Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hồngg Ngọcc
Xem chi tiết
Kiệt
6 tháng 5 2021 lúc 21:52

ko ra bài này đâu trường tui ra tức cảnh pác bó

 

minh nguyet
6 tháng 5 2021 lúc 21:52

Tham khảo nha em:

Hồ Chủ tịch, vị cha già kính yêu của dân tộc, một con người vĩ đại của đất nước và dân tộc Việt Nam. Một con người đã dành cả cuộc đời mình làm nên những điều phi thường và kì tích cho dân tộc, cho đất nước. Tấm lòng của Bác cả dân tộc Việt Nam đều thấu hiểu, con dân Việt Nam đời đời nhớ công ơn Bác.

Cuộc đời Bác vì nghĩa lớn mà bao phen khốn khổ vì phải chịu cảnh đọa đầy, thê lương trong ngục tù. Trong khoảng thời gian từ năm 1942 đến năm 1943, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, đọa đầy trong chốn ngục tù. Đây là khoảng thời gian Bác cho ra đời những bài thơ ghi lại cảnh sinh hoạt trong tù của Bác. Tuy nhiên, những bài thơ đó không phải là những bài thơ đơn thuần. Vì thực chất, nó có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch một cách sâu sắc và ghê gớm vô cùng.

Ngắm trăng cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của tập thơ:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia"

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Trăng trong tâm tưởng của các bậc thi nhân ngày xưa vốn là người bạn tri âm tri kỉ của họ. Những nỗi lòng khó giãi bày cũng đặc biệt được giãi bày cùng trăng. Các thi nhân xưa ngắm trăng cũng là lấy làm một thú vui tao nhã. Uống rượu, ngắm trăng, vịnh thơ, còn cái gì tuyệt vời hơn thế. Với khung cảnh của cuộc chơi trăng là những đêm trăng trong trẻo thanh tịnh, được hòa cùng thiên nhiên, cũng là hòa cùng những giai điệu của cuộc sống, của cuộc đời.

Nhưng đêm nay, cũng là ngắm trăng, cũng là tức cảnh sinh tình đó nhưng lại ở trong một hoàn cảnh quá ư đặc biệt khi Bác ngắm trăng trong tù, ngắm trăng trong cảnh tù đầy, bị hành hạ, áp bức, lại ở nơi đất khách quê người. Trong hoàn cảnh như thế, tâm hồn con người sẽ có quá ư những mối tơ lòng.

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

Vốn là người có tâm hồn nghệ sĩ, Bác Hồ là người có tâm hồn rất dễ rung cảm với những biến động của thiên nhiên, của cuộc đời. Hôm nay, trong một ngày của cuộc sống lao tù vất vả, cũng không rõ là trong ngày hôm nay đã xảy ra chuyện gì, nhưng có thể thấy rõ rệt rằng hôm nay, Bác rất có tâm tình, tâm tình muốn được giải tỏa. Những điều Bác muốn bây giờ là được thoát khỏi cái tù túng nơi buồng giam này, không thì chỉ cần thấy được sự tự do của bên ngoài một chút thôi cũng được.

Vậy mà, muốn rượu không có rượu tiêu sầu, muốn ngắm hoa cho lòng thanh thản nhưng xung quanh chỉ là bóng tối. Nhưng hôm nay, thiên nhiên nhìn qua song sắt nhà đề lao này trong mắt người thi sĩ, người chiến sĩ đồng người tù này lại nên thơ và hữu tình vô cùng:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong điều kiện thiếu thốn của nhà tù, việc ngắm trăng của Bác cũng thành bữa tiệc thiếu thốn rất nhiều những quy chuẩn của việc chơi trăng, ngắm trăng vốn có. Đó là phải có rượu, có bạn tri âm và được ngồi tự do phóng thoáng trong khung cảnh thiên nhiên mây gió. Nhưng giờ đây, trong hoàn cảnh này Bác thiếu thốn tất. Tuy nhiên, tâm hồn Bác vẫn thấy rõ rệt sự cảm khái thanh thản đến từ tận sâu cõi lòng vì Bác biết, trăng – người bạn tri kỉ đang trên cao kia cũng thấu hiểu tâm tình của Bác lắm.

Bác hướng đôi mắt của mình ra cửa sổ để trông trăng và cũng nhìn nhận được vầng trăng trong trẻo, hiền từ cũng đang đáp lại tấm lòng của Bác. Ánh trăng trong sáng và tròn đầy soi rọi vào tâm hồn Bác, giúp Bác xóa tan những mệt mỏi, u sầu. Có thể thấy được phong thái ung dung của Bác trong cảnh đọa đầy, phong thái này không phải dễ có được, phải là người có chí hướng lớn, luôn lạc quan mới có thể giữ cho mình tấm lòng thanh thuần kể cả trong chốn lao tù như thế.

Bài thơ Ngắm trăng không phải đơn thuần chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên mà đó còn là những lời thơ thể hiện tinh thần, tấm lòng của Bác. Một con người với nhân cách lớn, trong cuộc sống tù đầy vẫn ung dung, lạc quan, hướng về phía trước.

 

 

minh tiến
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khanh
Xem chi tiết
Trần Mạnh
24 tháng 2 2021 lúc 20:28

Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù, trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?==>Trong tù không rượu cũng không hoaTrước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng._Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.

Junn
Xem chi tiết
Jann
26 tháng 2 2023 lúc 13:50
  1. MỞ BÀI PHÂN TÍCH NGẮM TRĂNG

- Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người nghệ sĩ

- Ngắm trăng là bài thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày

2. THÂN BÀI PHÂN TÍCH NGẮM TRĂNG

a) Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ (2 câu thơ đầu)

- Đây là hai câu thơ thất ngôn trong bài thơ tứ tuyệt

- Cách ngắt nhịp: 4/3

- Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất)

- “Trong tù không rượu cũng không hoa”: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù và thiếu thốn nhiều thứ.

=> Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không phải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn của người thi sĩ.

 

- Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo.

- “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ

=> Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào.

b) Sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng (2 câu thơ cuối)

- “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒ bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng

- Nhân hóa “nguyệt tòng song khích khán thi gia”- thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ. Đây chính là sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng.

⇒ Nghệ thuật hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng.

⇒ Đặc điểm thơ Đường là chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén của đời sống, đó thường sẽ là những khoảnh khắc đặc biệt trong cả tâm trạng và bên ngoài hiện thực. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp.

  3. KẾT BÀI PHÂN TÍCH NGẮM TRĂNG

- Giá trị nghệ thuật làm nên thành công của văn bản.

- Cảm nhận của em: Bài thơ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng.

 

Nguyễn Anh Kiệt
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Chi
15 tháng 6 2021 lúc 9:31

Bạn tham khảo nha !!

Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.

Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang"

Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.

Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.

Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.

Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao

Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.

Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.

mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.

Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.

Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.

Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao

Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.

Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.

Khách vãng lai đã xóa
응 우옌 민 후엔
15 tháng 6 2021 lúc 9:32

Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.

Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang"

Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.

Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.

Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.

Chưa hết, hiếm có một ai bị đưa đi gần khắp ba mươi nhà tù mà vẫn cất cao những lời thơ tràn ngập ý chí cách mạng, như trong bài Đi đường:

Đi đường mới biết gian lao

Việc đi đường được Bác nhắc tới nhiều trong Nhật kí trong tù với nhiều sự bất bình pha chút than thân. Nhưng ở đây là một câu triết lí sâu sắc: đường đi của người cách mạng là luôn gian lao, mà gian lao đến mức một người từng trải như nhà cách mạng lão thành cũng khó ngờ tới. Điều này được cụ thể hóa bằng hình ảnh:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Điệp lại hình ảnh "núi cao", rồi còn thêm hai chữ "trập trùng" nhà thơ đã hình tượng hóa những gian lao, nguy hiểm ở con đường cách nạng của mình. Từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã bao lần bị bắt bớ tù đày, suýt bị kết án tử hình nếu không có sự giúp đỡ hết mình của luật sư Rô-giơ-bai. Chẳng phải Bác đã vượt bao nhiêu đèo cao, vực thẳm đó sao. Nhưng Người vẫn vững một niềm tin:

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

"Lên đến tận cùng" là lời thách thức với "núi cao", dù con đường cách mạng gian khổ như núi chồng chất lên núi, người cách mạng cũng quyết vượt hết để lên đến tận đỉnh cao của chiến thắng. Cuối cùng, hình tượng con người đạp lên mọi khó khăn, khiến chúng bị đè bẹp dưới chân, và hiện lên hình ảnh người cách mạng mới vĩ đại làm sao: Đứng trên đỉnh núi cao nhất ngoảnh nhìn toàn cảnh non sông đất nước.

Đây chỉ là ba bài trong rất nhiều bài thơ Bác Hồ sáng tác để diễn tả niềm tin vững chắc của Người vào thắng lợi của cách mạng. Niềm tin đó luôn đem lại những hình tượng thơ, giọng thơ ung dung; phong thái cốt cách của con người hiền triết mà vẫn thấm đượm nét vui tươi, giản dị và hóm hỉnh. Nó khẳng định phong cách và tâm hồn thơ Bác, là bài học vô giá cho thơ ca cách mạng.

Khách vãng lai đã xóa
* Moon Tea *  방탄소년단
Xem chi tiết
~Mưa_Rain~
15 tháng 3 2019 lúc 20:07

A.Mở bài.
Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm
và khẳng định được đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng
tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ
ca cách mạng nói chung.
B.Thân bài.
Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật
vẻ đẹp tâm hồn của những người tùcách mạng qua hai bài thơ như sau:
- Tình yêu thiên nhiênđất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim
những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là
nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp.
+ Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoáng
đạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đào
của nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng….
+Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người
bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến
“khó hững hờ’’.Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ
được.Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.
- Vẻ đẹp thứ hai đó là khát vọng tự do.
Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài
lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn 

vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng
còn dang dở.

- Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng,tinh thần lạc quan yêu đời.
Vượt qua mọikhó nhăn gian khổ ,thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao
tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìm
về với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa
chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con
đường vinh quang.Với Hồ Chí Minh ,ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào
tương lai tốt đẹp,cách mạng sẽ thành công.Với Tố Hữu“Tiếng chim tu hú
ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.

C.Kết bài
Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm
hồn của họ luôn là hìnhảnh đẹp nhất ,đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương
thời và cả thế hệ trẻ hôm nay.Vì thế ,những bài thơ như vây khiến những ai đã
từng đọc một lần không thể nào quên ,không thể không tự hào và ngưỡng mộ.

01 An 8B
Xem chi tiết
H T T
Xem chi tiết
Cherry
18 tháng 3 2021 lúc 18:15

Bác đang ở trong tù

Nguyễn Duy Khang
18 tháng 3 2021 lúc 18:29

Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 5 2019 lúc 14:48

Chọn d