Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lùn_11052006#
Xem chi tiết
Bùi Đặng Thu Trang
7 tháng 11 2018 lúc 21:11

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có đường không 
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
 Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
 
Trần Nhân Tông là một vị vua nổi tiếng đời nhà Trần sống ở thế kỉ XIII của dân tộc. Ông là người yêu dân, yêu nước và nổi tiếng khoan hòa, êm ái. Dưới triều đại của mình, ông chẳng những đã đoàn kết được tướng sĩ, nhân dân đánh thắng giặc Mông - Nguyên mà còn xây dựng cho nhân dân đời sống ấm no, yên ổn. Sau khi rời ngai vàng, ông lên núi Yên Tử tĩnh tu và được tôn là tổ sư của thiền phái Trúc Lâm... Tương truyền rằng sau khi lãnh đạo dân ta chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại yên bình, nhân dịp thăm quê cũ ở Thiên Trường, vua Trần Nhân Tông đả tức cảnh sinh tình mà viết nên “Thiên Trường vãn vọng”. Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu bài thơ nhẹ nhàng, hài hòa, thanh thoát.
 
Phủ Thiên Trường, Nam Định vốn là quê cù của nhà Trần. Đó là một miền quê yên ả, thanh bình. Trong bài thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thôn dã vào lúc chiều tả, hoàng hôn đang kéo đến:
 
"Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có dường không"
 
Trong nguyên văn chữ Hán, cụm từ bán vô bán hữu nghĩa là nửa như có nửa như không gợi phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Thôn xóm, nhà tranh, làng quê nối nhau, san sát, sum vầy phía trước, phía sau, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, nửa như có, nửa như không. Khói tỏa ra từ đâu vậy? Phải chăng, đây chính là khói bếp nhà tranh và lớp sương chiều làng đang hòa quyện với nhau thành một làn sương - khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng khiến người ta cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có lúc không? Tâm hồn người lâng lâng bởi cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy xóm làng thanh bình, êm ả đến? Cảnh tượng trong hai cảu thơ đầu trầm lặng làm sao! Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo lên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.
 
Đến hai câu sau đã có sự xao động trong cảnh vật:
 
" Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng".
 
Cách nơi nhà vua đứng không xa, mấy chú bé chăn trâu đang lùa trâu về làng, vừa ngồi trên lưng trâu vừa thổi sáo. Tiếng sáo vi vu, văng vẳng, cất lên làm xao động lòng người. Xa xa, trên cánh đồng lúa, mấy cánh cò trắng đang từng đôi một sà xuống như muốn tìm mồi hay định nghỉ ngơi! Người, vật, đồng ruộng, màu sắc, âm thanh..., tất cả đã hòa nhập với nhau để vẽ non bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn.
 
Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say sưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vướng bận binh đao.
 
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh dược nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
 
"Thiên Trường vãn vọng" (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 3 2018 lúc 10:03

Bài thơ “Thiên trường vãn vọng” là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về làng quê trong buổi chiều tà. Mở đầu bài thơ là không gian mở ảo của làng quê, cảnh vật đang nhạt nhòa dần trong sương khói và bóng chiều mập mờ như nửa có nửa không. Hoàng hôn luôn là thời điểm khơi gợi cho ta nhiều cảm xúc, đó là cảm giác bình yên, thư thái trong tâm hồn. Hai tiếng “man mác” như gợi ra nỗi niềm tâm trạng đó ở thi nhân, bởi rất lâu người xa quê nay mới có dịp trở về. Và trong bức tranh thôn quê yên bình ấy, bỗng xuất hiện thanh âm tiếng sáo trong trẻo, bay bổng của chú bé mục đồng đang ngồi vắt vẻo lưng trâu trên con đường về thôn xóm. Tiếng sáo ấy thật bình yên, vui tươi trong khung cảnh chiều muộn. Thời điểm chiều tà cũng là lúc mọi người kết thúc công việc, trở về sum họp vui vẻ bên gia đình. Thiên nhiên, động vật và con người cùng giao hòa trong nhịp sống nhịp nhàng giữa đất trời bao la. Phía xa xa, “từng đôi” cò trắng liệng xuống cánh đồng, gợi nên một cuộc sống bình dị, hữu tình nơi thôn quê. Bức tranh ấy là những màu sắc giao hòa, những thanh âm trong trẻo gợi ra nét thanh bình những cũng vui tươi và đầy sức sống. Chỉ bằng vài ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít gợi nhiều, thi sĩ đã vẽ lên một không gian về cảnh sắc làng quê nên thơ, trữ tình.

Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 11 2016 lúc 13:44

Nhắc đến kho tàng văn học trung đại Việt Nam ta nghĩ ngay đến nhà hiền triết Trần Nhân Tông. Ông là một vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh tan quân Mông - Nguyên xâm lược. Không những thế, Trần Nhân Tông là thi sĩ có tâm hồn thanh cao, luôn gắn bó máu thịt với quê hương, thôn dã. Đọc thơ ông, ta không thể nào quên áng thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, một bài thơ nặng tình quê hương thắm thiết:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều của phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình. Thôn xóm đang chìm dần vào làn sương mờ bảng lảng. Đây là lúc ánh hoàng hôn sắp tắt, khoảnh khắc giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê, cảnh vật mờ ảo, chập chờn rất nên thơ, nó gợi lên bao cảm xúc trong lòng người, nhất là những tâm hồn mang nặng tình quê thắm thiết. Vì yêu quê hương tha thiết nên nhà thơ cảm nhận được cái đẹp và cái đáng yêu của một làng quê mộc mạc. Trong mắt thi nhân, cảnh vật thật đẹp và thân thương, gần gũi. Tuy nó là một bức tranh vùng quê thôn dã, rất giản dị như bao vùng quê khác nhưng nhà thơ cảm thấy cảnh vật ở đấy thật thơ mộng, thật đẹp, cái đẹp trầm lặng mà không chút đìu hiu. Nhà vua - nhà thơ - nhà hiền triết ấy đã dấy lên một niềm cảm xúc dạt dào, cảm xúc từ lòng yêu quê hương sâu nặng.
Có yêu quê hương nhà thơ mới thấy được cái đẹp của đồng quê, nhà thơ mới có được những giây phút buồn man mác khi thấy quê hương trống vắng một cái gì đó thân thương, gần gũi, dù hình ảnh ấy thật mộc mạc:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Nhà vua - nhà thi sỹ thích nghe tiếng sáo vi vút, ngọt ngào của quê hương, thích nhìn những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo. Phải chăng tiếng sáo của đám mục đồng đã giúp nhà vua thư thái sau bao nhiêu nỗi lo toan việc nước, việc quân? Hay tiếng sáo ấy đã đưa nhà vua trở lại cái thời đáng yêu, đáng nhớ của mình. Có lẽ rằng tình yêu quê hương, tình yêu đồng nội đã làm cho nhà vua thích lắng nghe tiếng sáo của các em chăn trâu đi dọc đường làng. Thích nhìn cái cò đáp cánh trên đồng ruộng. Tình yêu ấy đã làm cho vua và quân dân thêm khăng khít. Bởi thế, phủ Thiên Trường của vua và làng mạc nông dân không có những đường hào ngăn cách ngặt nghèo, không có "bệ rồng" lộng lẫy, không có thành quách cao dày hay cung điện nguy nga. Phủ Thiên Trường của vua không cách biệt với cuộc sống của người nông dân. Phải chăng Trần Nhân Tông là một vị vua thấm đẫm tình người. Một con người có địa vị tối cao nhưng gắn bó với quê hương, gắn bó với hương đồng cỏ nội, thật đáng trân trọng.

Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:18

Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.

 

Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

(Tức sự)

Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.

Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.

Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không.

Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.

Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.

Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!

Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.

Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.

Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:19
Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288). Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần. 

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Phiên âm chữ Hán: Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền. Dịch nghĩa: Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,
Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.
Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng. Dịch thơ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Ngô Tất Tố dịch) Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường. Đây là khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều buông. Chỉ đếm được vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng… Hai câu thơ đầu: Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
(Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không). Đây là cảnh hoàng hôn, sự vật trước xóm, sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống, hòa lẫn với những làn khói tỏa ra từ mái bếp. Trong bóng chiều man mác, mọi vật thấp thoáng ẩn hiện, dường như có, dường như không. Bức tranh quê với những sắc màu quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre, của sương tím, cò trắng, lúa xanh… chỗ đậm, chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cảm giác về một cuộc sống thanh bình đã trở lại sau bao năm binh lửa. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt, rất giản dị, bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Tại sao như vậy? Bởi dân ta đã phải đổ xương máu, phải chịu bao đau thương, tang tóc mới giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc dữ xâm lược. Hai câu thơ cuối: Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). 

Nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về : trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trầu về chuồng và cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người.

Lời thơ không đơn thuần là kể và tả mà nó còn biểu hiện một xúc cảm kì lạ và một niềm vui đang xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ. Ngắm đàn trâu no căng đang chậm rãi nối đuôi nhau về làng, trên lưng vắt vẻo mấy chú mục đồng ung dung thổi sáo; phóng tầm mắt ra xa (vọng), thấy trên thảm lúa xanh, dăm ba cánh cò trắng muốt đang chao liệng, thử hỏi lòng nào không xao xuyến, bâng khuâng, không dạt dào yêu mến?!

 Cảnh tượng buổi chiều ở nông thôn được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua xuất thân từ nông dân, đã cùng lăn lộn, cùng vào sinh ra tử với dân để đánh đuổi ngoại xâm, giành lại cho đất nước cảnh sống thanh bình. Dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua – thi sĩ vẫn gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng. Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời bởi cho dù mấy trăm năm đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Kim Vân Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Fonna
27 tháng 12 2021 lúc 14:36

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ”  được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không  ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được.

Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh.  Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

Nguyễn Tiến Dũng
Xem chi tiết

TK#

Tố Hữu nhà thơ lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học nước nhà, ông có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng và có thể kể đến Khi con tu hú một trong những tác phẩm được chính tác giả viết khi ở trong ngục tù. Đây là những năm tháng đau thương, ngột ngạt nhưng vẫn lạc quan và khát khao sự tự do.

Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu có 10 câu và trong 6 câu thơ đầu chính là bức tranh thiên nhiên đẹp của mùa hè sắp đến.

“Khi con tu hú gọi bầy”

Tiếng tu hú theo quan niệm của dân gian chính là khởi đầu của mùa hè, mùa của những ánh nắng rực rỡ và ấm áp. Tiếng tu hú quen thuộc vang lên đâu đó đã gợi lên mạch cảm xúc trong chính tâm hồn của nhà thơ những cảm xúc khá tỏ, những kỉ niệm ùa về.

 

“Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”…

Trọng tâm trí tác giả mùa hè rất sinh động và đẹp, màu vàng của lúa đang chín của những quả ngọt, âm thanh rộn ràng của những tiếng ve ngân lên như chào đón mùa hè, tiếng sáo diều…Tất cả đều hiện lên thật đẹp,sinh động gợi lên bao nhiêu rạo rực cho người thanh niên.Tác giả phải là một người yêu thiên nhiên, cảm nhận tinh tế mới có thể viết lên những vần thơ đầy sức gợi hình, gợi cảm như vậy.

Trong 6 câu thơ đầu tác giả đã kể lại những hình ảnh thân thuộc của mùa hè bằng phương pháp tả cảnh, vô cùng sinh động với nhiều từ ngữ có sức gợi hình cao. Tất cả đều thể hiện được vẻ đẹp của mùa hè mùa của tuổi trẻ và khát vọng sự tự do.

Những hình ảnh mùa hè được tác giả về nên cùng với hiện thực đang bị giam cầm ngục tối đã nói lên sự khát khao mãnh liệt mong muốn tự do, khát vọng của tuổi trẻ, đây cũng là nét đẹp trong tâm hồn của chính nhà thơ.

︵✰Ah
24 tháng 3 2021 lúc 20:07

      Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

︵✰Ah
24 tháng 3 2021 lúc 20:07

 Tham khảo

     Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Linh Phương
1 tháng 10 2016 lúc 19:13

     Quê hương là nơi bắt nguồn cuộc sống của chúng ta là nơi có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ bảo vệ động viên chúng ta. Tôi yêu quê hương không chỉ nó đẹp mà nó còn mang đậm tình người với những câu chuyện cổ tích của bà. Với tiếng cười nói của trẻ thơ. Là nơi tôi có những kỉ niệm cùng với những đứa bạn. Cùng thả diều chơi những trò chơi dân gian. Quê hương là nơi mỗi khi tôi đi xa tôi nhớ về. Cũng là nơi cho tôi nguồn động lực để tiếp tục bước đi. Quê hương là con đường làng thân thuộc với mái đình và lũy tre. Là nơi gắn những đôi trai tài gái sắc với nhau. Quê hương tôi đẹp lắm, không phải đẹp vì tên gọi của nó mà nó đẹp bởi bên trong con người và phẩm chất cao quý.

Chúc bạn học tốt!hihi

Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 10 2016 lúc 21:20

"Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm liễu rủ màn tre" là những câu thơ nói về quê hương. Quê hương là một nơi mà con người sinh ra, lớn lên và gắn bó với nọ, có thể nói quê hương là nơi sinh ra tình cảm của con người. 

Lê Dung
1 tháng 10 2016 lúc 19:13
Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288). Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần. 

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Phiên âm chữ Hán: Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền. Dịch nghĩa: Buổi chiều ở phủ Thiên Trường trông ra
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,
Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không.
Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von 
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng. Dịch thơ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
Bóng chiều man mác có dường không 
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Ngô Tất Tố dịch) Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường. Đây là khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều buông. Chỉ đếm được vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng… Hai câu thơ đầu: Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
(Trước xóm, sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không). Đây là cảnh hoàng hôn, sự vật trước xóm, sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống, hòa lẫn với những làn khói tỏa ra từ mái bếp. Trong bóng chiều man mác, mọi vật thấp thoáng ẩn hiện, dường như có, dường như không. Bức tranh quê với những sắc màu quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre, của sương tím, cò trắng, lúa xanh… chỗ đậm, chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cảm giác về một cuộc sống thanh bình đã trở lại sau bao năm binh lửa. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt, rất giản dị, bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Tại sao như vậy? Bởi dân ta đã phải đổ xương máu, phải chịu bao đau thương, tang tóc mới giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc dữ xâm lược. Hai câu thơ cuối: Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết 
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). 

Nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về : trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trầu về chuồng và cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người.

 

Lời thơ không đơn thuần là kể và tả mà nó còn biểu hiện một xúc cảm kì lạ và một niềm vui đang xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ. Ngắm đàn trâu no căng đang chậm rãi nối đuôi nhau về làng, trên lưng vắt vẻo mấy chú mục đồng ung dung thổi sáo; phóng tầm mắt ra xa (vọng), thấy trên thảm lúa xanh, dăm ba cánh cò trắng muốt đang chao liệng, thử hỏi lòng nào không xao xuyến, bâng khuâng, không dạt dào yêu mến?!

Cảnh tượng buổi chiều ở nông thôn được tác giả phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là vị vua xuất thân từ nông dân, đã cùng lăn lộn, cùng vào sinh ra tử với dân để đánh đuổi ngoại xâm, giành lại cho đất nước cảnh sống thanh bình. Dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua – thi sĩ vẫn gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng. Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời bởi cho dù mấy trăm năm đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Kayoko
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hồng
26 tháng 7 2016 lúc 17:20

Bạn tham khảo bài trên mạng này nhé

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mỹ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

 

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời.Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơi là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.

Trích: loigiaihay.com



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-bai-tho-xa-ngam-thac-nui-lu-cua-ly-bach-c34a1534.html#ixzz4FVcHxoW1

TAM TAM NGỌC
27 tháng 7 2016 lúc 19:48

ng  ta đã làm thì đánh dấu cho họ với , chứ nếu ko thì ai trả lời cho.Dù gì bạn đó cũng copy trên mạng , thì cũng phải tick cho chứ !!!Chẳng lẽ bạn chưa bao giờ copy à!!Hay thiệt đấy!!!lolang

Van Toan
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 2 2022 lúc 20:00

Em tham khảo:

Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả?