viết bài văn nói về quê hương (quảng bình nhá)
Viết bài văn về quê hương Quảng Bình
Bầu trời đêm hôm nay thật đẹp, những vì sao lấp lánh sáng rọi đêm trăng rằm tháng tám. Từ ban công, tôi cảm nhận thấy tiếng gió như lùa vào khe cửa, len lỏi qua tững ké lá xanh mơn mởn đang còn đọng hơi sương. Tôi thích cái không khí trong lành này, nhưng thật lâu rồi mới cảm nhận được nó. Bất chợt, tiếng chuông đồng hồ reo vang khiến tôi chợt bừng tỉnh. Đã quá mười hai giờ và có lẽ mình nên đi ngủ. Tôi bước vào giường, trải lưng xuống đệm nhưng không sao ngủ được.
Mười phút, hai mươi phút, tôi nhìn đồng hồ, nhìn từng chuyển động của kim giây, tiếng tíc tắc của nó sao mà hay đến thế. Đã lâu rồi tôi mới được nhìn thấy thời gian, có lẽ là vậy. Rồi tôi nhắm mắt lại, cố gắng ngủ nhưng vẫn không tài nào chợp mắt được. À! Tôi nhớ đến những bài hát ru của mẹ, nhưng tiếng ầu ơ đã đi vào tiềm thức của tôi, đứa trẻ con nớt ngày nào còn khóc nhè giờ đã trưởng thành. Kể từ khi nhận công tác xa tôi chưa một lần trở về thăm quê nhà. Công việc của tôi quá bận rộn, nó chiếm lĩnh hầu hết quỹ thời gian trong một ngày của tôi. Bất chợt, những kỉ niệm về cái mảnh đất Quảng Bình quê hương yêu dấu hiện lên rõ mồn một trước mắt…
Quảng Bình Quan – Biểu tưởng văn hóa – Con Người Quảng Bình
Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Quảng Bình quê hương yêu dấu. Nơi mà khi nhắc đến người ta vẫn quen gọi với những cụm từ thân thương: “vùng đất gió lào, cát trắng”, “quê hương hai giỏi”. Tôi thuộc lứa thế hệ sau này, lúc dân tộc ta đã được giải phóng khỏi ách ngoại xâm. Qua những câu chuyện, lời kể của lớp người đi trước cùng với những kiến thức lịch sử mà tôi được học suốt quãng thời gian cắp sách đến trường, tôi hiểu được rằng để có được hòa bình, sự ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay phải đổi bằng không ít xương máu của dân tộc nói chung và con người Quảng Bình nói riêng.
Quảng Bình Quan hiện nay đang là hình ảnh của đại diện của Quảng Bình. Di tích tháp chuông nhà thờ Tam Tòa với chi chít những vết đạn bom và bị phá hủy phân nửa là minh chứng rõ nét nhất cho sự tàn ác của bọn đế quốc.
Tháp Chuông nhà thờ Tam Tòa
Đèo Ngang là ranh giới Đất nước thời Đại Việt và Chiêm Thành. Sông Gianh là ranh giới của đất nước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Bên cạnh những di tích chiến tranh, Quảng Bình có nhiều di chỉ về văn hóa, văn vật, điển hình như di chỉ Bàu Tró. Bàu Tró là nơi lưu giữ những hiện vật của nền văn hóa hậu kì đá mới phân bố ở các tỉnh miền Trung.
Quảng Bình từ lâu đã nổi tiếng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng và là nơi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Có thể kể đến Núi Thần Đinh với vẻ đẹp hùng vĩ của một bức tranh sơn thủy, nới vôn nổi tiếng ” Lắm tiên nhiều Phật “. Phá Hạc Hải là đầm phá bao la ngoạn mục với lượng thủy sản khổng lồ. Suối nước khoáng Bang lôi cuốn du khách bởi cảnh sắc nên thơ, huyền ảo với dòng nước nóng tự nhiên.
Khu du lịch Mỹ Cảnh – Bảo Ninh với nhiều hình thức du lịch phong phú, nằm trong hệ thống du lịch ” con đường di sản ” của miền Trung. Và khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng bao gốm quần thể rừng nguyên sinh và hang động hùng vĩ. Hệ thống hang động Phong Nha với động Khô và Động nước kì bí và ngoạn mục, hấp dần lạ thường ở trong lòng núi. Rừng nguyên sinh Kẻ Bàng với hệ thống rừng cây cao, nổi tiếng: cây xanh, nước mát trong vắt. Đây là cái nôi của thú rừng sinh sống: hươu, nai, bò tót, hổ….
Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới năm 2003, là một khu du lịch sinh thái lí tưởng, hàng năm đóng góp một nguồn kinh phí khổng lồ cho ngành du lịch, góp phần làm giàu thêm cho Quảng Bình.
Một góc Thành cổ Đồng Hới
Quảng Bình có tất cả bảy huyện thị, bao gồm thành phố Đồng Hới và các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Mỗi nơi đều có những phong tục, nét đẹp riêng. Huyện Minh Hóa nổi tiếng với chè xanh mật ngọt thắm đượm tình quê. Huyện Tuyên Hóa với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Huyện Quảng Trạch với dòng sông Giang bắt ngang qua.
Huyện Bố Trạch với khu du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng. Huyện Quảng Ninh nổi tiếng với cát trắng ven biển, là đầu mối giao thông quan trọng trong chiến tranh với phà Quán Hàu, phà Long Đại. Huyện Lệ Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối Bang. Lệ Thủy còn nổi tiếng với văn hóa đặc trưng hò khoan, là quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Tin tưởng rằng, với những chính sách đúng đắn của các cấp lãnh đạo Tỉnh, Quảng Bình sẽ ngày một đi lên, phát triển thành một tỉnh giàu mạnh của đất nước.
Chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Tôi yêu Quảng Bình, yêu cái mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Yêu con sông quê, giếng nước, gốc đa, mái đình… Yêu tất cả những gì mang hai tiếng Quảng Bình thân thương. Như bài ” Quê hương ” của Đỗ Trung Quân đã viết:
” Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người. “
Em rất yêu quê hương của mình.
Viết 1 bài văn giới thiệu về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở quê hương em ( các bạn làm về tháp Bình Sơn giúp mik nhá) ai nhanh nhất mik tick cho! cảm ơn nhiều!
Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.
Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.
Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.
Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?
Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?
Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.
Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.
Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.
nói về Tỉnh Quảng Ninh quê hương em.cần những yêu cầu sau
-Nói về các quang cảnh nổi tiếng ở quảng ninh
-Nói về các món ăn đặc sản của quảng ninh
-Nói về con người ở Quảng Ninh
-Nói về thời tiết (viết bằng tiếng anh)
tham khảo:
Quang Ninh is a coastal province in the Northeast region of Vietnam. Quang Ninh borders China. Quang Ninh is likened to a miniature Vietnam, because there are seas, islands, plains, midlands, hills, and borders. According to the economic development plan, Quang Ninh belongs to both the northern key economic region and the northern coastal region. This is the main coal mining province of Vietnam. Quang Ninh is currently developing in the direction of focusing on tourism in combination with environmental protection of sea and islands. Quang Ninh has many relics such as: Yen Tu scenic spot in Uong Bi city, Ha Long Bay in Ha Long city,... Quang Ninh has 4 cities: Ha Long city, Cam Pha city, Mong Cai city , Uong Bi city. In addition, Quang Ninh also has Co To island 100 km from the mainland. Quang Ninh province's youth union members and youth actively participated in administrative reform, building e-government with nearly 200 ideas, solutions, and models of participation in administrative reform applied in practice. Accompanying and supporting activities for young people have been strengthened, which has supported over 15,000 pupils and students in difficult circumstances, remote and isolated areas to go to school; job placement for more than 200,000 young people. Quang Ninh is a rich and beautiful city and Quang Ninh will develop even more in the future.
Em hãy sưu tầm 20 bài ca dao nói về quê hương Quảng Ngãi.
Tham khảo!
https://scr.vn/ca-dao-tuc-ngu-ve-quang-ngai.html
1.Nặng tình hạt muối Sa Huỳnh
Rau thơm Trà Quế đượm tình bữa trưa
2.Tiếng đồn du kích Tịnh Khê
Lính đi mất xác, quan về mất lon
3.Sơn Tịnh đường đinh
Sa Huỳnh muối trắng
4.Tai nghe anh lấy vợ Ba La
Ruột đau từng chặng, nước mắt ra từng luồng
5.Ba La đất tốt trồng hành
Đã xinh con gái, lại lành con trai
Vạn Tượng những chông cùng gai
Con gái mốc thích, con trai đen sì!
6. Thuốc ngon chợ Huyện
Giấy quyến Sa Huỳnh,
Nẫu xa thì mược nẫu, chớ đôi đứa mình đừng xa.
Viết một đoạn văn giới thiệu một bài hát mà em yêu thích về quê hương Quảng Ninh ( tên bài hát tác giả cảm nhận về nội dung ý nghĩa )
Viết bài văn nói về quê hương Bác(Nghệ An)
de nhung mat nhieu thoi gian xin loi nhe
Nghệ An quê tôi, mảnh đất với những anh hùng của dân tộc, những danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… Và hơn hết, nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc.
Xứ Nghệ - nơi mảnh đất khô cằn với cảnh bão lụt thường xuyên, những đợt gió lào mang cái nóng oi ả hay những lần gió mùa giá rét tới thấu gia thấu thịt. Những khó khăn vất vả ấy, có lẽ chỉ những ai đã từng sống và lớn lên ở đây mới có thể thấu hiểu hết.
Thế nhưng, quê hương tôi - quê hương xứ Nghệ chưa bao giờ chịu khuất phục. Không những thế, đó còn là động lực thúc đẩy chúng tôi - những con người xứ Nghệ phải mạnh mẽ và phải kiên cường. Luôn cần cù, chịu khó để vượt lên cái nghèo, cái đói. Những con người ấy, một năng hai sương với ruộng đồng, bươn chải nơi đất khách quê người, đi từ miền Nam ra miền Bắc để làm giàu. Đưa quê hương ngày một phát triển.
Có lẽ cũng vì những khó khăn vất vả quá nhiều đã ảnh hưởng tới cách sống cũng như cách suy nghĩ của con người nơi đây. Sống một cách giản dị, đơn giản. Tuy nghèo về vật chất nhưng ở đây chưa bao giờ thiếu tình cảm giữa người với người. Đi đâu người ta cũng thấy người Nghệ An đoàn kết, giúp đỡ nhau dù họ chưa một lần gặp mặt.
Sau 4 năm học đại học tại Hà Nội, cứ mỗi lần về với quê hương là lòng tôi lại rạo rực, có những hôm thao thức không ngủ được chỉ mong sao cho trời nhanh sáng để tôi có thể lên đường về quê. Tôi nhớ cách đây mấy hôm, tôi có việc về thăm gia đình và có một mùi vị rất quen thuộc mà 4 năm trời xa cách tôi không được nếm dù chỉ một lần - mùi rơm của ngày mùa. Ôi!!! Mùi vị đó sao mà ngọt ngào đến thế, làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm về thời ấu thơ, cái ngày còn học cấp 2, cấp 3. Cứ mỗi lần đến mùa gặt lúa, tôi phải cùng với gia đình đi gặt, đi tuốt lúa. Tiếng máy nổ xình xịch, từng rổ lúa cứ lần lượt được chuyền tay nhau trải ra sân để đón lấy ánh nắng của buổi trưa mong sao cho lúa nhanh khô. Tôi nhớ mỗi lần đang phơi lúa mà mây đen kéo đến, ôi cái lúc này dù có chưa được ăn cơm đi chăng nữa nhưng sao mà tôi thấy khỏe đến thế. Tất cả mọi người lao ra sân để kéo lúa vào để không bị ướt. Giờ ngồi đây và nghĩ lại, không biết lúc đó mình ăn gì mà khỏe thế nữa, bây giờ nếu có cho ra kéo thì chắc chỉ được 2 phút là bộ lăn ra luôn :-p.
Con người nơi đây có niềm đam mê bóng đá có lẽ gần nhất nhì cả nước, những lần các cầu thủ ra sân thì đội trẻ xứ Nghệ luôn là những con người tiên phong đi cỗ vũ.
#Châu's ngốc
viết mở bài về quê hương
(tự làm nhá;-;)
Quê hương – hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Có thể nói, mỗi con người đều có quê hương. Đó chính là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và gắn bó. Thế nên, mỗi lần xa quê, ta nhớ quê biết chừng nào.
Em sinh ra và lớn lên trên quê nội, đó là huyện Hòa Vang, Đà Nẵng . Đó là một nơi có rất nhiều danh lam thắng cảnh.
" Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay..."
Mỗi khi nghe lời bài hát này, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến nhớ về quê hương của mình - nơi chôn rau cắt rốn. Quê hương, hai tiếng thân thuộc ấy, là nơi chứa biết bao kỉ niệm thơì thơ ấu của tôi. Và Hà Tĩnh, chính là quê của tôi, một nơi với rất nhiều cảnh đẹp, trong lành
viết một bài thơ theo lời văn của mình nói về tình yêu quê hương?
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan ...
Bạn 8.Vũ Tùng Dương tổ2 đây là thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhé
Từ bài Quê Hương của Đỗ Trung Quân, em hãy viết một bài văn (dài 1 trang giấy vở) nói về suy nghĩ của mình đối với trách nhiệm của mỗi người dành cho quê hương.
Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Thật vậy, nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đã từng viết:
“…Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi…”
Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ đã gợi ra những cách hiểu sâu sắc qua cách so sánh, độc đáo, thú vị: Quê hương chính là mẹ và mẹ là quê hương. Ý nghĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt chính là cuộc sống tinh thần lẫn tâm hồn.
Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của chính mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người sẽ trở nên chông chênh – lệch lạc. Đồng thời qua cách so sánh tác giả cũng khơi dậy nuôi dưỡng tình cảm với quê hương. Tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm thiêng liêng tựa thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt.
Bình yên những phút giây không nơi nào sánh bằng quê hương, vì nó là bến đỗ là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống đầy sóng gió này. Dù ra sao, dù có như thế nào đi chăng nữa thì mỗi người cũng không được quên đi nguồn cội, gốc gác quê hương, quên đi những nắng ban mai mỗi khi thức giấc. Mà hãy nuôi dưỡng tình cảm với quê hương, để con người có được một tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản nhất.
“Quê hương”, “đất nước” bạn đã bao giờ tự đặt tình cảm quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước hay chưa? Ở đây, giữa hai thứ tình cảm thiêng liêng này muốn nói rằng: “ hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên mà phải biết hướng tới tình cảm thiêng liêng lớn lao, bao trùm là Tổ quốc, là đất nước để tình yêu làm đất tạo hóa quê hương. Có như vậy, thì tình cảm quê hương và tình yêu đất nước mới ngày càng sâu nặng, thấm thiết như tình cảm giữa người và người.
Tình là vậy, yêu là vậy. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xã hội đầy bôn ba và háo thắng như hiện này, thì không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; tự bôi nhọa nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc…Và với những hành vi suy nghĩ thiếu chính chắn như vậy thì mọi tập thể, cá nhân hãy tự kiểm điểm lại chính mình thay vù những đòn roi từ dư luận.
Trong cuộc sống và lối sống, nếu như muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Nhưng trước hết đối với những ai đang ngồi trên ghế nhà trường, thì công việc đầu tiên nên làm là phấn đấu hết mình trong con đường học tập. Xác định sớm động cơ để có động lực vươn lên trên con đường học vấn và có những ý thức, kế hoạch, mục tiêu học tập rõ ràng, đúng đắn. Học tập tốt sẽ giúp cho mọi thế hệ trẻ ngày nay trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản vững chắc, giúp trưởng thành hơn trong cuộc sống và thành công trong mọi lĩnh vực sau này. Tăng cường nâng cao nhận thức về sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và những yêu cầu của Đảng đối với tuổi trẻ nước ta, từ đó mà xác định nhiệm vụ to lớn và nhiệm vụ thiêng liêng của mình trong việc chuẩn bị những hành trang cần thiết sắp tới. Thường xuyên, liên tục trao dồi về lí tưởng sống, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hóa, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, điều lệ mà Nhà nước ban hành. Là người gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của một người con của dân tôc Việt Nam. Nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, không ngại khó khăn, vất vả, ra sức giúp đỡ những người nghèo khổ. Giữ gìn an ninh trật tự khu vực ở mỗi địa phương đơn vị. Và điều đặc biệt cần làm nhất đối với con dân đất Việt là rèn luyện để có lập trường, tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh. Và đó cũng chính là những điều tôi đã và đang hoàn thiện trong cuộc sống hiện tại và cả tương lai sau này
“…Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi…”
Hai câu thơ trên một lần nữa đã khẳng định lại rằng: chẳng nơi nào sánh bằng quê hương. Nhưng để có được một quê hương yên bình và đầy trong xanh như thế này, tất cả những con người trên đất Việt đều biết đã có bao nhiêu anh hùng đã lấy cái chết của mình để làm niềm vinh dự khi được hy sinh trên những bãi chiến trường nhưng quyết rằng không để giặc xâm phạm lãnh thổ. Bởi vậy, giới trẻ ngày nay và cả tương lai nữa hãy có những ý thức, nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương. Có ý thức tu dưỡng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương để đất nước Đại Việt của chúng ta mãi mãi là một đất nước phồn thịnh.