Những câu hỏi liên quan
Thái Sơn Long
Xem chi tiết
Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 10:11

đúng k bạn?

Câu 1.  Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm: - Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt) - Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn) - Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.

Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Ba bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. + Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai. + Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.

Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ: - Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. - Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. + Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. - Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu.

câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt. II. Luyện tập Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” thì em sẽ giải thích thế nào? - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua.

 

Linh 2k8
Xem chi tiết
Hà cute 2k10
15 tháng 2 2020 lúc 10:45

ai mà biết

Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
7 tháng 10 2023 lúc 4:14

a, Các từ ngữ về du lịch: du lịch khám phá, du khách, tham quan, tham gia....

b, Những từ ngữ khác về du lịch như hộ chiếu, du lịch trong nước, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, tour, chuyến đi, khách du lịch quốc tế, lịch trình....

Trời Lạ
Xem chi tiết
Linh 2k8
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
15 tháng 2 2020 lúc 15:49

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.

c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

Khách vãng lai đã xóa
Linh 2k8
15 tháng 2 2020 lúc 20:39

đây là bài chương trình địa phương(phần tiếng việt) rèn luyện chính tả tập 1 không phải tập 2

Khách vãng lai đã xóa
nguyen thi phuong anh
Xem chi tiết
Đại Tỷ Nami
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bảo Trâm
14 tháng 5 2019 lúc 20:57

Bn lên mạng tham khảo nhé ! Có nhiều bài hay lắm ! 

Đ𝐚𝐧𝐧 𝐋ê
14 tháng 5 2019 lúc 21:01

bn tham khảo trên mạng hoặc link câu hỏi tương tự nha

Cùng học Toán
14 tháng 5 2019 lúc 21:11

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

ban vao link nay tham khao nhe:http://vforum.vn/diendan/showthread.php?119014-Ta-canh-que-huong-vao-buoi-sang-mua-he-lop-6-Van-mau-hay-ta-que-huong

học tốt học chăm
Xem chi tiết
Aira Lala
Xem chi tiết
~Mưa_Rain~
16 tháng 11 2018 lúc 20:17

1. Những dấu vết của người tối cổ (người vượn) được phát hiện ở đâu?

– Đông Phi, Gia-va, gần Bắc Kinh

– Thời gian: 3 – 4 triệu năm

2. Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ?

– Giữa người tối cổ và người tinh khôn có sự khác nhau cơ bản về hình dáng, về cuộc sống, về sự chế tạo công cụ lao động. Ta thấy được vai trò của sự lao động trong sự tiến hoá từ vượn thành người.

Điểm khác nhau

Người tối cổ

Người tinh khôn

Con người Khi đi ngã về phía trước, tay dài quá đầu gối, ngón tay vụng về, thể tích não 850-1100cm3 Người đứng thẳng, trán cao, mặt phẳng, bàn tay nhỏ khéo léo, thể tích não phát triển 1450cm3

Công cụ sản xuất đá thô sơ. – Biết cải tiến công cụ đá

– Phát hiện ra kim loại và biết chế tạo ra công cụ kim loại

Tổ chức xã hội –  Người tối cổ sống thành từng bầy trong hang động, mái đá và cả ngoài trời.

– Sống bằng săn bắt và hái lượm.

– Biết sử dụng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.

– Sống từng nhóm nhỏ, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc.

– Họ làm chung, ăn chung, biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức.

PHƯƠNG ĐÔNG

PHƯƠNG TÂY

Các quốc gia thời cổ đại – Cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III TCN có các quốc gia thành lập: Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ, Trung Quốc.

– Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

– Khoảng thiên niên kỷ I TCN có các quốc gia thành lập: Hy Lạp và Rô-ma.

– Kinh tế chủ yếu là thương nghiệp và thủ công nghiệp.

Các tầng lớp trong xã hội – Vua, quý tộc

– Nông dân công xã

– Nô lệ

– Chủ nô

– Nô lệ

Hình thái Nhà nước Nhà nước quân chủ chuyên chế Nhà nước cộng hòa (dân chủ chủ nô)

Thành tựu văn hóa – Thiên văn, lịch (âm lịch), làm đồng hồ

– Chữ tượng hình Ai Cập, Trung Quốc ->Được viết trên giấy Pa pi rút, trên mai rùa, thẻ tre, đất sét

– Toán học:

+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tìm được số pi bằng 3.16

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học

+ Người An Độ tìm ra các chữ số (kể cả số 0)

– Kiến trúc: Kim tự  tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà), . . .

– Thiên văn, lịch (dương lịch)

– Chữ viết: sáng  tạo Hệ chữ cái a, b, c, . . .

– Chữ số: Số thường 1, 2, 3, . . . và số La Mã I, II, III,. . .

– Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ:  Toán học, Thiên văn, Vật lý,  Sử học, Triết học, . . .

– Văn học cổ Hy Lạp phát triển rực rỡ với những vở kịch thơ độc đáo: Ê-đíp làm vua, . . .

– Kiến trúc: Đền Pác Tê-nông (Aten), đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, Thần....

Hoàng  Khánh Linh
11 tháng 9 2021 lúc 18:28
Fjdhcnyidjfh
Khách vãng lai đã xóa