Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Trang
2 tháng 6 2017 lúc 19:07
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
2 tháng 6 2017 lúc 19:08
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
2 tháng 6 2017 lúc 19:07
Khi không gian có những cơn gió se se lạnh, lá bàng bắt đầu trút xuống và trên bầu trời xuất hiện những cánh chim bay về phương Nam thì cũng là thời gian mà học sinh vui mừng, háo hức đón chào ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam với những món quà thật ý nghĩa dâng lên thầy cô giáo để thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Vậy, “tôn sư trọng đạo” là gì? Có thể hiểu rằng, “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lý. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, vua là trên hết, và người thầy xếp sau vua nhưng trước cha mẹ. Chúng ta thường nghe nói “Quân- Sư- Phụ” là thế. Những câu tục ngữ, ca dao truyền miệng từ xưa đến nay mà mọi người đều thấy quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”,“Trọng thầy mới được làm thầy” , “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, cũng thể hiện được truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

Có nhiều người băn khoăn: Vì sao người học cần phải biết “tôn sư”? Bởi vì người thầy là người biết thương mến, lo lắng cho học trò mình, biết cách dạy dỗ, hướng dẫn cho học trò mình phát triển, tiến bộ, trở nên người tốt ở trên đời. Từ xưa, lịch sử giáo dục của dân tộc ta có những người thầy tiêu biểu, được nhân dân mãi mãi tôn vinh, gương sáng còn lan tỏa đến ngày nay như thầy Đỗ Năng Tế (thầy dạy cả văn lẫn võ cho hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị), thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Nguyễn Đình Chiểu và gần đây, có thầy Nguyễn Tất Thành (tức Bác Hồ kính yêu của chúng ta). Những người thầy đó đã để lại những tấm gương sáng về đạo làm thầy, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, hết lòng đào tạo bao thế hệ học trò, con em nhân dân phò đời giúp nước, làm rạng rỡ những trang sử vẻ vang của dân tộc. Không chỉ biết “tôn sư”, người học còn phải biết “trọng đạo”. Một trong những biểu hiện của tinh thần “trọng đạo” là xem trọng , biết ơn người thầy. Ngày xưa, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, ông bà, cha mẹ lại không quên nhắc nhở con cháu đi chúc Tết “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”. Trong không khí “vui như Tết”, mọi người vẫn không quên dành cho những người thầy những lời chúc tốt đẹp, những sự quan tâm đầy tình nghĩa.
Ngày nay nhà giáo được vinh danh là kĩ sư tâm hồn, nghề giáo được đánh giá là “ Nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí.” Lớp lớp nhà giáo đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “Vì lợi ích trăm năm trồng người” (Bác Hồ), họ đã giảng dạy những học sinh từ Mẫu giáo đến việc đào tạo ra không chỉ những công nhân, viên chức bình thường mà cả rất nhiều kĩ sư, bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư nổi tiếng. Và không giống những nghề cho ra đời những sản phẩm vật chất, nghề giáo đã tạo ra những con người tri thức, có đạo đức. Mà muốn tạo ra những sản phẩm con người vừa có đạo đức, vừa có tri thức trong thời buổi hội nhập, trong sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, chắc chắn làm một thầy giáo, cô giáo cũng chẳng dễ dàng gì. Để có một bài giảng tốt, một lời khuyên hay, người thầy trước tiên phải là tấm gương sáng, và đã phải trăn trở, nghĩ suy biết bao đêm ngày, lo lắng tất cả mọi thứ từ việc dặn dò học sinh học bài cũ, soạn bài mới cho đến việc thiết kế , soạn giáo án lên lớp. Đó là chưa kể đến những thầy cô nhà ở rất xa trường, phải đi rất nhiều cây số mới đến được lớp học, rồi lại có những thầy cô có hoàn cảnh rất khó khăn, cha mẹ già yếu, con cái đau ốm,.... Nhưng vượt lên tất cả sự vất vả, người thầy luôn dành những gì tốt nhất mà mình chuẩn bị, dành hết cái tâm của mình để học sinh có thể hiểu bài, với một hi vọng giản đơn là mỗi học sinh sẽ trở thành một người có ích cho xã hội trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy mà hình ảnh người thầy đã khắc sâu vào tâm hồn của những ai từng là học sinh. Chắc chắn không ai có thể quên được “ngày đầu tiên đi học mắt ướt nhạt nhòa”, được cô giáo “vỗ về an ủi thật thiết tha”. Rồi trong một khoảng thời gian dài làm học sinh, biết bao người đã được thầy cô uốn nắn từng chữ viết, dạy cho cách làm người, cung cấp bao nhiêu kiến thức. Viên phấn trên tay thầy cô càng ngắn dần, tóc thầy cô càng điểm nhiều sợi bạc thì học sinh càng được mở rộng thêm về kiến thức, về sự hiểu biết. Trong miền kí ức của học sinh, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai, là ngọn gió mơn man mùa hạ, là bếp lửa hồng sưởi ấm mùa đông giá rét.
Tấm lòng của thầy cô bao la như trời biển, vậy mà trong môi trường học đường, vẫn còn đâu đó một số học sinh còn có biểu hiện xem thường kỉ cương học tập và thái độ tôn sư trọng đạo. Ở lớp, họ không chú ý nghe thầy, đua bạn.Ở nhà, họ không chịu học bài, làm bài, ý thức tự giác của họ chưa cao, thậm chí họ còn có thái độ vô lễ, xem thường thầy cô. Đó là chưa kể đến một số học sinh đã rời trường, bất chợt gặp thầy cô trên đường thì nhìn đi chỗ khác hoặc cứ giương mắt rồi đi mà chẳng hề chào hỏi. Những học sinh đó thật là đáng trách.
Người dân Việt Nam có tinh thần hiếu học và rất biết ơn người có công dạy dỗ mình dù người ấy chỉ dạy mình một chữ hay nửa chữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” . Mang ơn thầy là bổn phận của người học bởi "Không thầy đố mầy làm nên". Bổn phận này không phải chỉ là sản phẩm của lý trí thuần túy , nó xuất phát từ một tấm lòng, một tình cảm thật sâu xa bền bỉ: đó là sự thương mến kính trọng thầy. Mà đã thương mến, kính trọng, biết ơn thầy thì phải thể hiện bằng hành động thật cụ thể, chí ít phải chú trọng việc duy trì nề nếp, kỷ cương học tập và có thái độ “tôn sư trọng đạo”. Mỗi học sinh cần học bài cũ, soạn bài mới trước khi đến lớp. Ở lớp học, chúng ta nên chú ý nghe thầy giảng, học tập cùng bạn, thi đua giành nhiều điểm tốt, lễ phép với thầy cô và thân ái với bạn bè. Đó chính là món quà tinh thần lớn nhất mà chúng ta dành tặng thầy cô . Thiết nghĩ, khi còn ngồi trên ghế học đường mà học sinh không học hành nghiêm túc, không kính trọng thầy, cô giáo thì sau này khó trở thành công dân tốt. Chắc chắn, các thầy cô giáo hết lòng với học sinh, với nghề nghiệp, ngày xưa họ từng là những học sinh có tinh thần “Tôn sư trọng đạo”.
Ngày 20 tháng 11 đã đến, một ngày như bao ngày nhưng lại trọng đại hơn bao ngày bởi đây là ngày Hội của các thầy, các cô; ngày mà các thầy cô có dịp nhìn lại thành quả do công sức khó nhọc của mình bỏ ra, ngắm những cây xanh do chính tay mình ươm mầm và chăm sóc, là ngày mà vẻ đẹp của các “kĩ sư tâm hồn” được tôn vinh, là ngày mà dân tộc Việt Nam thể hiện rõ nhất truyền thống “tôn sư trọng đạo”.Với ý nghĩa ấy, học sinh chúng ta hãy trân trọng kính dâng các thầy, các cô những đóa hoa thành tích tươi thắm cùng lời chúc thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, hoàn thành tốt công tác, mãi mãi thương yêu và dìu dắt học sinh từng bước trưởng thành.
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 6 2017 lúc 7:56

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của người Việt:

    + Kính trọng thầy cô, những người dạy học, làm nghề dạy học

    + Trọng đạo là trọng nghĩa tình, lẽ phải, những điều tốt đẹp trong đạo đức

Truyền thống này được thể hiện trong nhà trường: học trò kính trọng thầy cô, học hỏi những điều hay lẽ phải, rèn luyện

    + Trong gia đình: con cái kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị những người bề trên, nghe và sống theo truyền thống của gia đình, dòng họ

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 8 2019 lúc 9:47

1. Mở bài : “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đang ngày càng được phát huy rực rỡ.

2. Thân bài :

- Giải thích các khái niệm : “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của học trò đối với thầy ; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lí → “tôn sư trọng đạo” là...

- Phân tích, chứng minh :

   + Vai trò của người thầy với sự thành công của người trò : Không thầy đố mày làm nên, người thầy là người dạy ta kiến thức, dạy ta đạo đức, lễ nghĩa... → Chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng công lao dạy dỗ của người thầy.

   + Chúng ta luôn tự hào với truyền thống, với phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy.

+ “Tôn sư trọng đạo” là biểu hiện của ý thức coi trọng học hành, coi trọng đạo lí làm người.

   +(Kết hợp đưa ra dẫn chứng)

- Truyền thống “tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào hiện nay :

   + Hoàn cảnh, điều kiện sống có nhiều thay đổi : điều kiện học tập tốt hơn, đời sống vật chất tinh thần giàu mạnh hơn, giáo dục cũng được coi trọng.

   + Nhà nước ta vẫn luôn cố gắng phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy bằng hành động, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là một ngày ý nghĩa để mỗi người nhớ và trân trọng công lao người thầy.

   + Tuy nhiên, có những học trò đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng chưa thực sự ý thức được vấn đề cần phải tôn kính, trân trọng giá trị cao đẹp của người thầy, giá trị của những bài giảng nhiệt huyết.

   + Làm thế nào để phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” : Lòng tôn kính thầy, coi trọng đạo lí phải xuất phát từ cái tâm trong lòng.

3. Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của câu nói và bài học bản thân.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 8 2018 lúc 15:07

- Giải thích ý nghĩa của câu nói: "Tôn sư trọng đạo"

    + Thế nào là "Tôn sư"?

    + "Đạo" có nghĩa là gì?

    + Thế nào là "Tôn sư trọng đạo"

- Phân tích và chứng minh: "Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

    + Kính trọng và đề cao vai trò của người thầy.

    + Coi trọng việc học hành.

    + Coi trọng đạo lí làm người, đề cao nhân nghĩa ...

- Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay:

    + Hoàn cảnh, điều kiện sống có những gì thay đổi?

    + Những gì được tiếp tục phát huy? Những gì có sự bổ sung, phát triển? Những hiện tượng nào cần lên án?

- Cần phải làm thế nào để phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo" trong một thời đại mới?

Trong thời đại mới, việc "Tôn sư trọng đạo" cần phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và dân chủ. Tôn sư trọng đạo không phải chỉ là một việc làm mang ý nghĩa hình thức. Nó phải xuất phát từ sự tôn kính thực sự của mỗi cá nhân.

- Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của câu nói.

Bình luận (0)
Thư Đoàn
Xem chi tiết
đặng đạt
25 tháng 1 2022 lúc 22:11
Người xưa từng nói: “không thầy đố mày làm nên”. Phía sau một học trò giỏi đều có một người thầy giỏi. Người thầy tuy không thể quyết định toàn bộ sự thành bại của một học trò nhưng là nhân tố quan trọng nhất đối với tri thức của mỗi con người. Tôn sư trọng đạo là phẩm chất cao quý vốn có ở con người. Người biết tôn kính người thầy, quý trọng đạo học, luôn kính trọng, ghi nhớ công ơn người thầy đã dạy dỗ mình nên người, đồng thời đem sự học ấy giúp đời, xây dựng đất nước. Bởi biết quý trọng việc học, họ tích lũy được tri thức nên dễ dàng thành công trong cuộc sống. Ngược lại, người không biết tôn sư trọng đạo không những không thể hoàn thiện nhân cách mà tri thức cũng yếu kém, khó thành công trong cuộc sống này. Biết trọng đạo nghĩa, tôn kính người thầy không những thể hiện lòng biết ơn đối với người khác mà còn khẳng định phẩm chất cao đẹp, đạo đức cao quý của con người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người. Khẳng định ý nghĩa của truyền thống hiếu học của dân tộc ta, mỗi học sinh phải nỗ lực học tập hết mình, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-truyen-thong-ton-su-trong-dao-cua-dan-toc-ta
Bình luận (0)
itonjacky
Xem chi tiết
Phan Thuý Bình
22 tháng 4 2022 lúc 21:48

chệu r

Bình luận (0)
Lê Hương Giang
22 tháng 4 2022 lúc 21:49

Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tôn là sự tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trọng là coi trọng, tôn trọng; còn đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo mang ý nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mà bất cứ người học sinh nào cũng cần có. Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy. Muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt. Mỗi người học sinh phải tôn trọng chính thầy cô giáo của mình vì đó là một trong những đạo lí cơ bản của việc làm người. Bên cạnh đó có nhiều người học trò không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Thậm chí có những người hành xử bất lịch sự, thô lỗ với thầy cô giáo đi ngược lại với đạo lí Tôn sư trọng đạo. Mỗi chúng ta muốn trưởng thành thì đều phải trải qua giai đoạn làm người học trò nhỏ và được người thầy dìu dắt. Chính vì thế, ngay từ hôm nay hãy tôn trọng, yêu thương, kính mến với thầy cô giáo của mình để xứng đáng là người học trò có tấm lòng hiếu kính.

Bình luận (0)
Nguyễn Như Tuấn
22 tháng 4 2022 lúc 21:49

lên mà tra gg

Bình luận (0)
Tuấn Quy Nguyễn
Xem chi tiết
︵✰Ah
9 tháng 12 2021 lúc 14:31

A

Bình luận (0)
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
9 tháng 12 2021 lúc 14:31

A

Bình luận (3)
Cuuemmontoan
9 tháng 12 2021 lúc 14:31

a

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 7 2019 lúc 3:11

Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong Tết Nguyên đán là mọi thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau ấm áp.

    + Trong cuộc sống thường nhật, mọi người vì phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh nên thường bận rộn, ít có dịp gần gũi nhau

    + Ngày Tết mọi người được nghỉ làm, quây quần bên nhau hạnh phúc, kể cho nhau nghe chuyện đã qua, và hướng nhau tới những điều tốt đẹp

Bình luận (0)
Trang Vũ
Xem chi tiết