❤X༙L༙R༙8❤
Câu 4 :Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Như nước Đại Việt ta từ trước,……………………………….Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai)Câu 1:Chép  hoàn thành  đoạn thơ trên? Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?Câu 2:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.Câu 3:Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau, cho biết tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ của các từ in đậm:“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
qqqqqq
Xem chi tiết
phạm nguyễn hải anh
15 tháng 5 2022 lúc 20:56

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vâng mệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết văn bản Bình Ngô đại cáo để công bố trước dân chúng về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành. Bài cáo được ban bố vào đầu năm 1428, đây cũng là thời gian Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê.

Bình Ngô đại cáo được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, bài cáo ca ngợi tinh thần độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc.

Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Trong phần này, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Coi nhân nghĩa là cốt cách và là mục tiêu của dân tộc:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng quân xâm lược, đó là tư tưởng:

 

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Nhân dân ta đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời. Đó là nền văn hiến đã trải qua các triều đại và được khẳng định một cách chắc chắn ngang tầm với phong kiến Trung Hoa:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có



:)))

Bình luận (0)
Đàm Tùng Vận
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 9 2019 lúc 7:46

Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:

- Văn hóa (vốn xưng nền văn hiến đã lâu)

- Chủ quyền lãnh thổ (sông núi bờ cõi đã chia)

- Phong tục

- Các triều đại trị vì

- Anh hùng, hào kiệt

Bình luận (0)
Trí Nguyễn
Xem chi tiết
Tiến Thành
2 tháng 1 2022 lúc 16:41

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Thể thơ 7 chữ, PTBĐ chính là biểu cảm. 

- Nhân hoá: "Gọi cá vào","trăng gõ nhịp" 

⇒ Gợi lên sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên

- So sánh: "Biển như lòng mẹ"

⇒ Nói lên sự ân tình và vĩ đại của thiên nhiên đồng thời bộc lộ niềm tri ân sâu sắc của con người với mẹ thiên nhiên

Bình luận (0)
Đàm Tùng Vận
Xem chi tiết
Diamond Lonely
2 tháng 2 2022 lúc 0:19

refer:

1. Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

2 .  Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Nhớ rừng - Thế Lữ. 

3.

Thể loại: Thơ mới.

Ý nghĩa: 

Những câu thơ trên là lời tâm sự của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú . Khi bị giam chân tại song sắt nhà tù , hổ cảm thấy mình bị mất tự do . Nó nhớ nhung da diết thời kì khi nó được sống và ngự trị rừng xanh. Đoạn thơ là những gợi nhớ của con hổ về bức tranh tứ bình chốn rừng ngàn .Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Sức mạnh của con hổ được di

4.

Câu nghi vấn :

"Tiếng chim ca ..." và "Ta đợi chết ..bí mật ?"

Hình thức : có dấu chấm hỏi

->Câu nghi vấn được để bộc lộ cảm xúc.

Bình luận (0)
Trần Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Phương Dương
Xem chi tiết
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 12 2021 lúc 9:24

1. Thơ em lại tự xem trong SGK nhé!

2. 

Em tham khảo:

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

3. Khái niệm điệp ngữ em cũng tự xem lại nhé!Em tham khảo:

 Biện pháp tu từ: điệp ngữ "Vì" và liệt kê những hình ảnh "tình yêu tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"

Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.

4. Vì người cháu chiến đấu vì bà, vì tuổi thơ cùng với bà

5. 

Em tham khảo:

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mớiBà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

6. 

Em tham khảo:

Nội dung

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực

- Sử dụng điệp từ

Bình luận (0)