Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của dân số và nguồn lao động của nước ta.
Nêu đặc điểm nguồn lao động. Hiện trạng sử dụng nguồn lao động ở nước ta và các phương hướng sử dụng hợp
lý nguồn lao động ở nước ta hiện nay
-Mặt mạnh:
+Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân
+Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động
+Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật
+Chất luợng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông
-Hạn chế:
+Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít
+Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%)
+Thiếu tác phong CN
+Năng suất lao động vẫn còn thấp
+Phần lớn lao động có thu nhập thấp
+Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến
+Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết
* Đặc điểm nguồn lao động nước ta:
- Về số lượng: nguồn lao động nước ta rất dồi dào đến 1993 nguồn lao động nước ta có 35 tr người, 1997 có 37 tr người và tỉ
lệ nguồn lao động cả nước luôn chiếm trên 50% tổng số dân.
- Nguồn lao động nước ta tăng nhanh: nếu như tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của cả nước thời kì (79 - 89) là 2,13%/năm thì tỉ
lệ gia tăng nguồn lao động đạt khoảng 3%/năm. Như vậy tốc độ gia tăng nguồn lao động nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số tự nhiên, mỗi năm nước ta có thêm từ 1 - 1,1 tr lao động mới bổ sung thêm vào nguồn lao động của cả nước.
- Về chất lượng: nguồn lao động nước ta vốn có bản chất cần cù, năng động, khéo tay, có khả năng tiếp thu KHKT nhanh và
trình độ lao động liên tục được nâng cao- tính đến năm 1993 nước ta có 3,5 tr lao động có trình độ PTTH trở lên; 1,3 tr người có
trình độ TH chuyên nghiệp và 800 ngàn người có trình độ ĐH, CĐ trở lên.Nhưng về chất lượng thì nhìn chung nguồn lao động
nước ta với trình độ chuyên môn KT tay nghề còn thấp, lao động thủ công là chính và vẫn còn thể hiện rất rõ sự thiếu tác phong,
làm ăn CN mà điều này thể hiện rất rõ ở khu vực phía Bắc.
- Đặc điểm về phân bố lao động: nguồn lao động phân bố chưa đồng đều chưa hợp lý giữa các vùng và giữa các ngành kinh
tế nói chung trong đó đại bộ phận lao động cả nước phân bố ở đồng = trong các ngành N2. ở đồng =thì thừa lao động và thiếu việc
làm nhưng miền núi trung du thiếu lao động, thừa việc làm. ở các vùng miền núi trung du không những thiếu lao động về số lượng mà thiếu lao động về chất lượng cao cho nên sự phân bố lao động bất hợp lý - các nguồn TNTN ở trung du và miền núi chưa được
lôi cuốn vào quá trình sản xuất ® nền kinh tế kém phát triển.
* Hiện trạng sử dụng nguồn lao động (vấn đề sử dụng nguồn lao động)
- Hiện trạng sử dụng nguồn lao động giữa 2 khu vực sản xuất vật chất và khu vực sản xuất phi vật chất.
+ Theo số liệu thống kê năm 1992 - 1993 cho biết lao động làm việc trong khu vực sản xuất vật chất (CN, N2, XD…) chiếm
93,5% tổng nguồn lao động cả nước.
+ Số lao động làm việc trong khu vực sản xuất phi vật chất (VH/, NT, y tế, GD…) chỉ chiếm 6,5% tổng lao động cả nước.
Qua 2 số liệu trên ta thấy việc sử dụng giữa sản xuất vật chất với phi vật chất là bất hợp lý vì đó là biểu hiện nền kinh tế
nước ta rất nghèo nàn lạc hậu và rất thiếu về vật chất mà chưa có đủ điều kiện để tập trung phát triển những ngành sản xuất nhằm
nâng cao mức sống về tinh thần.
- Hiện trạng sử dụng giữa các ngành CN và N2:
Theo số liệu thống kê 93 cho biết lao động làm trong các ngành kinh tế ở N2 chiếm 74%, còn trong CN chỉ chiếm 13%. Điều
này khẳng định đại bộ phận lao động cả nước là hoạt động trong N2, nhưng lao động trong N2 chủ yếu là lao động thủ công nên
năng suất rất thấp. Lao động trong CN rất ít nhưng với KT lạc hậu, phương tiện nghèo nàn, trình độ thấp nên năng suất của CN
cũng rất thấp - giá trị sản lượng nền kinh tế của cả nước cũng rất thấp ® nền kinh tế của đất nước không đáp ứng đủ nhu cầu mà
phải nhập siêu lớn.
- Hiện trạng sử dụng lao động giữa các thành phần kinh tế:
Theo số liệu thống kê 89 cho biết số lao động làm việc thành phần kinh tế QD chiếm 15%; trong tập thể chiếm 55%; trong
kinh tế cá thể tư nhân chiếm 30%. Nhưng đến năm 1993 thì tỉ lệ lao động hoạt động trong kinh tế QD giảm xuống 9,5% còn lại
90,5% là đều hoạt động trọng kinh tế tư nhân.
Qua đó ta thấy việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế như trên là chưa hợp lý vì lao động hoạt động trong kinh
tế QD chiếm tỉ lệ rất nhỏ và trong kinh tế tư nhân rất lớn chứng tỏ nền kinh tế QD kém phát triển không thu hút nhiều nguồn lao
động, không tạo ra nhiều việc làm trong cả nước. Nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế XHCN mà trong kinh tế XHCN thì QD
phải là then chốt giữ vai trò định hướng và điều tiết cho nên lẽ ra kinh tế QD phải được phát triển mạnh thu hút nhiều nguồn lao
động dư thừa mới là hợp lý.
- Năng suất lao động hiện nay ở nước ta rất thấp vì đại bộ phận lao động trong N2, phương tiện nghèo nàn già cỗi cũ kĩ, kinh
tế lạc hậu - tổng giá trị GDP (tổng thu nhập trong nước); GNP (tổng sản phẩm xã hội) rất thấp…
Tóm lại hiện trạng sử dụng lao động giữa các khu vực sản xuất, giữa các ngành kinh tế và giữa các thành phần kinh tế của cả
nước hiện nay là chưa hợp lý. Vì vậy muốn thực hiện nhanh chóng CN hoá, hđại hoá Nhà nước ta đã vạch ra một số phương pháp
sử dụng hợp lý nguồn lao động như sau:
* Phương hướng sử dụng hợp lý lao động:
- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH.
- Cần phải phân bố lại hợp lý nguồn lao động giữa các vùng, giữa các ngành trong cả nước theo xu thế:
+ Phân bố lại lao động giữa các vùng: cách chuyển dân từ đồng = lên định cư, khai hoang ở vùng đất mới nên tạo ra sự cân
=giữa nguồn TNTN với nguồn lao động của cả nước.
+ Theo xu thế giảm dần nguồn lao động thuần nông, tăng dần nguồn lao động CN và phi N2 trong nông thôn là để từng bước
thực hiện CN hoá, văn minh hoá nông thôn.
- Cần phải đầu tư phát triển mạnh các ngành GD, y tế, VH và các ngành dịch vụ nói chung là để thu hút nhiều nguồn lao
động phi sản xuất vật chất vừa góp phần văn minh hoá xã hội, vừa nâng cao dần mức sống về tinh thần cho người lao động VN.
- Cần phải mở rộng quan hệ hợp tác QT để đẩy mạnh XK lao động đi nước ngoài.
Nêu đặc điểm dân số và nguồn lao động
Dân số, nguồn lao động
Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...
1. Nêu ảnh hưởng của dân cư và lao động đến sự phát triển công nghiệp nước ta ?
2. Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của nguồn lao động nước ta ?
3. Ôn lại cách vẽ biểu đồ tròn, đường. Nêu nhận xét ?
4. Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa của nước ta ?
5. Nêu ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp ? Kể tên 1 số loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ ?
1.
- Nước ta có số dân đông-> thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người ngày càng tăng -> sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật-> điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
THAM KHẢO
2.
Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:
+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.
Hạn chế :
- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.
- nêu nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- nêu trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em?
Em hãy thu thập thông tin về cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam. Nhận xét và giải thích những thay đổi trong cơ cấu dân số theo lao động nước ta những năm gần đây.
Dưới đây là cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: %)
Năm | 2010 | 2015 | 2018 | 2020 |
Nông - lâm - ngư nghiệp | 48,6 | 43,6 | 37,6 | 33,1 |
Công nghiệp - xây dựng | 21,7 | 23,1 | 27,2 | 30,8 |
Dịch vụ | 29,7 | 33,3 | 35,2 | 36,1 |
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)
Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.
- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành dịch vụ tăng nhanh.
-> Sự thay đổi này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng lên).
Đây là một trong những đặc điểm của nguồn lao động nước ta:
A. Lực lượng lao động chiếm gần 50% tổng số dân và mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động
B. Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên, tuy vậy so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng
C. Chất lượng lao động khá cao với hơn 75% đã qua đào tạo, trong đó hơn 15% có trình độ cao đẳng và đại học
D. Có chất lượng lao động khá cao nhờ tinh thần cần cù, sáng tạo lại được tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ
Đáp án B
- Lực lượng lao động chiếm trên 50% tổng số dân => A sai.
- Chất lượng lao động thấp với 25% đã qua đào tạo => D, C sai.
- Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên, tuy vậy so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng là một trong những đặc điểm của nguồn lao động nước ta hiện nay.
Đây là một trong những đặc điểm của nguồn lao động nước ta
A. Lực lượng lao động chiếm gần 50% tổng số dân và mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động
B. Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên, tuy vậy so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng
C. Chất lượng lao động khá cao với hơn 75% đã qua đào tạo, trong đó hơn 15% có trình độ cao đẳng và đại học
D. Có chất lượng lao động khá cao nhờ tinh thần cần cù, sáng tạo lại được tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ
Đáp án B
- Lực lượng lao động chiếm trên 50% tổng số dân => A sai.
- Chất lượng lao động thấp với 25% đã qua đào tạo => D, C sai.
- Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên, tuy vậy so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng là một trong những đặc điểm của nguồn lao động nước ta hiện nay.
Đặc điểm cơ bản về nguồn lao động nước ta:
Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động -> dồi dào, tăng nhanh Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. Cơ cấu lao động ở nông thôn (69,3%) cao gấp đôi ở thành thị (30,7%), cơ cấu lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao (70,1%).Chứng minh rằng nước ta có cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào? Tại sao dân số và nguồn lao động lại có mối quan hệ mật thiết với nhau ?
a) Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào
- Dân số trẻ thể hiện :
+ Theo quy định, một nước được coi là cơ cấu dân số trẻ khi nhóm tuổi 0-14 chiếm 35% và nhóm tuổi từ 60 trở lên dưới 10%, phần còn lại là tuổi lao động
+ Ở nước ta, tuy tỉ lệ trẻ em (độ tuổi từ 0-14) đã giảm nhiều từ33.5% (1999) xuống còn 27.0 % (năm 2007), tức là dưới 35% nhưng tỉ lệ nhóm tuổi trên độ tuổi lao động vẫn dưới 10% ( năm 1999, năm 2005 : 9.0%)
- Nguồn lao động dồi dào :
+ Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42.53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số
+ Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu người lao động
b) Dân số - nguồn lao động - việc làm có liên hệ mật thiết với nhau, bởi vì vấn đề này là hệ quả của vấn đề kia và ngược lại
- Dân số là một phạm trù rộng, bao gồm trong đó nguồn lao động nên những biến động về dân số tất yếu dẫn đến những thay đổi về nguồn lao động. Đây là mối quan hệ giữa các tổng thể và bộ phận
- Nguồn lao động là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn lao động có chất lượng với năng suất lao động cao là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao mức sống chung của xã hội và từ đó, trong chừng mực nhất định, làm thay đổi dân số ( số dân, tốc độ tăng dân số, kết cấu dân số)
a) Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào
- Dân số trẻ thể hiện :
+ Theo quy định, một nước được coi là cơ cấu dân số trẻ khi nhóm tuổi 0-14 chiếm 35% và nhóm tuổi từ 60 trở lên dưới 10%, phần còn lại là tuổi lao động
+ Ở nước ta, tuy tỉ lệ trẻ em (độ tuổi từ 0-14) đã giảm nhiều từ33.5% (1999) xuống còn 27.0 % (năm 2007), tức là dưới 35% nhưng tỉ lệ nhóm tuổi trên độ tuổi lao động vẫn dưới 10% ( năm 1999, năm 2005 : 9.0%)
- Nguồn lao động dồi dào :
+ Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42.53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số
+ Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu người lao động
b) Dân số - nguồn lao động - việc làm có liên hệ mật thiết với nhau, bởi vì vấn đề này là hệ quả của vấn đề kia và ngược lại
- Dân số là một phạm trù rộng, bao gồm trong đó nguồn lao động nên những biến động về dân số tất yếu dẫn đến những thay đổi về nguồn lao động. Đây là mối quan hệ giữa các tổng thể và bộ phận
- Nguồn lao động là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn lao động có chất lượng với năng suất lao động cao là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao mức sống chung của xã hội và từ đó, trong chừng mực nhất định, làm thay đổi dân số ( số dân, tốc độ tăng dân số, kết cấu dân số)