Bài phong cách HCMinh hãy nêu những chi tiết bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh
Em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” ? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào ?
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóaHCM trong nhận thức và trong hành động.Từ đó đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tôc
Ý nghĩa của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”:
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt lõi văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra những vấn đề của thời kì hội nhập : Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
*Ý nghĩa của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh: Giúp chúng ta hiểu rõ hơn, hiểu sâu hơn những đặc điểm đã tạo nên phong cách, cách sống của Người: Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị. Văn bản giúp ta hiểu Bác Hồ và phong cahcs giản dị, thanh cao của Bác, chúng ta càng thêm tự hào, kính yêu Bác, học tập theo gương Hồ Chí Minh tấm gương nhân cách Việt muôn đời tỏa sáng.
* Lối sống rất bình dị, rất VN, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện qua các dẫn chứng xác thực của tác giả về cuộc sống hằng ngày của Bác. Những câu chuyện cụ thể, những từ ngữ câu văn giàu hình ảnh đã dẫn dắt bạn đọc vào thăm nơi ăn, chốn ở của Người:
- Nơi ở, làm việc: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc đơn sơ mộc mạc,...
- Trang phục: rất giản dị : áo bà ba nâu, áo trấn thủ, ...
-Ăn uống đạm bạc: cháo hoa, dưa muối,...
Cho câu chủ đề: "Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được thể hiện rất rõ trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" của tác giả Lê Anh Trà.". Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch để làm rõ câu chủ đề. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế, gạch chân, chỉ rõ
Home
Văn Mẫu Hay
Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh
Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh
Phương Thảo 29/05/2018 Văn mẫu hay Không có phản hồi
Bài học SGK Progress:
← Back to Mục học SGK
Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Trong cuộc đời đầy truân chuyên(2) của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiểu về các dân tọc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm(3). Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].
Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?
A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Đề 1: Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả Lê Anh Trà viết:
… “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình…rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…”
(Trích Ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục Việt Nam 2020)
1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên.
2. Nội dung của đoạn trích trên là gì?
3. Bác đã có cách tiếp xúc văn hóa như thế nào? Cách tiếp xúc văn hóa của Bác có gì đặc biệt?
4. Trong thời kì hội nhập hiện nay, em học tập được gì từ cách tiếp thu văn hóa của Bác.( Trình bày trong khoảng ½ trang giấy thi)
Lần sau em ghi cả đoạn văn ra em nhé!
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận
2. ND: Đoạn trích nói về phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc
3. Bác chon lọc những điều tốt đẹp từ văn hóa Phương Đông. Cách tiếp xúc đặc biệt đó là sự kết hợp giữa văn hóa VN với văn hóa Phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
4.
Em tham khảo:
+ Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
+ Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả Lê Anh Trà viết:
… “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình…rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…”
(Trích Ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục Việt Nam 2020)
Qua đoạn trích e học tập những điều gì từ Bác kính yêu?
Các bn giúp mk câu hỏi này vs ạ.Mai mk phải nộp rồi
Câu hỏi này ạ:Lối sống của Bác rất giản dị ,rất Việt Nam ,rất Phương Đông nhưng cũng rất mới và rất hiện đại .Hãy viết 1 đoạn văn ngắn chứng minh nhận định này qua bài phong cách Hồ Chí Minh
Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ; tư trang ít ỏi: chiếc vali với vài bộ quần áo và vài vật kỉ niệm
- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Trong bài '' Phong cách Hồ Chí Minh '' , tác giả Lê Anh Trà đã viết:
...'' Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành 1 nhân cách rất Việt Nam, 1 lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại''...
1. Xác định 2 DT được dùng như tính từ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy
2. Hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển
< Cảm ơn ạ>
2 danh từ được dùng như tính từ: rất Việt Nam, rất phương Đông.
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành
cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hoặc: Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.