Thuyết minh về cái kéo
thuyết minh về cái kéo
Trong cuộc sống chúng ta, mỗi một vật dụng được phát minh ra đều mang một ý nghĩa, một công dụng nhất định. Có những thứ lớn lao được vinh danh và được cả thế giới biết đến, ngưỡng mộ; nhưng cũng có những vật dụng nhỏ bé tuy ai ai cũng biết nhưng lại không mấy người quan tâm đến nguồn gốc của nó. Một trong những vật dụng đó chính là chiếc kéo. Chiếc kéo thông dụng và có mặt ở khắp mọi nơi, trải qua hàng nghìn năm nó vẫn luôn thân thuộc và gắn bó với cuộc sống con người.
Theo sử sách ghi lại, kéo được phát minh từ năm 1500 TCN tại Ai Cập Cổ Đại, cây kéo đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng Lưỡng Hà vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước. Và sau đó được sử dụng ở Châu Âu cho đến thế kỉ XVI rồi được người La Mã cải tiến thành chiếc kéo hiện đại như bây giờ. Chúng có nhiều công dụng và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau phổ biến trên toàn thế giới.
Kéo được làm bằng kim loại cứng: sắt, đồng, gang,… có sức chịu tốt để cắt những vật thể từ mềm đến cứng khác nhau. Nó có cấu tạo gồm hai phần chính, đó là lưỡi kéo và tay cầm. Phần lưỡi kéo được làm bằng hai miếng kim loại được mài sắc nhọn một bên khớp với nhau vào phía trong vào nhau cùng xoay quanh một trục cố định. Phần thân kéo là nơi con người cho tay vào để tiến hành sử dụng; nó được bọc bằng một lớp nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không sắc nhọn mà được đúc trơn. Người sử dụng chỉ cần cho hai ngón tay vào phần thân kéo và đóng mở kéo, tay còn lại cho vật thể cần cắt vào lưỡi kéo là có thể cắt vật thể đó rất dễ dàng.
Tùy vào tính chất mà người ta phân chia thành nhiều loại kéo khác nhau: kéo kẹp, kéo chốt đuôi, kéo khớp. Kéo kẹp có hình dạng giống chữ U, nằm ngang, tự động mở ra và đóng vào, người sử dụng chỉ cần dùng một tay đặt lên trên rồi dùng lực là có thể cắt. Kéo chốt đuôi có chiếc chốt ở đuôi, lưỡi kéo và đuôi được liên kết thành khớp nối. Kéo khớp là loại kéo thông dụng nhất, được dùng phổ biến trong những hộ gia đình, công ty, văn phòng,…
Ở Việt Nam và trên thế giới, chiếc kéo được sử dụng vô cùng rộng rãi và rất quen thuộc với con người. Bác sĩ sử dụng kéo trong phẫu thuật, người kĩ sư sử dụng kéo để cắt vật liệu, thợ may cắt vải, các em học sinh dùng kéo để cắt giấy thủ công,… chiếc kéo quen thuộc và gắn bó với nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người lớn không ai là không biết đến chiếc kéo.
Với sự thân thiện và công dụng hữu ích của mình, chiếc kéo luôn chiếm một vị thế quan trọng trong cuộc sống cũng như xã hội qua từng thời kì phát triển. Xã hội đang thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều vật dụng thông minh hơn được ra đời nhưng chiếc kéo mãi vẫn luôn giữ vị thế quan trọng trong mỗi gia đình và đối với mỗi người.
thuyết minh về cái kéo sử dụng yếu tố tự thuật
ới sự thông minh, sáng tạo, cần mẫn của nhân loại, chúng ta đã tạo ra vô vàn công cụ lao động từ xa xưa để phục vụ công việc trong quá trình lao động sản xuất. Một trong những đồ vật được ra đời từ rất lâu rồi đó chính là cây kéo- một công cụ rất quen thuộc ngày nay
Theo sử sách ghi lại, kéo được phát minh từ năm 1500 trước công nguyên tại Ai Cập Cổ Đại, cây kéo đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng Lưỡng Hà vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước. Và sau đó được sử dụng ở Châu Âu cho đến thế kỉ 16 rồi được người La Mã cải tiến thành chiếc kéo hiện đại như bây giờ, thuận tiện và dễ sử dụng hơn rất nhiều.
Kéo với thiết kế nhỏ gọn với hai phần lưỡi kéo và thân kéo. Lưỡi kéo chính là hai miếng kim loại được mài sắc nhọn khớp vào nhau cùng xoay quanh một trục cố định. Phần thân kéo được bọc bằng một lớp nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không sắc nhọn mà được đúc trơn khiến con người có thể chạm vào mà không bị thương. Đó là nơi đặt trục cố định lưỡi kéo, có hình tròn như một cái chốt và có tay cầm là hai hình vòng cung tương xứng, nó là nơi con người đặt tay và điều khiển cây kéo theo ý muốn của họ. Và trục xoay luỡi kéo phụ thuộc vào sự di chuyển của tay con người. Kéo là một vật dụng đơn giản nên sử dụng nó cũng rất dễ dàng. Kéo được chế tạo và sử dụng dựa trên nguyên lí đòn bẩy. Sửa dụng lực hướng vào trong ở hai ngón tay khi cầm lên thân kéo để cắt một vật nào đó. Tuy kéo sắc nhọn nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định, kéo không cắt được những vật thô , to và cứng như kim loại, đá,.... Kéo chỉ được dùng để cắt những đồ vật mỏng nhẹ như giấy, lá kim loại, nhựa mỏng, cao su , vải, sợi dây thừng, dây điện,..
Kéo được phát minh và ngày càng cải tiến. Kéo được chế tạo ra nhiều loại khác nhau như kéo kẹp, kéo chốt đuôi và kéo khớp. Kéo chốt đuôi là loại kéo khó sử dụng nhất , nó được cấu tạo nên từ hai phần đó là lưỡi kéo và phần đuôi liên kết với nhau bởi một cái chốt tạo thành khớp nối. Kéo kẹp có hình chữ U, nằm ngang dễ sử dụng bằng một tay, có thể tử mở ra và đóng vào dựa trên sự đàn hồi của kim loại Loại kéo kẹp khá phổ biến ở Châu âu vào những năm thế kỉ 17. Và cuối cùng đó chính là kéo khớp , tổ tiên của loại kéo hiện đại bây giờ mà người ta hay dùng. Nó ra đời vào khoảng năm 300 trước công nguyên, người ta sử dụng nó như một loại kéo chuyên dụng trong đời sống vậy.
Hiện nay ở Việt Nam, kéo được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Nó được sử dụng trong mỗi hộ gia đình, trong công xưởng nhà máy may mặc, trong công ti và những văn phòng. Không những thế kéo còn được các nhà buôn sản xuất với một số lượng lớn những mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú để phục vụ nhu cầu cho con người đồng thời thu lại lợn nhuận kinh tế từ việc chế tạo và sản xuất những cây kéo chất lượng.
Như vậy , kéo là một công cụ không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó là một phát minh vĩ đại của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người. Khi sử dụng chúng, ta cần biết giữ gìn và bảo vệ chúng để những cây kéo không bị sứt cùn và kém bền.
Kéo có nhiều loại khác nhau thường phân theo công dụng, ví dụ đây là 1 loại kéo cắt giấy, ngoài ra cũng có thể cắt được một số thứ khác
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau :
Đề bài : Thuyết minh một trong các đồ dùng học tập : cái bút, cái kéo, cuốn sách, cái cặp/ balo.
Yêu cầu :
- Về nội dung thuyết minh : nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.
- Về hình thức thuyết minh : vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi – đáp theo lối nhân hóa,…
Tham khảo:
1. Mở bài- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
b. Cấu tạo:
- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
c. Phân loại
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
d. Bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
e. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
f. Ý nghĩa của cây bút bi:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
3. Kết bài
Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau :
Đề bài : Thuyết minh một trong các đồ dùng học tập : cái bút, cái kéo, cuốn sách, cái cặp/ balo.
Yêu cầu :
- Về nội dung thuyết minh : nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.
- Về hình thức thuyết minh : vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi – đáp theo lối nhân hóa,…
Lập dàn ý thuyết minh về cái kéo (tự làm)
Viết mở bài và kết bài đầy đủ
Viết 1 đoạn văn thuyết minh về một trong các đồ dùng sau : cái quạt , cái bút , cái kéo cái nón .
( Là đoạn văn nha , không chép mạng )
Thuyết minh về cái kéo có sử dụng biện pháp nghệ thuật
(Nêu rõ biện pháp nghệ thuật đó là gì)
Không chép mạng
Giúp em với ạ
1: Thuyết minh về tấm thiệp
2: Thuyết minh về kéo co
Cảm ơn mn nhiều ạ
Tham khảo
1. Những lời chúc, những tấm thiệp chúc Tết đã quá quen thuộc với chúng ta mỗ khi Tết đến, xuân về, giúp mọi người chúc mừng năm mới, mong muốn người nhận có một năm vui vẻ, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Do đó, bên cạnh những lời chúc Tết thì những tấm thiệp chúc mừng năm mới cũng được nhiều người sáng tạo mang đậm màu sắc của ngày Tết nhằm gửi đến cho người thân yêu.
Thiệp chúc tết là những món quà ý nghĩa đầu năm với mong muốn mang lại sự bình yên, vui tui, sung túc của người tặng cho người được nhận. Vì vậy thiệp chúc tết là một điều không thể thiếu trong mỗi con người mỗi dịp xuân đến thu về. Những tấm thiệp độc đáo sẽ được trang trí thật đẹp và độc đáo. Những tấm thiêọ được gửi cho nhua như một lời trao đi yêu thương, xóa tan mọi khoảng cách, gắn kết tất cả yêuu thương. Tấm thiệp tuy không có giá trị vật chất cao nhưng lại mang một giá trị tinh thần lớn. Tấm thiệp đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong giao tiếp của văn hóa người Việt.
Ai ai cũng thấy chẳng thích nhận lời chúc may mắn nhân dịp đầu năm, việc gửi tặng những tấm thiệp đó để lại cho mỗi người một ấn tượng khó phai.
2. Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.
Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.
Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.
Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.
Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Cho đề bài : thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt , cái bút, cái kéo, chiếc nón.