Những câu hỏi liên quan
Baotram Nguyenle
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 13:06

tham khảo

Chao ôi! Phải chăng thu đã về? Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa.  Cái se lạnh đặc trưng của mùa thu cùng làn sương sớm mờ ảo bao trùm khắp không gian. Thoang thoảng, mùi ổi chín cùng mùi thơm của từng khóm cúc vàng trong vườn tỏa hương thơm lan tỏa khắp không gian. Ao thu nước trong veo, từng đàn cá nối đuôi nhau kiếm mồi, thỉnh thoảng vài chú cá còn ưỡn mình vươn khỏi mặt nước đớp mồi đánh động cả không gian tĩnh lặng. Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện. Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!

Câu cảm thán: Chao ôi!Câu nghi vấn: Phải chăng thu đã vềCâu phủ định: Tiết trời trở nên mát dịu không còn cái nắng gay gắt nóng nực của mùa hè nữa. Câu cầu khiến: Mùa thu trên quê hương thật đẹp, chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận nhưng điều xung quanh bạn nhé!Câu trần thuật: Những anh gọng vó thân người gầy gò kẽ lướt mình trên mặt nước như những nghệ sĩ múa ba lê điêu luyện
Bình luận (0)
ha tri
Xem chi tiết

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. “Tre Đồng Nai nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Biện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…. đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, không cong, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường, nhưng chí khí của tre thì bất khuất, kiên dũng như con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy, dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”… Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thề thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng… Rồi đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng lên thành đồng Tổ Quốc…

Bình luận (0)
Nguyễn đặng anh thư
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 22:52

Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ.(trần thuật) Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị. Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình.(trần thuật) Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường. Em rất mong nhà trường sẽ có nhg biện pháp xử lí nghiêm ngăth để ngăn chặn nhg tệ nạn k đáng có này!

Bình luận (0)
Vân Anh Nguyễn.
29 tháng 3 2021 lúc 22:56

Bạo lực học đường là một vấn nạn nghiêm trọng của mọi thời đại. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường khiến cho nạn nhân bị tổn thương cả về tâm lí và thể xác. Không những thế, chính những đứa trẻ thực hiện hành vi bạo lực cũng nhận được những hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là sự xa lánh của bạn bè, sự khiển trách của gia đình và thầy cô, sự trừng trị của Pháp luật mà khiến cho chúng đi lầm đường, trở thành một phần tử xấu trong xã hội. Từ đây xã hội trở nên rối loạn, mất an ninh và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nguyên nhân của bạo lực học đường là sự thiếu giáo dục, quan tâm dẫn đến nhận thức sai lệch để chứng tỏ bản thân, thu hút sự chú ý. Vì vậy, cần phải ngăn chặn tình trạng này từ nhận thức cho đến hành động. Chính quyền phải kết hợp với nhà trường và gia đình giáo dục kiến thức cho học sinh, quan tâm đến tâm lí và hành động, ngăn chặn và xử phạt thích đáng. Hãy tự ý thức trách nhiệm của mình để bạo lực học đường không còn là nỗi lo ngại của xã hội. 

Bình luận (0)
Trần Hùng Nam
Xem chi tiết
Sa Ti
Xem chi tiết
Vân Trường Phạm
16 tháng 3 2021 lúc 19:52

1 trong 4 kiểu câu trên là gì v bạn

Bình luận (2)
Vân Trường Phạm
16 tháng 3 2021 lúc 19:58

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông- nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ. Thành công của tác giả Thế Lữ là sử dụng nghê thuật đối lập mang hình ảnh đặc săc của bài thơ qua đó tác phẩm phản ánh qua cuộc sống bất bình thời phong kiến.  Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Có thể nói, Nhớ rừng là tác phẩm thành công nhất của Thế Lữ nói riêng và trong phong trào Thơ mới nói chung.

Bình luận (3)
trung tín
Xem chi tiết
zero
22 tháng 1 2022 lúc 14:13

tham khảo 

Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi. Nay ta cũng đã biết nghệ thuật là thứ mà con người cho là tuyệt tác. Trong kho tàng văn học cũng đã có rất nhiều nghệ thuật gọi là kiệt tác. Đặc biệt là tác phẩm 'Chiếc lá cuối cùng' của tác giả nước ngoài.
Câu nghi vấn không dùng để hỏiVăn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
22 tháng 1 2022 lúc 14:29

Refer:

   Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Thử hỏi nếu không có văn nghệ thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào ? Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Bình luận (0)
Vũ Trọng Hiếu
22 tháng 1 2022 lúc 14:37

tham khảo 

Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi. Nay ta cũng đã biết nghệ thuật là thứ mà con người cho là tuyệt tác. Trong kho tàng văn học cũng đã có rất nhiều nghệ thuật gọi là kiệt tác. Đặc biệt là tác phẩm 'Chiếc lá cuối cùng' của tác giả nước ngoài.
Câu nghi vấn không dùng để hỏiVăn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi

Bình luận (0)
Đăng Đào
Xem chi tiết
qwerty
17 tháng 2 2016 lúc 19:59

Đây nhé cậu !
Hôm nay là buổi tổng kết năm học , vừa đọc điểm xong , Minh-lớp trưởng đã quay xuống khoe:
-Các cậu ơi ! Ngày mai nhà trường tổ chức cho các lớp 3 ngày đi nghỉ ở Vũng Tàu đó !
Cả lớp nhao nhao lên kháo nhau:
- Thật hả ? Thật hả ?
- Lớp trưởng ơi ! Cậu nói rõ kết hoạch cho bọn mình nghe nào !
- Thế này nhé : Vê phí xe và phòng trọ nhà trường đã chi hết rồi ! Còn chuyện ăn uống thì đã có hội phụ huynh lớp mình lo ! Sáng mai la ngày chủ nhật 5 giờ có mặt đầy đủ ! Thầy hiệu trưởng vừa phổ biến là đi sớm .. cho nó mát ') . Các cậu nhớ là phải mang đầy đủ quần áo tư tranh cần thiết nhé ! Nội dung chỉ có vậy thôi ! Lớp nghỉ !
Thế la cả bọn nhao lên :
-Ôi thích thế ! Nhà trương muôn năm !.. ')

Một đoạn văn theo tớ là chỉ cân vậy là đủ 4 câu phân loại theo mục đích nói !
 

Bình luận (0)
Phạm Anh Tuấn
4 tháng 5 2017 lúc 21:48

Hồ Chi Minh sinh năm 1980 mất năm 1969.(1)Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân(2)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(2) Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn?(3). Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?...(4)"Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay(5).Có người nói:Bác đã ra đi rồi(6). Không!(7) Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia..(8) Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta (9)

Câu nghi vấn:4
Câu cầu khiến:2,3
Câu trần thuật:1,5,8
Câu phủ định:7
Câu cảm thán :9

Bình luận (1)
Lan Nguyễn
5 tháng 8 2016 lúc 19:49

mk ko bik làm hihi

 

Bình luận (0)
Tran Tri Hoan
Xem chi tiết
Mai Anh{BLINK} love BLAC...
22 tháng 2 2021 lúc 16:40

    Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Bình luận (0)
Trang Huyen
6 tháng 4 2021 lúc 17:31

Học trực tuyến là hình thức học trở nên vô cùng quen thuộc trong tình hình dịch bệnh Covid 19 căng thẳng. Nhà nhà, người người đều học trực tuyến song học trực tuyến lại thường không đem đến hiệu quả cao giống việc học trực tiếp trên lớp. Thực tế không ít học sinh học trực tuyến theo hình thức chống đối bằng việc tắt camera, bỏ đi khi lớp học vẫn diễn ra vì rất khó để thầy cô có thể kiểm soát được em nào học, em nào không. Việc làm bài tập, độ tập trung củ các bạn học sinh cũng khó để đảm bảo. Học trực tuyến có lợi ích không?  Chắc chắn là có vì nó giúp cho thầy và trò vẫn có thể duy trì việc học dù không thể đến trường. Nhưng để chất lượng của các tiết học trực tuyến tốt hơn thì cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, thầy cô giáo và hơn hết là bản thân các em học sinh. Nhiều học sinh lấy lí do hỏng camera, hỏng mic, tìm mọi cách chống đối thầy cô giáo. Việc phụ huynh giám sát, thậm chí là kèm cặp con em mình là việc rất quan trọng. Đồng thời, các thầy, cô giáo cũng cần phải tập trung kiểm tra bài của học sinh dù rất khó để kiểm soát, rất áp lực cho thầy cô. Việc hoc trực tuyến thật sự không dễ dàng. Việc hoc đòi hỏi ở mỗi người trách nhiệm, thái độ để có thể hoàn thành mục tiêu giáo dục và tốt hơn mỗi ngày. 

Bình luận (2)
Tran Yen Vy
Xem chi tiết
Amee
31 tháng 3 2021 lúc 21:30

tham khảo

Trong cuộc sống, đức tính trung thực chính là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Thật vậy, đức tính trung thực được biểu hiện bằng việc con người thật thà, nói đúng sự thật và tôn trọng sự thật trong cả công việc lẫn cuộc sống. Lợi ích đầu tiên của đức tính trung thực đem lại đó là tạo được thương hiệu và niềm tin tưởng đối với những người xung quanh. Chao ôi, người có tính trung thực sẽ nhận lại được lòng tin và sự quý mến của người khác! Lợi ích thứ hai của đức tính trung thực đó là con người dễ dàng tiến bước tới thành công. Phải chăng việc làm đúng theo sự thật, tôn trọng sự thật sẽ giúp cho người chúng ta không nể sợ những kẻ chuyên đi phá hoại công việc, những kẻ xấu xa,... hay sao? Hơn nữa, người có đức tính trung thực, khảng khái cũng chẳng sợ khó khăn, thử thách để mà cứ tiến bước về phía trước. Cuối cùng, đức tính trung thực giúp cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Vì họ tôn trọng sự thật nên họ luôn cảm nhận được sự bình an trong chính tâm hồn của mình. Tóm lại, đức tính trung thực chính là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Vậy nên hãy luôn trung thực trong cuộc sống!

*** câu nghi vấn: Phải chăng việc làm đúng theo sự thật, tôn trọng sự thật sẽ giúp cho người chúng ta không nể sợ những kẻ chuyên đi phá hoại công việc, những kẻ xấu xa,... hay sao?

** câu cảm thán: Chao ôi, người có tính trung thực sẽ nhận lại được lòng tin và sự quý mến của người khác! 

** câu trần thuật: Hơn nữa, người có đức tính trung thực, khảng khái cũng chẳng sợ khó khăn, thử thách để mà cứ tiến bước về phía trước. 

** câu cầu khiến: Vậy nên hãy luôn trung thực trong cuộc sống! 

Bình luận (0)