Tả một phiên chợ theo tưởng tượng của em
1 Tả một giờ ra chơi
2 Miêu tả hình ảnh nhân vật cổ tích theo tưởng tượng của em
3 tả cảnh Một phiên chợ theo tưởng tượng của em
1. Đối với mỗi học sinh, giờ ra chơi như một người bạn giúp chúng ta thư giãn sau những tiết học căng thẳng.
Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian. Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc.
Dưới gốc cây phượng già, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh. Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất.
Cuối cùng, bạn Tuấn lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc những sách. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước.
Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần lại luôn quây quần bên gốc cây xà cừ tâm sự. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười thiên thần. Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng.
Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.
2. Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.
Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.
Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.
Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.
Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.
"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".
Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".
À thì ra là như vậy!
Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.
3. Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Đề 1
Tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
a. Mở bài
- Em định tả một phiên chợ ở đô thị, ở đồng bằng, vùng núi hay vùng biển?
- Chợ quê em có đặc điểm gì nổi bật nhất?
b. Thân bài
- Tả lần lượt theo trình tự thời gian.
+ Lúc chợ chưa họp: quang cảnh như thế nào? Các lều chợ ra sao? Dấu hiệu còn lại của buổi chợ hôm trước?
+ Chợ bắt đầu họp: Mọi người đổ về chợ đông như thế nào? Các hàng quán bắt đầu bày bán ra sao? Không khí lúc này thay đổi thế nào?
+ Lúc tan chợ: không khí, sự bừa bộn, ...
- Đặc điểm riêng (nếu có) ở khu chợ quê em?
c. Kết bài
- Kỉ niệm đẹp nhất của em với ngôi chợ ấy là gì? (là những lần đi chợ tết, hay là những lần theo mẹ đi mua sắm,…).
Em hãy tả quang cảnh một chợ phiên theo tưởng tượng của em
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.
Học tốt ^_^
Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.
Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Sa Pa! Nhắc đến tên thôi đã bao người mơ tưởng về một mảnh đất êm đềm, mát mẻ nơi Tây Bắc của Tổ quốc. Sa Pa mùa xuân đẹp lắm! Bao nhiêu vẻ đẹp, sự trù phú của Sa Pa được thể hiện hết trong phiên chợ mùa xuân.
Mùa xuân, Sa Pa vẫn còn hơi lạnh. Cây cối xanh mướt một màu nõn nà, tràn đầy sức sống. Trên đường đến chợ, hai bên rực rỡ những sắc đào đỏ thắm, trắng muốt những sắc hoa mơ hoa mận. Những loại hoa này của Sa Pa đã nổi tiếng từ lâu lắm, được tận mắt nhìn mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Thân cây rất lớn, mọc tự nhiên bên đường, cành cây nâu mốc và quềnh quàng như cánh tay người già. Cái già nua của gồ càng làm tôn lên vẻ trẻ trung, tươi tắn của những cánh hoa thắm mịn, trắng bông mơ màng trong sương sớm.
Chợ Sa Pa cũng giống như nhiều chợ vùng cao khác, thường hợp theo phiên mỗi tháng vài ba lần. Chợ là dịp để người dân quanh vùng mang hàng hóa đến trao đổi, mua bán. Và hơn thế là để gặp gỡ, giao duyên. Đến với chợ Sa Pa có người dân của các dân tộc Mông, Dao Đỏ, Thổ, Khơ Mú,... và rất nhiều người Kinh đến buôn bán, tham quan, mua đồ lưu niệm.
Mới sáng sớm, trên những đỉnh đèo, đình dốc chon von đã thấp thoáng những bộ váy Mèo sặc sỡ: bà con dân tộc ở xa nên phải dậy từ sớm trèo đèo, lội suối, đi cả ngày đường, có khi mấy ngày mới đến nơi. Họ đến chợ bằng ngựa, xe máy, ô tô hoặc bằng chính đôi chân của mình. Những con ngựa nòi thấp nhưng dai sức và rất khỏe, nó thồ trên mình các loại hàng hóa, ở những đoạn đường bằng nó còn chở cả chủ nhân nữa.
Đến chợ, người bán hàng dỡ hàng rồi bày ra hàng hóa của mình: măng, dầu, muối, cá khô, vải, giấy... từ dưới xuôi mang đến, từ các địa phương khác mang về. Trong những gian hàng được xây cất thành từng ngăn như dưới xuôi là các loại hàng hóa của những người chuyên buôn bán lớn. Dọc hai bên đường đi quanh chợ là hàng của bà con bán hàng nhỏ lẻ, thường là bà con dân tộc. Những cây măng, những xấp vải, những cuộn chỉ màu được đặt trong gùi, trong giần,... Những bà những mẹ cười vui vẻ chào mời khách mua hàng. Làn da họ sạm đen, nhăn nheo càng làm tôn lên nụ cười thuần hậu, chất phác. Trên đầu họ đội những chiếc khăn tự dệt nhiều màu sắc. Nhất là những chiếc áo, chiếc váy được thêu dệt rất cầu kì.
Khách đến mua hàng phần nhiều là khách du lịch người Kinh, những con nguời của miền xuôi, của đồng bằng, của thành phố. Họ đi giày thể thao, mặc quần bò, áo ấm và nhìn cảnh tượng xung quanh với đôi mắt tò mò, háo hức vô cùng. Những xấp quần áo và vải thổ cẩm hấp dẫn những vị khách này hơn cả. Vải thổ cẩm được dệt từ những đôi tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc, có thêu những hoa văn tỉ mỉ hình vuông, hình con vật, hình bông hoa,... rất tinh tế, sinh động. Một mặt hàng nữa khiến khách đến chợ háo hức vô cùng đó là món thắng cố của đồng bào dân tộc! Đó là món ăn "đặc sản" của mảnh đất vùng cao này, món ăn là sự hòa trộn của nhiêu loại nội tạng ngựa. Mỗi gian hàng có một nồi thắng cố lớn đang nghi ngút bốc khói. Khách đến ăn, ngồi xuống chiếu xếp tròn chân, chờ chủ hàng đặt bát thắng cố trước mặt,... Chợ Sa Pa có bao thứ hàng hấp dẫn lòng người như thế!
Đứng từ trên cao nhìn xuống, cảnh chợ thật tấp nập, đông vui. Người mua, người bán nhộn nhịp, náo nức. Những tiếng cười trong trẻo, hiền lành, phóng khoáng cứ đan xen nhau mà vang lên. Bất chợt, mé bãi đất trống cuối chợ cất lên tiếng khèn, tiếng hát réo rắt, thiết tha. Thì ra ở đó các chàng trai cô gái đang thổi khèn, thi hát, thi ném còn. Các cô gái khéo chọn cho mình những bộ váy áo sặc sỡ vô cùng nổi bật. Chị búi tóc, chị vấn khăn, đeo hoa tai - những chiếc vòng bạc to tròn rất bắt mắt, đeo vòng kiềng, mặc váy, chân quấn xà cạp,... Váy xòe của các chị được thêu xen các họa tiết màu đỏ, màu xanh,... Các chị Dao Đỏ trên trang phục còn có những quả cầu màu đỏ tươi rất nổi bật giữa nền đen chủ đạo của trang phục. Các chị người Mông thì lại có thêm chiếc ô xinh làm duyên. Cô gái nào cũng khéo khoe ra cái khéo léo, tinh tế của mình. Nụ cười trên môi rạng rỡ, các chị còn có đôi mắt sắc như dao thật đáng yêu! Các anh thì mặc trang phục tối màu, đơn giản hơn. Nhưng với các chàng trai ở đây, điều quan trọng nhất là thể hiện được cái tài thổi khèn của mình. Anh nào cũng cầm một chiếc khèn nứa, vừa thổi khèn vừa co chân nhảy lò cò quanh cô gái mình thích.
Cảnh chợ Sa Pa đã để lại trong em những ấn tượng rất đẹp về một miền quê có phong cảnh tươi đẹp, trù phú mà con nguời thì rất đỗi chăm chỉ, cần cù, đáng yêu, đáng mến.
Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng giậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sần uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.
Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù man hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngôi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói trang, rùng rực xuống nhưng vẫn khôg ngăn cản đc dòng người ở phía giưới. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếg rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lự chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi./.
Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm.Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan.
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.
Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Đề bài: Em hãy tả lại cảnh một phiên chợ Tết theo trí tưởng tượng của em.
Viết bài văn miêu tả một phiên chợ tết. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu đối tượng được miêu tả (phiên chợ vào ngày tết).
- Ấn tượng chung của em về phiên chợ ngày tết đó. (đông đúc, tươi vui...)
b. Thân bài (9đ)
- Em đi chợ tết vào thời gian nào? Đi cùng với ai? (1đ)
- Đối với em, phiên chợ ngày tết có gì đặc biệt so với các phiên chợ vào ngày khác trong năm (phiên chợ cuối cùng của năm cũ, được sắm quần áo mới, nô đùa vui tươi cùng các bạn...) (2đ)
- Con đường đến chợ hôm đó như thế nào? Khung cảnh ra sao? Mọi người đi chợ với tâm trạng có vui vẻ và háo hức không? (2.5đ)
- Mặt hàng phiên chợ hôm đó có đa dạng không? Người bán và người mua hôm đó như thế nào? Mọi người có hành động/ lời nói gì làm em nhỡ mãi. (2.5đ)
- Kỉ niệm đáng nhớ của em về phiên chợ. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Được ngắm nhìn quê hương trong phiên chợ tết, em có suy nghĩ và tình cảm như thế nào?
Tả cảnh phiên chợ theo tưởng tượng của em
sa pa nhắc đến tên thôi đã bao người mơ tưởng về một mảnh đát êm đềm ,mát mẻ nơi tây bắc của tổ quốc .sa pa mùa xuân đẹp lắm .bao nhiêu vẻ đẹp sự trù phú của sa pa được thể hiện một phiên chợ mùa xuân.
màu xuân,sa pa còn hơi lạnh .cây cối xanh mướt màu non nã ,đầy sức sống ,trên đường đến chợ.hai bên rực rỡ màu sức đào đỏ thắm ,trắng muốt như sắc màu hoa mận .những loài hoa của sâp nổi tiếng lâu lắm .được mơ tưởng đến vẻ đẹp đó.thân cây lớn mọc lên bên đường.em cùng mẹ em đến chợ .đến chợ,người bán hàng đỡ hàng hóa của mình để bày bán .có người nhờ người khác vào mua.ông mặt trời tỏa ánh ban mai xuống mặt đất đòn chào vùng chờ
dù đây là trí tượng tượng nhưng đã cho em bao kỉ niệm đàng nhớ về phiên chợ sa pa một nơi tuyết đẹp và trù phú
Em hãy tả khoang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
Giúp mình với!
Bạn tham khảo bài làm sau nhé:
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Lập dàn ý cho đề: Tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em
Lập dàn ý:
1. Mở bài : - Introdution : - Giới thiệu chung về phiên chợ quê em.
- Địa điểm họp chợ ? Thời gian họp chợ ?
- Quang cảnh họp chợ như thế nào ?
2. Thân bài - Body: Tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định.
- Miêu tả bao quát : + Ồn ào, đông đúc.
+ Nhiều màu sắc.
- Miêu tả cụ thể ( Chú ý đến những đặc sản của chợ quê em )
+ Các dãy hàng bán trong chợ : Các mặt hàng , màu sắc , hình dáng của các loại hàng , các mùi vị đặc biệt của chợ.
+ Cảnh mua bán trong chợ : Tả một vài hàng tiêu biểu.
+ Các hoạt động khác ngoài hoạt động mua bán : Ăn uống, trò chuyện,…
3. Kết bài - Conclusion: - Cảm nghĩ , tâm trạng của em mỗi lần đến chợ.
- Tình cảm của em với chợ quê, với quê mình.
Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên tỏa những tia nắng ấm áp bao trùm vạn vật, cũng là lúc một ngày mới bắt đầu. Đối với mẹ em và cả những người phụ nữ khác thì chợ là nơi đặt bước chân đầu tiên của họ trong ngày.
Không khí ở chợ thật sôi nổi và ồn ào. Hàng hóa đã được bày ra từ sớm. Nào là cá, tôm, cua,...tươi roi rói. Thịt lợn, thịt bò hãy còn ấm, được chặt ra thành từng khúc nhỏ. Rau củ thì xanh tốt, mấy lá rau bị dập hay héo đã được cô bán hàng nhặt bỏ. Các bà, các cô xách giỏ đi chợ, vòng qua các gian hàng để tìm thứ mình cần, vừa đi vừa trò chuyện rôm rả. Những người bán hàng xởi lởi, thân thiện níu chân khách bằng lời mời gọi mua hàng. Nếu có ai đó ghé vào gian hàng của họ thì thể nào cũng được họ tìm giúp những món tươi ngon nhất. Một vài em bé được mẹ dắt đi chợ thì luôn miệng vòi vĩnh mẹ món đồ chơi đầy màu sắc sặc sỡ hay que kẹo mút ở cửa hàng tạp hóa. Mấy bé gái cười tươi khi được mẹ ướm lên người bộ váy hồng ở gian hàng thời trang. Hàng trang sức là nơi thu hút các bạn gái điệu đàng. Chiếc vòng bạc lấp lánh hay cái kẹp tóc xinh xinh nhanh chóng trở thành "bạn đồng hành" của họ. Thịt, cá, rau củ là món ăn thường ngày nên ở đây đông đúc nhất. Mọi người ngồi dọc hai bên đường chọn cá, chọn thịt hay tìm bó rau ít sâu, ít héo. Thỉnh thỏang lại vang lên tiếng cãi vã giữa khách và người bán , có lẽ họ không vừa ý điều gì đó. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán cho đồ vào túi, gửi cho khách cùng lời tạm biệt.
Gần trưa, chợ thưa thớt dần. Ai nấy đều ra về với giỏ đầy thức ăn. Các cô bán hàng thu dọn đồ đạc. Phần lớn đều hớn hở vì được hôm đắt khách. Số ít thì tiu nghỉu vì hàng của họ chẳng vơi đi nhiều. Một phiên chợ thật tấp nập và đông vui.
Nhà em sống ở một vùng quê nghèo nên những gì đông đúc, ồn ào nơi phố thị em chưa bao giờ được chứng kiến, chỉ có thể mường tượng ra trong đầu óc. Mỗi lần theo bà nội đi chợ, em lại nghĩ không biết chợ ở thành phố như thế nào. Và thế là em lại tưởng tưởng đến khung cảnh quá náo nhiệt ở đó. Phiên chợ thành thị…
Có lẽ phiên chợ thành thị không giống như phiên chợ quê, đìu hiu ở làng quê em. Không khí, không gian chắc chắn sẽ ồn ào và náo nhiệt gấp nhiều nhiều lần. Mọi người sẽ nô nức đi chợ, xe cộ đi lại tấp và còn bày bán rất nhiều thực phẩm, đồ gia dụng. Chắc chắn mặt hàng sẽ phong phú hơn ở nông thôn nhiều.
Những cửa hàng mọc lên san sát nhau và bày bán rất nhiều đồ ăn nữa. Lúc đó có lẽ mùi thịt cá, rau củ quả hòa quyện với nhau tạo nên mùi đặc trưng của chợ thành thị. Mẹ vẫn bảo rằng ở thành thị người ta sống vội, ít khi trò chuyện, giao tiếp với nhau nhiều nên em nghĩ ở phiên chợ mọi người cũng mua bán nhanh gọn, không kì kèo mặc cả với nhau nhiều. Vì họ còn bận rộn nhiều công việc khác ở nhà nữa.
Tiếng bước chân đi lại dồn dập, tiếng người bán kẻ mua cứ không ngớt và tiếng còi xe réo lên inh ỏi. Phiên chợ có đầy đủ các nhu yếu phẩm mà mọi người cần dùng trong gia đình. Và có lẽ giá cả ở chợ thành thị sẽ đắt hơn ở nông thôn rất nhiều. Vì mức sống thành thị cao hơn ở nông thôn quê em.
Phiên chợ thành thị cũng sẽ có tiếng kêu của gà, vịt, ngan…nhưng chắc chắn sẽ ít hơn ở nông thôn. Vì hầu như người ta đã làm sẵn ở nhà, chỉ mua về và chế biến nữa thôi.
Có điểm giống nhau giữa phiên chợ nông thôn và chợ thành thị chính là hàng hóa và con người. Đây là hai điều cần phải có, để tạo nên một không gian chợ như em vẫn thường thấy.
Ở phiên chợ thành thị sẽ có rất nhiều hàng quán bán món ăn đã chế biến sẵn, phục vụ cho những người ít thời gian nấu ăn. Thêm vào đó là những quán nước giải khát, quán chè, quán ăn vặt. Ôi chỉ nghĩ đến đây em cũng đã thấy thèm và muốn một lần đi phiên chợ thành thị.
Em hi vọng trong thời gian tới sẽ được đi phiên chợ thành thị như trong chính trí tưởng tượng của mình.