Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 8 2017 lúc 8:50

1. Mở bài

– Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa

– Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.

2. Thân bài

   Lần lượt kể các sự việc sau:

– Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.

– Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.

    + Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.

    + Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

– Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.

– Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.

– Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng,

– Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.

– Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụng cá.

– Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.

3. Kết bài

– Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.

– Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2018 lúc 3:16

Dàn ý: Kể lại Truyện cổ tích “Sọ Dừa”

1. Mở bài

– Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa

– Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.

2. Thân bài

Lần lượt kể các sự việc sau:

– Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.

– Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.

    + Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.

    + Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

– Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.

– Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.

– Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng,

– Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.

– Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụng cá.

– Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.

3. Kết bài

– Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.

– Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.

Bình luận (0)
nguyễn thị kim huyền
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
13 tháng 4 2021 lúc 21:34

Tham khảo:

"Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết vào năm 1971. Lúc cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt. Trong truyện có nhân vật Phương Định là nhân vật tiêu biểu trong lớp thanh niên xung phong Việt Nam. Đó là một cô gái hồn nhiên nhưng rất dũng cảm, gan dạ - một cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, hay mơ mộng. Qua đó, ta thấy được phần nào những nét đẹp của Phương Định và thấy được sự nổi bật của câu chuyện.

Để hiểu rõ hơn về những nét đẹp đó của Phương Định, chúng ta hãy cùng nhau bước vào phần phân tích. Truyện kể về nhóm nữ trinh sát mặt đường gồm Thao, Nho và Phương Định. Công việc của họ cực kỳ nguy hiểm và có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Đó là quan sát máy bay thả bom của giặc, đo đất đá, san lấp hố bom, kiểm tra những quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc nguy hiểm là thế nhưng họ vẫn luôn yêu đời, hồn nhiên, thích ca hát, tâm hồn mơ mộng, đặc biệt là nhân vật Phương Định. Họ luôn gắn bó, yêu thương nhau như chị em dù cho tính nết mỗi người mỗi khác. Cơn mưa đá ở cuối chuyện để lại trong lòng Phương Định bao xuyến xao, hoài niệm. Cũng như bao cô gái mới lớn khác, Phương Định rất nhạy cảm và hay quan tâm đến ngoại hình của mình. Cô tự đánh giá về mình: "Tôi là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như hoa loa kèn". Còn đôi mắt của cô được các anh lính lái xe nhận xét: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính lái xe để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô vui và tự hào. Nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình, cô luôn kín đáo giữa đám đông. Trong khi các cô gái khác vây quanh các anh bộ đội còn cô thì: "Thường đứng ra xa, khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt tưởng như kiêu kỳ". Nhưng thực ra trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Và cô còn dành tình yêu, niềm cảm phục cho những người lính chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên trận địa. Bên cạnh đó Phương Định là một cô gái hồn nhiên, trong sáng và có nhiều ước mơ về tương lai. Cô hay mơ mộng và rất thích hát. Thường cứ thuộc điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời bài hát. Lời bài hát đôi lúc lộn xộn, ngớ ngẩn đến cô cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Cô thích ngồi bó gối mơ màng và thường nhớ về kỉ niệm bên mẹ và gia đình, đặc biệt qua một trận mưa đá, ta cảm nhận được sự hồn nhiên của cô. Cô reo lên vui mừng khi phát hiện mưa đá: "Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!...". Và cô tiếc thẫn thờ khi mưa tạnh và cảm thấy nhớ "nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố". Dù mơ mộng hồn nhiên nhưng Phương Định vẫn là một cô gái rất gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Điều đó thể hiện qua một lần phá bom. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá bom đến bốn, năm lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách từ thần kinh đến cả ý nghĩ. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng: "Vắng lặng đến phát sợ, cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ trong không trung...". Đến cảm giác "cảm thấy có ánh mắt của các anh chiến sĩ dõi theo mình nên cô sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới". Đến lúc ở bên quả bom đào, xới, với những cảm giác hồi hộp, căng thẳng và thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt. Cô rùng mình và nhận ra sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng lên, một dấu hiệu chẳng lành". Trong lúc chờ bom nổ, cô có thoáng nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt. Cô không sợ hi sinh mà chỉ sợ bom không nổ vì nếu như vậy sẽ không thông đường cho đoàn xe ra trận được. Qua đó, có thể thấy Phương Định là một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt. Cùng với cô là tính cách của sự hồn nhiên, lạc quan, dũng cảm và gan dạ, không sợ hi sinh vì tương lai tươi sáng của đất nước.

Qua Phương Định, ta cảm nhận sự anh hùng của dân tộc và cuộc chiến đấu đầy ác liệt và gian khổ. Góp phần xây dựng thành công trong câu chuyện, tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể cũng chính là nhân vật chính. Nghệ thuật miêu tả tâm lý, sinh động thể hiện được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trong chuyện. Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê cứ lung linh trong tâm trí chúng ta. Nó khiến ta bồi hồi, xúc động, họ - những cô gái thanh niên xung phong cho ta thấy được một bức tranh thời chiến tranh thật đáng tự hào và cảm phục biết bao dân tộc Việt Nam anh hùng. Chúng ta hiện giờ tuy vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng cần phải luôn luôn nỗ lực, ra sức học tập, rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành những người chủ của đất nước trong tương lai.

Bình luận (0)
Lý Đức
Xem chi tiết
duong ba anh minh
14 tháng 10 2023 lúc 19:52

:)

 

Bình luận (0)
Lý Đức
Xem chi tiết
Lý Đức
Xem chi tiết

- Ò ó o… o!

     Nghe tiếng gà gáy, cô út choàng tỉnh dậy. Phải mất một lúc, cô mới hình dung nổi tình cảnh hiện tại của mình. Cô vừa thoát khỏi bụng con cá mập to tướng, một mình trên hoang đảo, xung quanh chỉ có đôi gà để làm bạn.

       Cô bỗng nhớ lại tất cả, bắt đầu từ cái ngày kì lạ ấy. Thấy hai cô chị kiên quyết không ai chịu đem cơm cho Sọ Dừa, cô đành nhận lời đi. “Tuy dung mạo có hơi xấu nhưng dù sao cậu ta cũng biết nói tiếng người, thậm chí còn ăn nói rất dễ thương nữa là đằng khác” – cô nghĩ.

Từ đằng xa cô đã nghe thấy tiếng sáo du dương trầm bổng. Lạ quá ! Ai thổi sáo thế nhỉ ? Không lẽ lại là Sọ Dừa? Nhưng anh ta làm sao mà thổi sáo được kia chứ. Cô vẫn nhớ cái ngày Sọ Dừa xuất hiện ở nhà cô. Trông anh ta thật buồn cười, cứ lăn lông lốc dưới đất như một quả bí, vậy mà ăn nói đến là khéo. Hai cô chị trông thấy Sọ Dừa thì quay mặt đi, riêng cô không thấy sợ mà lại thương con người dung mạo kì dị, nhất là khi thấy anh ta làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, chăn cả đàn bò mà con nào con nấy cứ béo tròn nung núc. Cô lên đưa cơm nhưng thực ra cũng muốn đến xem anh chăn bò như thế nào.

Đến gần, cô út lại càng ngạc nhiên. Sao lại có cái võng mắc ở kia, lại có ai đang nằm trên đó thổi sáo nữa chứ! Hay đó là người anh em của Sọ Dừa mà cô không biết? Thế anh ta đâu rồi?

Mải suy nghĩ, cô út dẫm phải một cành cây khô làm phát ra tiếng động. Cô cúi xuống nhìn rồi ngẩng lên, sửng sốt khi không thấy cả chiếc võng lẫn chàng thanh niên đâu cả. Chỉ có anh chàng Sọ Dừa, lúc trước không thấy đâu, giờ đang ở dưới gốc cây mà cười toe toét:

- Chào cô út! Cô mang cơm cho tôi hay là lên thăm tôi đấy?

Cô út không trả lời vì còn đang thắc mắc. Cô hỏi anh:

- Cái anh chàng vừa nằm trên võng thổi sáo đâu rồi?

Sọ Dừa chối biến:

- Chắc cô trông nhầm đấy chứ tôi ở đây suốt, làm gì có anh chàng nào thổi sáo đâu!

Cô út không tin là mình nhầm. Cô chợt nghĩ ra một điều khác thường. Phải rồi, Sọ Dừa nếu cứ thế kia thì làm sao có thể chăn được cả đàn bò, lại còn chàng trai trẻ, chiếc võng vừa đây mà đã biến mất… Cô không hỏi thêm gì nữa, đưa cơm cho anh rồi đi về, lòng vui rộn ràng.

Khi phú ông hỏi các cô con gái xem ai đồng ý lấy Sọ Dừa là hỏi lấy lệ để từ chối khéo bà mẹ đó thôi, lão chắc không cô gái nào lại đồng ý lấy một người kì dị, xấu xí như Sọ Dừa. Cô út đã làm cho ông bố một phen chưng hửng:

- Cha đặt đâu, con xin ngồi đấy ạ!

Hai cô chị trề môi chê em gái sao mà ngốc nghếch. Phú ông tức bầm gan tím ruột nhưng đã trót hứa với bà mẹ rồi, đành hẹn ngày dẫn cưới. Lão thách thật nặng nhưng cô út thầm đoán và mong rằng, điều đó không khó gì đối với người chồng tương lai của cô. Quả nhiên, Sọ Dừa không những mang đồ dẫn cưới đến đủ mà còn mang thêm rất nhiều người hầu hạ nữa khiến cho ai nấy cũng phải ngạc nhiên: xưa nay có thấy ai ra vào nhà Sọ Dừa đâu?

Đám cưới đang ăn uống linh đình, cô bèn bế Sọ Dừa vào nhà trong rồi thì thầm:

- Nào người chồng yêu quý của em, chàng xuất hiện đi thôi chứ!

Sọ Dừa mỉm cười, bắt cô quay mặt đi và nhắm mắt lại. Khi chàng bảo cô mở mắt ra thì trước mặt đúng là chàng trai trẻ hôm nào. Hai người sánh vai nhau ra chào quan khách. Mọi người hết sức ngỡ ngàng, hai người phải giải thích mãi, thậm chí Sọ Dừa còn phải hoá phép lại như cũ, mọi người mới tin là thật. Đám cưới đã vui lại càng vui hơn nữa.

Sọ Dừa học giỏi, đỗ Trạng Nguyên, được vua cử đi sứ nước ngoài, để cô ở lại. Cô có ngờ đâu hai bà chị vốn rất ghen tức khi thấy em lấy được người chồng vừa trẻ đẹp lại có tài, rắp tâm làm hại em để cướp chồng. Hai chị rủ em đi bơi thuyền rồi đẩy em xuống biển. Một con cá rất to bơi qua, nuốt luôn cô vào bụng. Thật may là Sọ Dừa như đã biết trước mọi chuyện. Chàng dặn cô luôn mang theo bên mình một con dao, quả trứng gà và hòn đá lửa. Có con dao, cô tự rạch bụng cá khiến cá chết, dạt vào bờ. Cô chui ra, lại có thịt cá ăn luôn, có lửa để nướng cá và có con gà để bầu bạn.

Một hôm cô đang loay hoay nướng cá để ăn dần, bỗng con gà trống gáy vang:

- Ò. ó. o…, phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về!

Cô vội bỏ cá đấy chạy ra. Đúng là chồng cô rồi. Chàng đã đi sứ về, ngang qua nghe tiếng gà gáy, lại thấy có bóng người như vợ mình bèn cho thuyền vào đón. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.

    Nghe lời chồng, lúc gần về đến nhà cô nấp vào trong khoang thuyền. Nghe thấy hai bà chị thi nhau kể với Sọ Dừa về cái chết thương tâm của cô, cô bèn bước ra. Hai cô chị thấy em xuất hiện, ngượng quá, không nói không rằng bỏ đi biệt tích.

( Lưu ý : mình lấy văn từ văn mẫu 6 nhé ! )

Bình luận (1)
Jack
Xem chi tiết
Lương Phú Cường
14 tháng 10 2023 lúc 10:11

thăm khảo

Truyện cổ tích Sọ Dừa là một câu chuyện cổ tích hay của dân tộc ta.

Truyện kể về cuộc đời của nhân vật Sọ Dừa - thuộc kiểu nhân vật có ngoại hình xấu xí thường thấy trong truyện cổ tích. Sau khi uống nước trong cái sọ dừa, mẹ chàng mang thai và sinh ra đứa con có vẻ ngoài kì lạ như cái gáo dừa. Đó là nguồn gốc cái tên của chàng.

 

Lớn lên, chàng hiếu thảo, xin đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Ở đó, anh làm quen với cô Út hiền lành, tốt bụng. Thế là Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi cưới cho mình. Được cô Út gật đầu đồng ý, Sọ Dừa trở về hính dáng chàng trai trưởng thành khôi ngô để cưới cô.

Sau khi cưới vợ, Sọ Dừa tỏ ra thông minh, chăm chỉ hơn người. Kì thi năm đó, chàng đỗ Trạng Nguyên. Thông minh lại nhanh trí, chàng được vua tin tưởng cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi, dự tính trước sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra với vợ. Chàng dặn vợ lúc nào cũng mang theo con dao găm, hai quả trứng gà và đá lửa.

Nhờ những món đồ đố, mà khi bị hai người chị gái ác độc đẩy xuống biển, cô Út đã thoát chết và sống sót được trên đảo hoang. Một ngày thuyền Sọ Dừa đi sứ trở về ngang qua đảo, giúp hai vợ chồng gặp lại nhau. Cuối cùng, hai vợ chồng được sống hạnh phúc còn hai cô chị độc ác thì bỏ đi biệt xứ.

 

Câu chuyện cổ tích Sọ Dừa không chỉ dạy chúng ta về bài học ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. Mà còn thể hiện một quan niệm nhân văn của ông cha ta, rằng khi nhìn nhận mỗi người thì ta nên nhìn vào trí tuệ, nhân cách chứ không phải chỉ dựa vào vẻ ngoài để đánh giá.

Bình luận (0)
Ngô Thị Như Ý
Xem chi tiết