Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 12 2017 lúc 6:54

Chọn đáp án: A

Thai Hoang
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê new:)
3 tháng 10 2023 lúc 21:33

Câu 1: Vũ Nương vương vấn chồng con của mình sau khi đã chết có thể thể hiện phẩm chất tốt đẹp như tình yêu thương và tình cảm gia đình vượt qua cái chết. Hành động này cho thấy tình yêu và lòng trung thành của Vũ Nương với gia đình đã vượt qua ranh giới của cái chết. Điều này đánh dấu sự hy sinh và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu không thể bị chia cắt bởi cái chết. Câu 2: Nếu được thay đổi kết cục của chuyện, một sự thay đổi có thể là chồng con của Vũ Nương cũng không sống sót sau khi Vũ Nương chết. Điều này sẽ tạo ra một kết cục bi thảm hơn và góp phần nhấn mạnh vào tình yêu và lòng trung thành của Vũ Nương với gia đình. Câu chuyện sẽ trở nên cảm động hơn với việc Vũ Nương vương vấn chồng con của mình bất chấp cái chết, thể hiện sự hy sinh không điều kiện và tình yêu vĩnh cửu.

Minh Phương
3 tháng 10 2023 lúc 22:10

Câu 1: Việc Vũ Nương vẫn vương vấn chồng con sau khi đã qua đời thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cô. Điều này cho thấy sự tận tụy và lòng trung thành của Vũ Nương đối với gia đình. Dù đã mất đi cơ thể, nhưng tình yêu và quan tâm của cô không bao giờ biến mất. Sự gắn kết và hy sinh cho người thân là những phẩm chất cao quý mà Vũ Nương mang trong lòng.

Câu 2: Nếu được thay đổi kết cục của câu chuyện, có nhiều khả năng em sẽ muốn Vũ Nương sống sót để tiếp tục xây dựng hạnh phúc gia đình. Điều này sẽ mang lại một kết thúc hạnh phúc và lạc quan hơn cho câu chuyện, cho phép nhân vật tiếp tục trải qua các trải nghiệm mới và xây dựng mối quan hệ gia đình bền vững.

vũ liz
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
21 tháng 9 2023 lúc 19:48

3 lời thoại của Vũ Nương em thấy Vũ Nương có tâm trạng lo lắng, đầy lưu luyến đối với người chồng phải sắp tòng quân của mình. Qua đó em thấy Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp, hiền thục, nết na hết lòng vì chồng. Nàng biết chấp nhận những thử thách, biết cách để yên lòng người đi xa. Đồng thời còn giúp ta cảm nhận được khát vọng của người phụ nữ chỉ cần bình an chứ không mong sang giàu.

ʚĭɞ Thị Quyên ʚĭɞ
Xem chi tiết
Trang Trần
29 tháng 11 2019 lúc 9:17

Ở mỗi hoàn cảnh Vũ Nương lại thể hiện những vẻ đẹp khác nhau:

(1) Khi mới lấy chồng, trong cuộc sống hôn nhân:

Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng chưa bao giờ dám vượt khuôn phép để giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.

(2) Khi tiễn chồng đi lính:

- Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, …”. Với những người vợ, việc chồng được vinh quy bái tổ là niềm tự hào, niềm hi vọng cả cuộc đời của họ. Nhưng Vũ Nương là người phụ nữ khác biệt, nàng chẳng mong ngày chồng về áo gấm vinh quy, cũng chẳng ham cái cảnh “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau”, sự trở về an toàn của chòng là điều duy nhất nàng nguyện ước để vợ chồng con cái có thể sum họp.

- Nàng thấu hiểu những chông gai trong chặng đường phía trước mà chồng nàng phải trải qua: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” Một người phụ nữ chân yếu tay mềm, chưa từng ra chiến trận để đối diện với sinh tử nhưng nàng thấu hiểu rằng nơi chồng mình sắp đến là nơi nguy hiểm trùng trung, sự sống cái chết trong gang tấc.

- Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, …”. Người xưa từng có câu nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, quãng thời gian chờ chồng đằng đẵng của nàng cũng là quãng thời gian nhìn vật nhớ người, ngắm cảnh mà hoài cố nhân. Tâm hồn người phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!

xem thêm tại https://toploigiai.vn/soan-van-9-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong

Khách vãng lai đã xóa
....
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
Trinh Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
23 tháng 8 2023 lúc 20:48

  Vũ Nương đẹp người đẹp nết nhưng số phận bất hạnh. Vũ Nương là cô gái xinh đẹp lại có những đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng dặn dò không cần áo gấm trở về chỉ cần sự bình an của chồng là đủ. Chồng đi tòng quân, Vũ Nương nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. Vũ Nương quả là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” hội tụ những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Nhưng số phận nàng thật đáng thương. Bé Đản tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. Thật đáng tiếc cho một "kiếp hồng nhan bạc phận", hết lòng vì chồng con mà lại có kết bất hạnh như vậy.

 
gh
Xem chi tiết
Anh Nguyen Ngoc
12 tháng 5 2021 lúc 7:47

Học rộng, tài cao, nhưng Nguyễn Dữ phải sống trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kì khủng hoảng, nên ông chỉ làm quan một vài năm rồi lui về ở ẩn, viết sách. Tuy không có nhiều tác phẩm lớn đóng góp cho nền văn học trung đại, nhưng Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục, ông thường viết về những người phụ nữ bị xã hội phong kiến chà đạp, đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số đó. Vũ Nương, nhân vật chính trong tác phẩm là người phụ nữ nết na, hiền thục, nhưng phải chịu số phận đau thương, oan nghiệt.

 

Vũ Nương luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Sống trong gia đình chồng, nàng phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình, đến mẹ chồng cũng phải khen nàng “xanh kia chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. Sống với chồng, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, không bao giờ có sự thất hòa giữa hai vợ chồng, nên gia đình luôn êm ấm. Khi Trương Sinh phải đi lính, nàng hết sức lo lắng, phút chia tay, nàng nói với chồng rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,.. chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Vũ Nương chẳng cần vinh hoa phú quý, chỉ khao khát được đoàn tụ, gia đình sum vầy, hạnh phúc mà thôi.

 

 

 

 

Thế nhưng nàng cố gắng vun vén cho hạnh phúc gia đình bao nhiêu thì càng phải chịu đau khổ, bất hạnh bấy nhiêu. Thật oan trái! Bi kịch thứ nhất là nàng bị chồng nghi ngờ một cách vô lí mà không được thanh minh. Những lời biện bạch tha thiết “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng… Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói” đều bị chồng để ngoài tai. Những lời van xin thống thiết, hỏi chuyện đó ai nói: “ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”, đều bị chồng gạt phắt đi, anh ta chỉ một mực mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi.

 

Và một bi kịch tiếp tất sẽ xảy ra, dù nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn sự đổ vỡ vẫn không tránh khỏi gia đình tan vỡ như “bình rơi tram gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Nàng than khóc mà nghe đứt ruột “khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn…”. Đó là nỗi thất vọng tột cùng của Vũ Nương. Không những thế nàng càng đau lòng vì sự trong sáng bị sỉ nhục, tấm lòng thủy chung bị nghi ngờ, nhân cách cao quý của đời người phụ nữ bị xúc phạm nặng nề, nên nàng chỉ còn tìm đến cái chết được minh oan cho mình. Đó là bi kịch thứ ba của cuộc đời nàng.

 

Cuối cùng, tuy được Linh Phi cứu và được giải oan giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng niềm khao khát hạnh phúc giữa trần gian của Vũ Nương vẫn không thực hiện được. Nàng trở về giữa con sông quê hương, xiêm y lộng lẫy, ngồi trên kiệu hoa nhưng không được trở về ngôi nhà nhỏ bé ấp áp bên chồng con mãi mãi. Đoàn tụ hạnh phúc chỉ là ảo ảnh, chia li tan nát vẫn là hiện thực. Lời nói vĩnh biệt: “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” thể hiện niềm mong mỏi hạnh phúc không thể thực hiện được vì thế gian đầy bất công này không dành những điều tốt đẹp cho nàng. Hình ảnh Vũ Nương “lúc ẩn, lúc hiện… Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” như ánh sáng đã tàn, gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa tột đỉnh.

 

Cuộc đời Vũ Nương là điển hình cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn. Qua đó, em cảm nhận được nỗi đau thương của thân phận sống lệ thuộc của họ. Những người phụ nữ ấy không bao giờ được quyết định cuộc đời mình. Ở nhà phải phục tùng cha, đi lấy chồng phải phục tùng chồng, chồng chết phải phục tùng con trai trưởng của mình, dù cha, chồng, con trai có quyết định vô lí đến đâu. Họ thường bị ép gả vào những cuộc hôn nhân không bình đẳng, không tình yêu với người chồng gia trưởng, độc đoán. Dù bị chồng hành hạ tàn nhẫn cũng phải cắn răng mà chịu, nếu phản ứng lại sẽ bị coi là lăng loan, bị chồng rẫy bỏ, gia đình chồng mắng nhiếc, bị người đời phỉ nhổ, sỉ nhục đến chết. Vì vậy, họ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: đi tu thoát tục hoặc chết một cách thảm khốc. Chế độ gia trưởng của thời phong kiến đã cho người đàn ông cái quyền độc tôn trong gia đình, hại bao cuộc đời người phụ nữ.

 

Nguyễn Dữ viết Chuyện người con gái Nam Xương phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ là góp một bản án về cái chết oan khốc nhằm lên án chế độ phong kiến; đồng thời khơi dậy ở chúng ta niềm cảm thương trước một bi kịch về thân phận người phụ nữ đương thời. Em càng cảm nhận rõ về số phận đau thương vì luôn bị phụ thuộc của họ, vừa cảm phục họ vì như Hồ Xuân Hương đã viết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (trích Bánh trôi nước) thì càng căm ghét cái xã hội phong kiến bất công.

Lê Phương Thanh
Xem chi tiết