Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 4 2017 lúc 10:43

  Bối cảnh: Tình hình quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.

      + Nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công.

      + Liên Xô, thành trì của phe XHCN bị tan rã.

      + Nhiều nước XHCN khác bước đầu có những chuyển đổi nền kinh tế và đường lối phát triển,...

  Bối cảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc Đổi mới của nước ta:

      + Đổi mới ở nước ta là tất yếu và không có sự lựa chọn nào khác.

      + Nước ta đã học tập được nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển khác để chọn hướng Đổi mới đúng đắn, đưa công cuộc Đổi mới của nước ta đến thành công.

Bạch Hà An
Xem chi tiết
Dương Việt Anh
20 tháng 2 2016 lúc 18:53

- Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi lớn về sức sản xuất, quy mô sản xuất, cơ cấu kinh tế, phân bố sản xuất...dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới.

- Chiến tranh lạnh kết thúc, tạo điều kiện đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, văn hóa, giáo dục...

- Do nhu cầu phát triển của từng nước, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa nền kinh tế, xã hội ngày càng được thể hiện rõ.

a) Trên thế giới

- Tháng 12/1993, tổ chức buôn bán quốc tế được thành lập gồm 117 thành viên nhằm giải quyết các mâu thuẫn và thúc đẩy việc mua bán trên phạm vi toàn cầu.

- Hiện nay, trên thế giới có khoảng 12 khối kinh tế lớn : Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mĩ ( NAFTA), châu Á-Thái Bình Dương (APEC)...

b) Ở Đông Nam Á

- Tháng 7/1995 Việt Nam là thành viên của ASEAN.

- Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 5 2017 lúc 14:45

Đáp án A

Những thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật trở thành xu thế quốc tế, khủng hoảng trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 10 2017 lúc 2:58

Chọn đáp án A

Những thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật trở thành xu thế quốc tế, khủng hoảng trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới.

Đào Thành Lộc
Xem chi tiết
Trần Thị Hà Phương
3 tháng 2 2016 lúc 22:23

1. Thoát khủng hoảng kinh tế: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

2. Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0% vào năm 1988 và 9,5% năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8% (năm 1999) và đã tăng lên 8,4% vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).

3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4. Hình thành vùng kinh tế trọng điểm: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.

5. Xóa đói, giảm nghèo: Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 4 2018 lúc 9:09

* Hoàn cảnh:

- Mâu thuẫn trong nội bộ nươc Mĩ sau cuộc bầu cử năm 1968, tạo điều kiện cho ta tiếp tục đấu tranh chống Mĩ cứu nước.

- Tương quan lực lượng có lợi cho ta, Trung ương Đảng đã ra chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.

* Diễn biến:

- Ngày 31 - 1 - 1968, cuộc tập kích của quân chủ lực vào các đô thị miền Nam đã mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

- Diễn ra qua 3 đợt: từ đêm 30 - 1 đến ngày 25 - 2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9 - 1968.

- Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 64/242 quận lị và ở hầu khắp các “ấp chiến lược”, các vùng nông thôn.

- Tại Sài Gòn, Quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch... phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng.

* Kết quả:

- Nhiều lực lượng mới chống Mĩ, chống chính quyền Sài Gòn ra đời.

- Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ, cứu nước được mở rộng.

- Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam, đại diện cho các tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị, được thành lập .

- Mĩ phải tuyên bố chấm dứt ném bom không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn Hội nghị Paris để đàm phán với ta

* Ý nghĩa:

- Cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ,

- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược , chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

an viet nguyen
Xem chi tiết
an viet nguyen
2 tháng 5 2023 lúc 19:18

Giúp em với

Trần Bình Nghiêm
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Nghĩa
2 tháng 3 2016 lúc 16:28

Các văn kiện:

-Nam quốc sơn hà, tương truyền của Lí Thường Kiệt xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2 (1075-1077).

- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 2 (1285).

- Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xuất hiện vào giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).

- Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống 29 vạn quân Thanh (1789).

Trích đoạn nội dung của văn kiện Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

*Ý nghĩa của văn kiện:

- Hai câu đầu nói lên mục đích quyết tâm đánh giặc là để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ những bản sắc văn hóa và phong tục lâu đời của dân tộc (hai yếu tố “dài tóc”, “đen răng”).

- Hai câu tiếp theo là sự khẳng định quyết tâm tiêu diệt địch: làm cho quân giặc không kịp trở tay, không cón một manh giáp, một chiếc xe nào để trở về.

- Câu cuối cùng là sự khẳng định chủ quyền, nền độc lập của đất nước, dân tộc ta, đánh địch để cho nó biết rằng nước nam là một nước anh hùng đã có chủ.

duy anh
Xem chi tiết