau:

- "Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn phải sánh bài hay với bài hay vậy."

- "... muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể".

2. Theo tác giả, điều cốt lõi làm nên "cái tinh thần thơ mới" là "cái tôi". Nhà phê bình giải thích:

- "Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi".

- Chữ tôi trước đây, nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chức ta - một chữ có thể chỉ chung nhiều người.

- Chữ tôi bây giờ là chữ tôi theo cái nghĩa tuyệt đối của nó. Nó mang theo "một quan nhiệm chưa tứng thấy ở xưa này: quan niệm cá nhân". Nó " xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!".

3. Tác giả đã lý giải " chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó" đến với thi đàn một cách bất ngờ,  "Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!". Sở dĩ có điều lạ lẫm ấy là vì:

- "Cái tôi" bây giờ không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lý Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn của Nguyễn Công Trứ. Cái tôi ngày nay rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng, mất lòng tin.

- Nói chung thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.

4. Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả và tiếng Việt vì họ nghĩ: "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua". Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải "tìm về dĩ vãng để tin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".

5. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng chúng ta vẫn thấy dễ hiểu và hấp hẫn bởi: Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đề. Cái khó là cái mới và cái cũ lại thường gặp ở ngay trong các nhà thơ cũ và mới. Cái cũ và cái mới thường liên tiếp nhau qua các thời đại. 

- Từ cách nhìn đó, tác giả nêu cách giải quyết bài toán một cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể.

- Đặt "cái tôi" trong quan hệ với cái ta để tìm xem những chố giống nhau và khác nhau.

- Đặc biệt là khi tìm cái mới của thơ mới và của các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn đề tong mối quan hệ với thời đại, với tâm lý con người thanh niên đương thời để phân tích sâu sắc "cái đáng thương, đáng tội nghiệp", cái "bi kịch" ở họ.

Bài viết có một tầm nhìn bao quát về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, đơn giản một chiều.

Bài viết có nhiều đoạn có tính khái quát cao nhưng cách viết rất già hình ảnh, rất mềm mại, uyển chuyển vì thế mà nó có sức khêu gợi cảm xúc cũng như hứng thú ở người đọc.

Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
22 tháng 2 2016 lúc 14:44

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng, thời kì được coi là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy, một thời đại cần đến những con người khổng lồ và đã sinh ra được những con người khổng lồ. Uy-li-am Sếch-xpia là người khổng lồ sinh ra trong thời đại đó. Uy-li-am Sếch-xpia trải qua tuổi thơ nhiều vất vả. Tuy nhiên, thời gian đó giúp cho ông có điều kiện làm quen với nghệ thuật để sau này trở thành dòng máu trong ông. Thời thanh niên của Uy-li-am Sếch-xpia cũng là giai đoạn phồn thịnh của nước Anh, là mảnh đất lí tưởng cho tư tưởng nhân văn phát triển. Đó là điều kiện để Uy-ki-am Sếch-xpia sáng tác nhiều tác phẩm bất hủ. Ông để lại 37 vở kịch gồm kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch, phần lớn là kiệt tác của nhân loại. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy khẳng định cuộc sống của con người.

2. Tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Uy-li-am Sếch-xpia, được viết vào cuối thế kỉ XVI, gồm năm hồi bằng thơ xen lần với văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối  hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ. Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khẳng định sức sống, sức vượt qua mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời tố cáo đanh thép, kết án xã hội phong kiến. Tác phẩm cũng đạt đến tầm cao nghệ thuật tổ chức kịch tính, qua việc dẫn dắt hành động kịch và cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Đoạn trích Tình yêu và thù hận thuộc lớp 2, hồi II của vợ kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

II. Tìm hiểu tác phẩm

Câu 1. 6 lời thoại đầu trong bối cảnh đoạn trích Đây là giai đoạn độc thoại của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Từng nhân vật độc thoại để bộc lộ tâm trạng của mình. Mỗi nhân vật độc thoại ba bần xen kẽ nhau. Họ đều bộc lộ tình yêu tha thiết và say đắm của mình với người yêu nhưng nội dung các lời độc thoại của họ có nét khác nhau : Rô-mê-ô tập trung ca ngợi sắc đẹp lỗng lẫy của Giu-li-ét, còn Giu-li-ét lại quan tâm nhiều hơn đến chuyện dòng họ của Rô-mê-ô – dòng họ đã gây hận thù cho dòng họ của nàng. Có hai lời độc thoại dài nhất, bộc lộ rõ nhất tâm trạng của hai nhân vật : đó là lời độc thoại mở đầu của Rô-mê-ô và lời độc thoại khép lại giai đoạn này của Giu-li-ét. Mười lời thoại tiếp theo là giai đoạn đối thoại của hai nhân vật. Mỗi nhân vật có năm lời thoại, mở đầu là Rô-mê-ô và kết thúc là Giu-li-ét. Nội dung các lời thoại đều tập trung vào việc giải quyết mối hận thù giữa hai dòng họ để mở đường chắp cánh cho tình yêu của họ bay cao hơn.

Câu 2. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thể hiện qua đoạn trích - Trong lời thoại của Rô-mê-ô : Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em… - Trong lời thoại của Giu-li-ét : Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Chàng ơi ! Hãy mang tên họ nào khác đi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi…

Câu 3. Diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua lời thoại đầu tiên. Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét. Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một số điều đó là Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên bầu trời ; chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mĩ của nàng. Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.

Câu 4. Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét Bởi tình yêu dành cho Rô-mê-ô nên Giu-li-ét chỉ nghĩ đến trở ngại lớn nhất là vấn đề hận thù dòng họ. Từ đó nàng có những suy nghĩ thật táo bạo : hoặc Rô-mê-ô từ bỏ dòng họ của chàng, hoặc nàng sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Đối với Giu-li-ét, điều quan trọng của con người là tình yêu chứ không phải là dòng họ : Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Lời độc thoại nội tâm của nàng cho thấy tình yêu bùng lên mạnh liệt, giúp thêm sức mạnh cho cả Rô-mê-ô và nàng vượt qua sự thù hận của dòng họ. Ý nghĩa trong lời độc thoại nội tâm mà Giu-li-ét trở đi trở lại nhiều lần với bao day dứt, giằng xé trong tim. Đến khi đối thoại trực tiếp với Rô-mê-ô, nàng lại bày tỏ cùng chàng tâm trạng của mình để cùng chia sẻ và tìm cách vượt qua.

Câu 5. Việc giải quyết vấn đề tình yêu và thù hận Vấn đề thù hận dòng họ : thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận : Tôi sẽ thay đổi tên họ ; sẽ xé nát  cái tên đó vì nó là kẻ thù của em ; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó. Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô. Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thì tình yêu đã chiến thắng hận thù. Đó là bản chất, sức mạn, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Uy-li-am Sếch-xpia đã ca ngợi trong đoạn trích cũng như trong toàn bộ vở kịch. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 1 2018 lúc 8:11

Chọn đáp án: C

Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
18 tháng 2 2016 lúc 16:45

A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Về lịch sử tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, có nguồn gốc cổ xưa, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

Tiếng nói của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam gồm các nhóm: Việt- Mường, Môn – Khơ-me; Tày - Thái; Mã Lai - Đa Đảo; Mông - Dao; Hán - Tạng. Các ngôn ngữ này phần lớn thuộc ngữ hệ Nam Á và một số ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo...

Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:

1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước :

Thời kì này chứng minh bản sắc của tiếng Việt: vừa là tiếng nói có lịch sử lâu đời, vừa đạt tới một trình độ phát triển cao, do đó nó đã không bị tiếng Hán đồng hoá, trái lại đã vay mượn tiếng Hán hàng loạt yếu tố, nhất là vốn từ, để làm giàu thêm hệ thống của mình.

2- Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ : Đây là thời kì ra đời và phát triển của chữ Nôm. Chữ Nôm có thể được hình thành từ TK.VIII- TK IX, được sử dụng vào khoảng từ TK X đến TK XIII. Từ TK XIII đến TK XV đã có thơ văn viết bằng chữ Nôm, từ TK XV trở đi, trào lưu văn chương Nôm phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Nhờ có chữ Nôm, kho từ vựng tiếng Việt tăng lên, giàu có hơn.

3- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc : Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ châu Âu sang Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Trải qua quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dần dần hoàn thiện. Từ đầu thế kỷ XX nó đươc dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá, văn học, khoa học- kỹ thuật... Thời kì này, không chỉ từ Hán mà nhiều từ gốc Âu cũng được du nhập vào hệ thống tiếng Việt.

4- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay  :  Tiếng Việt được mở rộng và hoàn thiện, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, được dùng để giảng dạy ở nhà trường (mọi cấp học) Với vai trò một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc, trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp. Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và có ý thức gìn giữ, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.

II- Về chữ viết tiếng Việt:

Chữ viết tiếng Việt gồm có chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Nôm tuy dựa vào chữ Hán, nhưng đã đi xa hơn chữ Hán trên con đường xây dựng chữ viết, thể hiện rõ trong việc lấy phương châm ghi âm làm phương hướng chủ đạo. Về sau, sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, thay thế chữ Nôm là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chữ viết của dân tộc.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI

1- Tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

 Cần chọn ví dụ ở ngay trong một số bài thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên đã học trong chương trình, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong SGK. Như vậy việc giải bài tập này sẽ dễ dàng hơn.

2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

HS phát biểu những cảm nhận của cá nhân nhưng cần dưa trên một số ý cơ bản sau:

- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.

- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.

- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt. Trong quá trình phát biểu cần minh hoạ bằng các ví dụ.

3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học.

 Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây.

- Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt.

- Đặt thuật ngữ thuần Việt