Tại sao nói " mức độ tiến hóa của cảm ứng ở động vật phụ thuộc chặt chẽ vào mức tiến hóa của tổ chức thần kinh". Hãy chứng minh?
Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh? Tại sao?
- Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?
- Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản (dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch), số lượng các tế bào thần kinh ít nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm rất thấp. Mặt khác, vòng đời của động vật bậc thấp diễn ra trong thời gian ngắn nên chúng không có nhiều thời gian cho việc học tập để hình thành các tập tính học được.
→ Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh.
- Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được vì: hệ thần kinh của người và động vật phát triển với số lượng tế bào thần kinh lớn rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với các tập tính bẩm sinh. Mặt khác, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ cao do đó cho phép con người cũng như động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện hoàn thiện cá tập tính học được phức tạp, giúp con người và động vật thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
Em hãy cho biết hướng tiến hóa về tổ chức cơ thể ở sinh vật? Minh họa cho hướng tiến hóa bằng hệ thần kinh và hệ tuần hoàn của động vật
Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là
A. Hệ thần kinh dạng lưới
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi
C. Hệ thần kinh dạng ống
D. Không so sánh được sự tiến hóa
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:
Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống
Đáp án cần chọn là: C
Xét các phát biểu sau đây :
(1) Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên
(2) Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững
(3) hầu hết tập tính học được đều bền vững
(4) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
(5) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết
(6) Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định
Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Ở động vật có các tổ chức thần kinh là:
I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch;
II. Hệ thần kinh dạng ống;
III. Hệ thần kinh dạng lưới. Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:
A. II → I → II
B. II → I → III
C. III→ II → I
D. I→ II → III.
Ở động vật có các tổ chức thần kinh là: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:
A. III → I → II
B. II → I → III
C. III → II → I
D. I→ II → III
Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:
Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống
Đáp án cần chọn là: A
Mức độ chính xác của cảm ứng ở động vật đa bào phụ thuộc vào
A. số lượng tế bào trong cơ thể
B. mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh
C. khối lượng cơ thể
D. kích thước cơ thể
Đáp án B
Mức độ chính xác của cảm ứng ở động vật đa bào phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh
Đặc điểm khác nhau về hình dáng ngoài giữa giun đất, giun đũa và sán lá gan. Mức độ tổ chức của ai tiến hóa hơn. Nêu đặc điểm tiến hóa.
Em hãy phân tích chứng minh sự tiến hóa về tổ chức cơ thể của các loài động vật mà em đã học.
tham khảo
Chứng minh sự tiến hóa về tổ chức cơ thể , về sinh sản từ động vật nguyên sinh đến động vật có xương sống :
-Hệ tuần hoàn : chưa phân hoá → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim có 3 ngăn → tim 4 ngăn -Hệ thần kinh: chưa phân hoá → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hoá (não, hầu bụng)→ hình ống phân hoá ( não bộ và tuỷ sống) -Hệ sinh dục :chưa phân hoá → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn -Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong -Đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng và đẻ con -Phôi phát triển có biến thái đến phát triển trực tiếp (không có nhau thai) và phát triển trực tiếp có nhau thai Con non không được nuôi dưỡng đến được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và được học tập thích nghi với cuộc sống.