Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Pham Nhu Y
Xem chi tiết
Vũ Văn Hải
Xem chi tiết
Okawa
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 12:52

Đối với bài văn tả cây phượng thì các bạn học sinh cần xác định được cây phượng thuộc loại cây gì, sử dụng các giác quan để có thể miêu tả đặc điểm của cây phượng từ thân, hoa, lá, cành, rễ như thế nào. Như vậy, bài văn miêu tả cây phượng của bạn mới hay và hấp dẫn, được giáo viên đánh giá cao.

NHỮNG BÀI VĂN TẢ CÂY PHƯỢNG, HOA PHƯỢNG HAY NHẤT

Sau đây là những bài văn tả cây phượng, hoa phượng hay nhất sẽ giúp bạn biết cách viết các phần của một bài văn: mở bài tả cây phượng, kết bài tả cây phượng và thân bài và viết bài hoàn chỉnh.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Số 1

Hoa phượng - Một màu đỏ tinh khiết của nắng và gió

bai van ta hoa phuong

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó - một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.

Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập.

Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường, xa thầy cô, xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu, dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường, bơ vơ giữa biển nắng vàng.

Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng... Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày khai giảng lại về. Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh.

Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng...Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào.

Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng - loài hoa học trò thân thương.

Xem thêm các bài văn tả cây phượng trên Taimienphi.vn

- Tả cây phượng vĩ
- Viết đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa
- Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Số 2:

Phượng đến từ câu chuyện cổ tích bà kể

bai van ta ve cay phuong

Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.

Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!

Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.

Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế!... Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi.

Và sự mong chờ đón đợi cũng đến. Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.

Cứ như thế, hoa phượng thả những cánh hoa son xuống cỏ, đến từng giây phút xa các bạn học trò. Hoa phượng rơi, rơi...Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.

Những ngày hè, cổng trường khép kín. Trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng. Tôi vui với mùa hè nhưng không sao quên được mái trường yêu dấu, nơi đó có cây phượng trầm ngâm đứng đợi mỗi ngày...Tôi nhớ từng cành cây, kẽ lá, nhớ từng nụ hoa, từng cánh hoa lác đác dưới sân trường. Tôi nhớ những chiều xuân hửng ấm, chúng tôi tụm nhau dưới gốc cây để chuyện trò. Tôi muốn tìm lại nơi đây giữa những ngày hè xa vắng.

Ôi, cây phượng thật đáng yêu, thật giản dị và cũng thật rực rỡ, phượng hãy đứng đấy để làm vui cho cảnh trường. Phượng đã tô điểm cho cảnh trường thêm đẹp. Đối với tôi, phượng là loài hoa đẹp nhất.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Số 3:

Cây phượng già trường em

bai van ta hoa phuong do

Đứng bên cổng trường em là cây phượng già. Một buổi trưa tháng năm, em ngồi dưới gốc phượng, ngắm nhìn những đóa hoa thắm tươi như báo hiệu một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng đã già lắm rồi, nghe bác bảo vệ kể lại, ngày xây dựng ngôi trường này, thầy hiệu trưởng đã trồng cây phượng làm kỷ niệm. Hai mươi năm trôi qua, cây phượng đã hai mươi tuổi. Cây đứng giang rộng cánh tay che chở cho chúng em dưới bóng mát của mình. Dưới gốc phượng, một cái rễ lớn, ngoằn ngoèo uốn lượn trông như con rắn đang trườn. Lớp da phong sương bạc phếch của phượng trông như màu đất ải. Quanh gốc cây giờ đã được xây một cái vòng tròn có đường kính năm mét. Bờ gạch xây giữ đất gốc được láng xi măng cho chúng em ngồi chơi.

Buổi trưa ngồi trên bờ gạch, chúng em thích thú ngắm cây phượng tỏa bóng mát cho sân chơi. Cái thân nó đẫy đà vòng tay của em, sần sùi, cằn cỗi. Phần dưới gốc tròn vo làm ta ngỡ nó sẽ cao vút lên nhưng không, chỉ khoảng hơn hai mét là nó phân ra làm hai, rồi từ hai phần thân ấy các cành đua nhau mọc ra xiên chéo lên, đâm xòe về các phía. Tán phượng xòe rộng ra như một cái ô che mát cả một góc sân, chim đậu làm tổ trên đó, suốt ngày đua nhau hót líu lo. Từ những cành nhánh, lá phượng xòe ra với một bộ xương lá đều đặn đối xứng nhau. Trên các xương lá đó các phiến lá lại xòe ra đối xứng.

Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ; tươi mát dịu dàng vào những buổi chiều tắt nắng; xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong mát. Bây giờ đang mùa hè, các cành nở bung chùm hoa như lửa đỏ chói chang. Mỗi cánh hoa như cánh bướm bay. Một chùm hoa trong gió như bướm kết chùm lại. Hè còn về là phượng còn nở, là còn một khung trời trong sáng dành cho tuổi thơ, là còn những trang lưu bút với những dòng chữ xinh xắn, với lời lẽ ngây thơ nhưng chứa chan biết bao cảm xúc.

Bỗng nhiên không khí chợt xôn xao hẳn lên khi trên tán cây con ve sầu cất tiếng. Tiếng ve inh ỏi. Một con ve kêu, hai con ve kêu... cả một dàn nhạc ve sầu lên tiếng. Tán phượng say nồng những cành mềm rung rinh màu lá xanh hoa đỏ. Sau mùa thi cử, những cánh bướm làm bằng hoa phượng lại bay lượn trong các quyển lưu bút học trò. Bóng tán lá xanh sáng hôm nay bỗng hừng hực sắc đỏ nôn nao. Sắc đỏ nhập nhòa trong tâm trí em dòng mực đỏ lời phê, điểm số của thầy giáo, cô giáo, sắc đỏ của hoa phượng bên màu đỏ mái ngói ngôi trường như thì thầm nói: Mùa nghỉ hè nữa lại về.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Số 4

Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sâu trong tâm trí em

nhung bai van ta cay phuong hoa phuong hay nhat

Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.

Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non.

Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay. Có lúc em thầm hỏi: "Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế?". Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.

Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sâu trong tâm trí em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Nhất Số 5

Hoa học trò - Cách gọi hoa phượng trìu mến và thân thương

nhung bai van ta cay phuong hoa phuong hay nhat 2

Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò

"Hoa học trò". Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát.

Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công "ve sầu" râm ran tiếng hát.

Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.

Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Số 6

Hoa phượng báo hiệu mùa hè

nhung bai van ta cay phuong hoa phuong hay nhat 3

Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít chim chóc thường đến đây ca hát líu lo làm cho sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị kì thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấy tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung.

Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này, Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc! Cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học mới sắp kết thúc. Và hè lại đến.

Giã từ những cánh phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với biết bao lưu luyến nhớ nhung.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Số 7

Cây phượng cho em nhiều kỉ niệm dưới mái trường

Trên sân trường em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phượng. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.

Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở đỏ rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò. Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây. Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me một chút.

Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện và có những trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này. Trò chơi rất thú vị, đó là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phượng, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi. Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.

Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. Khi mùa hè đến, những chú ve êu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì.

Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Số 8

Cây phượng - Người bạn tri kỉ của tuổi học trò

Mùa xuân đã trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ nhường chỗ cho mùa hè mến yêu. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.

Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng dãi dầu mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu. Cành cây đâm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mởn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền dịu quá.

Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất. Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.

Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp. Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn.

Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè. Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên, vẫy tay trong nắng.

Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả. Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc phải xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặt trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao.

Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng. Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về.

Phượng ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn nhé.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Nhất Số 9

Cây phượng vĩ trong sân trường em

Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lại đến.

Cây phượng ở trường em khá to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể. Phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, vươn xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.

Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chum hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.

Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.

Bài Văn Tả Cây Phượng, Hoa Phượng Hay Số 10

Hoa học trò - Xuân Diệu

van ta hoa phuong do

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm hoa phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!

Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với Mặt Trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Đối với những bài văn tả cây phượng theo từng khối: bài văn tả cây phượng lớp 6 hay nhất, bài văn tả cây phượng lớp 4, tả cây phượng lớp 5, tả cây phượng lớp 7 văn biểu cảm ... sẽ có cách tả khác nhau và yêu cầu cách diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, thông qua những bài văn tả cây phượng, hoa phượng trên đây, các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt được miêu tả cây phượng thì miêu tả những gì, cách diễn đạt ra sao, từ đó, bạn nhanh chóng viết bài văn tả cây phượng hòa chỉnh.

Trong tài liệu soạn tiếng Việt lớp 4 cũng có đề cập tới cách tập làm văn, luyện tập miêu tả cây cối, các bạn học sinh có thể tham khảo tài liệu soạn bài miêu tả cây cối để vận dụng vào bài văn miêu tả của mình nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/nhung-bai-van-ta-cay-phuong-hoa-phuong-hay-nhat-32871n.aspx
Trong chương trình học Tiếng Việt lớp 5, các em sẽ được luyện tập khả năng viết lách thông qua các đề tập làm văn lớp 5 vô cùng thú vị. Để có thể học tốt môn Tiếng Việt thì bên cạnh việc học trên lớp, các em nên tham khảo thêm văn mẫu lớp 5. Hầu hết các bài văn trong Văn mẫu lớp 5 đều được tuyển chọn từ từ nhưng bài văn hay nhất của các học sinh giỏi tiếng Việt nên tham khảo tài liệu giúp các em nhanh chóng bổ sung kiến thức, biết cách sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt của mình mạch lạc hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Mai Phương
Xem chi tiết
Phương Thảo
17 tháng 8 2016 lúc 9:40

20 giờ bn ơi

Nguyễn Huệ Lam
17 tháng 8 2016 lúc 9:41

Bây giờ là 4 giờ

Dang Hoang Nam
17 tháng 8 2016 lúc 10:05

bây giờ là 20 giờ

Nguyễn Phương Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Ngân
17 tháng 11 2021 lúc 8:16

đừng lấy trên mạng nhá!

 

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
6 tháng 4 2017 lúc 15:32

Gọi thời gian từ nửa đêm đến bây giờ là 4p thì bây giờ đến nửa đêm là 6p.

Thời gian từ nửa đêm đén bây giờ là

 24 : 10 x4 = 9,6 giờ hay 9 giờ36 phút.

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
22 tháng 7 2017 lúc 14:58

Gọi thời gian từ nửa đêm đến bây giờ là 4p thì bây giờ đến nửa đêm là 6p. Thời gian từ nửa đêm đén bây giờ là 24 : 10 x4 = 9,6 giờ hay 9 giờ36 phút

Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Huy Nguyen
1 tháng 2 2021 lúc 18:55

Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt đã thăng hoa đến tuyệt mỹ để viết nên những câu thơ tỏa sáng tâm hồn. Ngôn ngữ tác giả sử dụng không cầu kỳ trau chuốt nhưng gợi cảm đến không ngờ. Chất thơ cứ lan tỏa từ những gì bình dị nhất:Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấm iu nồng đượm...

Những kỷ niệm tuổi thơ lắng dần. Nếu những khổ thơ đầu là cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ đối với bà thì đến đây, nó đã chuyển sang những suy nghĩ sâu sắc về bà. Từ láy “ lận đận” đặt ở đầu câu cùng biện pháp đảo ngữ gợi lên bao nhọc nhằn, khó khăn và gian truân mà bà đã phải trải qua. Thói quen của bà in hình vào bếp lửa sớm hôm tần tảo để lo cho con, cho cháu. Bà sống âm thầm mà giàu đức hy sinh. Viết được thơ hay như thế, tác giả phải là người cháu có tấm lòng thơm thảo, thấu hiểu và hàm ơn công lao của bà. Nếu có một bếp lửa quê nhà vẫn “ chờn vờn sương sớm” thì cũng có một ngọn lửa tình bà “ ấp iu nồng đượm”. Có lúc hai thứ lửa cùng tách ra, có khi lại hợp cùng nhau. Khi tách ra nó gợi về những kỷ niệm : kỷ niệm về bếp lửa củi rơm,( khói hun nhèm mắt cháu, sống mũi còn cay), kỷ niệm về bếp lửa tình bà. Nhưng khi đã hòa hợp với nhau nó trở thành một thứ tình cảm lạ kỳ. Sống mũi còn cay là cảm giác thực của ngày xưa ngồi bên cạnh bếp lửa bến bà và vẫn là cảm xúc thực hôm nay...Điệp từ “ nhóm” được nhắc lại 4 lần trong đoạn thơ mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, gợi lại hình ảnh, cảm xúc hiện dần tỏa sáng dần dần. Ngoài gợi tả sự khéo léo làm cho lửa và chất đốt bén vào nhau, cháy lên, từ “ nhóm” còn gợi sự chi chút của tấm lòng người bà. Như một nốt nhấn trong dòng cảm xúc, nó làm vỡ òa ra bao ý nghĩa, bao hồi tưởng. Bà nhóm ngọn lửa ấm áp của đời sống vật chất và thường nhật trong không gian gia đình ấm cúng. Bà nhóm lửa của “ niềm yêu thương”, của “ nồi xôi gạo mới”, của tình đoàn kết, nghĩa xóm làng.Bà mở rộng tấm lòng nhóm lên ngọn lửa của tình yêu quê hương, đất nước. Ngôn ngữ tuy giản đơn nhưng nó lại gợi ra một điều sâu sắc rằng: Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu bên ngoài mà còn là từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin. Vì thế, bà mới có thể “ nhóm dậy” , khơi dậy ký ức tuổi thơ ngọt ngào nơi người cháu. Bà đã thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân thời thơ ấu để đứa cháu khôn lớn nên người. Bà nhóm ngọn lửa tâm hồn, nhóm lửa cuộc đời để cho cháu sức mạnh trưởng thành. Hình ảnh bà vụt tỏa sáng, lung linh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam bên bếp lửa mang đậm bản sắc văn hóa Việt, để cháu phải thốt lên rằng:Ôi, kỳ lạ thiêng liêng bếp lửaCâu cảm tác giả sử dụng giúp bộc lộ một cảm xúc trào dâng mãnh liệt đến tận cùng. Cảm xúc trong trái tim tác giả dường như vỡ òa, không thể kìm nén. Từ ngữ được dùng hết sức biểu cảm, từ Bếp lửa được đặt ở cuối câu tạo nên một ấn tượng mạnh, gợi lên bao cảm xúc trong tâm hồn người đọc. “ Kỳ lạ và thiêng liêng” là những từ giàu ý nghĩa biểu tượng và đặc sắc. Bếp lửa “ kì lạ” vì không có gì có thể dập tắt được, nó cháy lên trong mọi hoàn cảnh, luôn sưởi ấm và tỏa sáng bất diệt. Và đặc biệt bếp lửa bé nhỏ đơn sơ như vậy nhưng ánh sáng của nó lại có thể soi đường , thắp sáng, nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp cho cháu. Bếp lửa “ thiêng liêng”, vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm bà cháu, là bếp lửa của lòng bà, của tình yêu mà bà luôn giữ trọn , gửi trọn cho cháu., cho quê hương và cho đất nước. Đó là bếp lửa hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ nhất , là tình bà ấm nồng , tình đất nước , không khí thời đại và văn hóa dân tộc. Nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, là nhớ về tình yêu quê hương đất nước, đó là tình yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn của tác giả và cũng là vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm. Trong đoạn thơ ta không bắt gặp từ “ nhớ”, “ thương” nào nhưng vẫn cảm nhận được xúc cảm rưng rưng của tác giả. Đó chính là tính biểu cảm , gợi cảm mà ngôn ngữ thơ làm được.Bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương và đất nước. Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với kể chuyện, miêu tả và bình luận. Thành công của Bếp lưả còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, để làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm cảm xúc. Qua sự rung cảm mà từ ngữ đem đến, tác giả nhắc nhở chúng ta bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học “ Uống nước nhớ nguồn” và triết lý : kỉ niệm dẫu nhọc nhằn, vất vả vẫn sẽ là hành trang nâng bước ta đi trên con đường dài rộng của cuộc đời.Gấp trang thơ lại , bài thơ kết thúc nhưng lòng ta dấy lên bao cảm xúc tốt đẹp : yêu bà, yêu gia đình và yêu quê hương đất nước. Chúng ta càng cảm phục trước một Bằng Việt khéo léo và tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ . Các câu thơ đặc sắc sẽ sáng mãi , ngân mãi trong lòng bạn đọc

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 2 2021 lúc 21:33

"Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”.

Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, và việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là tình thương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa “kì lạ vù thiêng liêng”. Điệp ngữ: “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo mới”, “nhóm dậy cả những tâm tình”… bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, biểu lộ niềm tôn kính và biết ơn vô han.. Ý tưởng sâu sắc đẹp đẽ. Ngôn từ biểu cảm. Hình tượng người bà và bếp lửa kì vĩ, tráng lệ:

“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm đậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!’

Các từ ngữ “ấp iu nồng‘đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa được bà nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.

Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều nhà thơ viết về bà mà đạt tới độ đặc sắc như bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng “bếp lửa”, “nhóm lửa” và “ngọn lửa” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng la. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính ơn và biết ơn bà bấy nhiêu.

Loc Nguyen
Xem chi tiết