hãy kể tên các văn bản kí mà em đã học trong chương trình lớp 6 kì 2
Hãy kể tên các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8 ( kể thêm tên tác giả).
Kể tên các văn bản kí Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn 6- tập 2.
Nhanh nha
1 . Cô Tô
2 . Cây tre Việt Nam
3 . Lòng yêu nước
4 . Lao xao
Cô To , cây tre Việt Nam , Lao Xao , Lòng yêu nước
Hình như hết rồi
Lưu ý : Lao Xao là hồi kí nhé
Cô Tô , cây tre Việt Nam , Lao Xao , Lòng yêu nước
Hình như hết rồi
Lưu ý : Lao Xao là hồi kí nhé
4/ Bài tập 4:
a/ Kể tên các truyện - kí hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì II?
b/ Chỉ ra điểm khác biệt giữa truyện và kí và hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể cho sự khác biệt đó?
c/ Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một trong số các nhân vật chính qua các văn bản đã học?
mọi người ơi giúp mik với
mik đang cần gấp
Câu 1:
Kể tên các bài thơ trung đại (kèm theo tên tác giả) mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì I. Trong những bài thơ ấy em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
Câu 2: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi cho ở bên dưới.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Tình cảm bài ca dao muốn diễn tả là tình cảm gì? Tìm những bài ca dao, bài thơ cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ mà em biết.
Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)
-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)
-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)
-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)
Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.
Câu 2:
Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?
Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa
Vản bản nhật dụng
Thông tin về ngày trái đất năm 2000.( Môi trường.)
Ôn dịch, thuốc lá.( Tệ nạn thuốc lá.)
Bài toán dân số.( Dân số và tương lai loài người.)
Quê hương (thể loại:thơ 8 chữ)
tác giả:(Tế Hanh)
Kể tên 2 văn bản hoặc tác phẩm em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS (lớp 6-7-8) có nội dung viết về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nước ta. Cho biết tên tác giả.
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
2. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt
3. Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi
4. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn
...
Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều văn bản ghi lại cảm xúc trường lớp, ngày khai trường,tình thầy trò.......... Hãy kể tên những văn bản mà em biết [Tên văn bản, tác giả]
1. Em hãy nêu tên các văn bản đã được học trong chương trình ngữ văn 7
2.Nêu tên tác giả tác phẩm nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 7
Mn giúp e vs. E cần gấp
Cổng trường mở ra :
tg : Lý Lan
tp : cổng trường mở ra , bài kí : trích từ báo yêu trẻ
nd và nt : ghi nhớ trong SGK, hì hì mình hơi lười
Mẹ tôi :
tg : Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
tp : Mẹ tôi , được trích trong tác phẩm những tấm lòng cao cả
nd : mẹ tôi là bài ca tuyệt đẹp ca ngợi vẽ đẹp cao cả giàu đức hi sinh của người mẹ , vẽ đẹp mẫu mực của người cha cho ta bài học về đạo làm con
nt : hình thức là thứ độc đáo giọng văn tha thiết nhưng nghiêm nghị
Cuộc chia tay của những con búp bê :
tg : Khánh Hoài
tp : đây là văn bản nhân dụ kết hợp với phương thức miêu tả kết hợp biểu cảm
nd : trong SGK
nt : ngôi kể thứ nhất kết hợp tự sự , biểu cảm và miêu tả
Những câu hát về tình cảm gđ :
nd : những bài ca dao nói về gđ luôn là những bài cadao sâu nặng thiêng liêng trong cuộc sống của của mỗi con người
nt : các bài ca dao thường sử dụng biện pháp so sánh , ẩn dụ dọng điệu ngọt ngào và trang nghiêm . Thể thơ lục bát có thế mạch trong việc thể hiện tình cảm
Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người :
nd : các bài ca dao dã bồi đáp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương , đất nước
nt : rất đa dạng và phong phú như hỏi đáp , nhắn nhủ , so sánh , ẩn dụ , gợi tả giọng điệu thiết tha câu từ độc đáo đã làm cho những bài ca dao chở nên đặc sắc
Những câu hát than thân :
nd : đây là những tiếng hát than thân , đồng cảm với cuộc đời đau khổ , đắng cay của người lao động tiếng nói phản kháng xã hội cũ
nt : sử dụng ẩn dụ , so sánh , tượng trưng điệp từ và cách nói theo mô típ quen thuộc
Những câu hát châm biếm :
nd : phản ánh những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống có ý nghĩa châm biếm
nt : giống nghệ thuật của bài "Những câu hát than thân" nha
Sông núi nước nam :
tg : Lý Thường Kiệt
nd : bài thơ là sự khẳng định chủ quyền của đất nước đồng thờilà lời răn đe có ý định sâm lược
nt : thể thơ ngắn gọn súc tích dồn nén được cảm xúc
lựa chọn ngôn ngữ hùng hồn , đanh thép , dọng điệu dõng dạc
Phò giá về kinh :
tg : Trần Quang Khải
tp : lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long
nd : thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình , thịnh trị
nt : thể thơ "Ngũ ngôn tứ tuyệt"
diễn đạt cô đúc , dồn nén
dọng điệu hào hùng
Bánh trôi nước :
tg : Hồ Xuân Hương
tp : thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt"
nd : trân trọng vẽ đẹp , phẩm chất và nhân cách của người phụ nữ
cảm thông cho số phận chìm nỗi
nt : ẩn dụ , đảo thành ngữ
kết cấu chặt chẻ , độc đáo
ngôn ngữ bình dị , dễ hiểu
Qua đèo ngang :
tg : bà Huyện Thang Quan
tp : bài thơ được sáng tác khi bà vào Huế nhần chức
nd và nt : SGK
bạn đến chơi nhà :
tg : Nguyễn Khiến
nd : vẽ đẹp tâm hồn nhà thơ
khắc họa tình cảm thân thiết
bài thơ thể hiền 1 quan niệm về tình bạn
nt : sáng tạo nên tình huống thơ độc đáo
cách lập ý bất ngờ
phép đối , lời nói cường điệu
vận dụng ngôn ngữ , thể loại điêu luyện
Xa ngắm thác núi :
tg : Lý Bạch
tp : ngũ ngôn cố thể
nd và nt : SGK
Hồi hương mẫu thư :
tg : Hạ Chi Chương
tp : khi ông về quê hơn 50 năm xa cách
nd : bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết và nồng ấm
nt : đối
tào tình huống tự nhiên giàu sức gợi cảm
giọng điệu hóm hỉnh pha chút ngập ngùi
mình làm luôn bài "Rằm thánh giêng" nha
Cảnh khuya , Rằm tháng giêng :
tg : Hồ Chí Minh
tp :được viết tại chiến khu Việt Bắc những năm đầu của kháng chiến chống Pháp
nd : SGK
nt : 2 bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp , có màu sắc cỗ điển mà bình dị , tự nhiên
có mấy bài mình ko học nên mình ko ghi xin lỗi bn nha có chỗ nào sai bn bổ xung vào giùm mình với nhé và chúc bn học tốt
Viết một bài văn mà em đã học trong chương trình lớp 6 (theo lời kể của em)
Tham khảo:
Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.
Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.
Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.
Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.
Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.
Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.