Cảm nhận của em về bạn ngô thế trường
Ai nhanh minh tik
Các bạn ơi, giúp mik với! Mik đang cần gấp lắm! Mik hứa ai làm nhanh sẽ cho 1 tik nha!
Em hãy viết đoạn văn khoảng 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về dượng Hương Thư.
Mik cảm ơn các bn rất nhiều!Nhưng đừng chép mạng nha mấy bn!!!
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác
cảm ơn bn nhiều nha!
1,Trong trường THCS Vũ Hữu,em đc hưởng những nhóm quyền nào(có 4 nhóm nhé),nêu chi tiết và lấy VD cụ thể ( khuyến khích các bn hok Vũ Hữu nha ! )
2,Nêu những minh chứng để chứng minh rằng em là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3,Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông,hok sinh trường THCS Vũ Hữu phải làm j ? (khuyến khích các bn hok Vũ Hữu nha ! )
4,Em hiểu thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ? Nếu em đến nhà bạn chơi mà nhà bạn k có ai ở nhà trong khi cửa nhà mở,em sẽ làm j ? Tại sao em làm thế ?
Ai nhanh,đúng,chi tiết,trl đúng nội dung nhất,mik nhất định sẽ tik 10 tik trong 10 ngày liên tiếp !!!
Đề cương lớp 6 GDCD ôn tập kiểm tra học kì 2?
1/ Dùng ngôi thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
( Các bạn ơi ,giúp mình với nha. Mik sẽ tik cho bạn nào làm nhanh mà dung nhé ! )
Nhận được quà tặng là một niềm hạnh phúc khôn tả bởi nó cho ta biết có người đang quan tâm, yêu quý và muốn chia sẻ niềm vui trong cuộc sống với ta. Với riêng em, niềm hạnh phúc ấy còn nhân lên gấp bội khi nhận được món quà của gia đình người anh trai sống xa quê hương đã lâu.
Gia đình anh trai em đã đi nước Đức làm ăn từ lâu và rất hiếm có dịp về thăm nhà. Có lẽ công việc bận rộn và điều kiện sống khó khăn nên anh chị không về được. Hôm nay, vừa đi học về đến đầu ngõ, em đã được bác bưu tá đi qua báo tin: “Cháu về nhanh lên, có quà của anh chị cháu gửi về đấy! Em sung sướng chạy vụt về nhà.
Lao vụt qua cửa nhà em hỏi mẹ dồn dập:
Mẹ, mẹ! Anh chị con gửi tin về hả mẹ? Quà của con đâu mẹ?
Mẹ em cười xòa nói rằng anh chị viết thư báo mọi việc bên ấy vẫn ổn. Công việc có nhiều điều thuận lợi hơn, anh chị phai ở lại ít lâu để phát triển, ổn định công việc rồi mới về được. Nói rồi mẹ mới cười đưa cho em gói quà anh chị gửi. Nhìn hộp quà màu hồng xinh xắn em hồi hộp quá! Không biết anh chị gửi quà gì cho em?
Lần vỏ cuối cùng của gói quà được bóc ra, bên trong hé lộ cuốn từ điển điện tử nhỏ gọn! Em nhảy cẫng lẻn, trong lòng vui sướng và hạnh phúc vô cùng! Cuốn kim từ điển này là món quà em mơ ước trong ngày sinh nhật tuổi mười ba. Hôm sinh nhật em, anh chị không về được nhưng có lẽ bố mẹ đã kể cho anh chị về mong muốn ấy của em. Em muốn có cuốn từ điển ấy để việc học ngoại ngữ được thuận lợi. Nhưng ngay trong giờ phút ấy, điều em quan tâm không phải chuyện học tiếng Anh mà niềm xúc động về tấm lòng của anh chị mình. Dù cách xa nhà hàng ngàn cây số nhưng anh chị vẫn dõi theo những ước mơ của em, vẫn quan tâm đến đời sống của những người thân tại quê nhà. Em biết, ở nơi xa ấy, điều kiện cuộc sống của anh chị còn rất nhiều khó khăn nhưng vượt qua những bộn bề, lo toan của cuộc sống tha hương, hai người vẫn hướng về đất nước, gia đình với tình cảm tha thiết. Nhìn cuốn kim từ điển hiện đại và rất có giá trị, em thầm hiểu rằng đằng sau nó còn có những điều thiêng liêng và giá trị hơn nữa - đó là tình yêu thương, công sức lao động của anh chị.
Em ôm cuốn từ điển vào lòng mỉm cười, nhìn thấy nó em như nhìn thấy hình ảnh của những người thân và cảm nhận thấm thía tình yêu thương của những người mình yêu quý. Em sẽ học thật giỏi để xứng đáng với tấm lòng yêu quý mà mọi người đã dành cho em.
Hôm qua, cô bưu điện đến nhà và đưa cho em một món quà Em đã rất bất ngờ món quà đó là món quà của bố gửi về cho em. Bố đi công tác đã lâu cả gia đình ai cũng nhớ bố Hộp quà được thắt chiếc nơ màu đỏ là màu em yêu thích. khi mở hộp quà ra thì em vô cùng ngạc nhiên đó là một con mèo con trông rất đáng yêu . Em tự hứa sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả cao hơn nữa, để xứng đáng với niềm tin và tình yêu thương bố đã dành cho em.
Hôm qua, khi chú bưu tá đến nhà và giao cho em một hộp quà. Em đã rất ngạc nhiên khi biết đó là món quà của bố gửi về cho em. Bố đi công tác đã lâu, em và mẹ nhớ bố rất nhiều. Hộp quà được thắt chiếc nơ màu xanh là màu em yêu thích. Bố gửi về cho một bộ xếp hình và một con búp bê bằng gỗ bạch dương của nước Nga. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả cao hơn nữa, để xứng đáng với niềm tin và tình yêu thương bố đã dành cho em.
cảm nhận của em về bài vượt thác
ai nhanh mình tick nha bạn cảm ơn các bạn trước
Vượt thác chính là bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn, trong một hành trình đầy hiểm nguy và vất vả, tác giả khéo léo chọn vị trí quan sát trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan rõ nét, con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã cho thấy những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng nơi khi mà con thuyền đi qua từ từ đồng bằng cho đến những đoạn sông nước chảy cuồn cuộn, thác dữ.
Có lẽ, đọc tác phẩm Vượt thác của nhà văn Võ Quảng người đọc càng thêm yêu, thêm quý cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam. Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người của tác giả làm cho bài văn trở nên sinh động hơn với vẻ đẹp hùng vĩ, vẻ đẹp anh dũng của người dân lao động trên sông Thu Bồn.
Vượt thác là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trên dòng sông Thu Bồn. Ở đó người ta thấy được “những bãi dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít”. Khung cảnh như mở ra một nơi nhộn nhịp thuyền bè qua lại với những chuyến đò chở giây mây, dầu rái, quế. Tất hòa vào một nhịp sống năng động ở nơi đây. Dọc bờ sông “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” Những chòm cổ thụ được tác giả nói ở đầu và cuối đoạn văn đều mang một dụng ý riêng. Ở đoạn đầu nó như báo hiệu sự khó khăn thử thách đang chờ trước mắt con người. Thuyền phải vượt qua nhiều thác dữ. Nước ngày một lên cao phóng giữa hai hai vách đá dựng đứng. Dượng Hương một mình với cơn lũ thuyền cứ vùng vằng cứ chực trụt xuống. Và cho đến chiều tối, thì con thuyền cũng vượt qua khỏi thác cổ cò. Ở những dòng cuối này người ta lại thấy “ dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước” cảnh vật như hòa vào niềm vui chung cùng con người, chiếc thuyền đã vượt qua cơn thác lũ, con người đã chiến thắng được thiên nhiên.
Ở tác phẩm “ Vượt Thác” Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.
Bài này thầy mình đã sửa rồi nhưng điểm không được lớn nka
Trước khi vượt qua thác dữ, dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. “ Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trợ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống nó cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước” . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.
Đọc xong tác phẩm “ Vượt thác” của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.
Có lẽ, đọc tác phẩm Vượt thác của nhà văn Võ Quảng người đọc càng thêm yêu, thêm quý cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam. Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người của tác giả làm cho bài văn trở nên sinh động hơn với vẻ đẹp hùng vĩ, vẻ đẹp anh dũng của người dân lao động trên sông Thu Bồn.
Vượt thác là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trên dòng sông Thu Bồn. Ở đó người ta thấy được “những bãi dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít”. Khung cảnh như mở ra một nơi nhộn nhịp thuyền bè qua lại với những chuyến đò chở giây mây, dầu rái, quế. Tất hòa vào một nhịp sống năng động ở nơi đây. Dọc bờ sông “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” Những chòm cổ thụ được tác giả nói ở đầu và cuối đoạn văn đều mang một dụng ý riêng. Ở đoạn đầu nó như báo hiệu sự khó khăn thử thách đang chờ trước mắt con người. Thuyền phải vượt qua nhiều thác dữ. Nước ngày một lên cao phóng giữa hai hai vách đá dựng đứng. Dượng Hương một mình với cơn lũ thuyền cứ vùng vằng cứ chực trụt xuống. Và cho đến chiều tối, thì con thuyền cũng vượt qua khỏi thác cổ cò. Ở những dòng cuối này người ta lại thấy “ dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước” cảnh vật như hòa vào niềm vui chung cùng con người, chiếc thuyền đã vượt qua cơn thác lũ, con người đã chiến thắng được thiên nhiên.
Ở tác phẩm “ Vượt Thác” Tác giả không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ mà hơn tất cả đó hình ảnh tươi đẹp của con người, sức mạnh to lớn chiến thắng mọi thiên tai. Dượng Hương Thư như một người hùng bước ra từ ngòi bút của nhà văn.
Trước khi vượt qua thác dữ, dượng Hương được sai nấu cơm ăn cho chắc bụng còn có sức trèo thuyền. “ Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy lại thế trợ giúp chú hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống nó cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu quay về lại Hòa Phước” . Hình ảnh dượng Hương với những động tác thuần thục vượt qua cơn lũ rõ ràng và nhanh như cắt. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” Dượng hương Thư hoàn toàn khác với một dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, trong cơn thác lũ người ta thấy một người anh hùng gan dạ, dũng cảm và có kinh nghiệm sức khỏe khi băng qua con thác dữ. Tác giả như vẽ nên một nét đẹp hoàn mỹ – nét đẹp của người dân lao động có thể chiến thắng vượt qua mọi gian nguy.
Đọc xong tác phẩm “ Vượt thác” của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.
Nêu cảm nhận của em về bài thơ sau:
" Đi khắp thế gian này
Không gì bằng tình bạn
Tình bạn thật cao cả
Soi sáng cả tấm lòng
Bạn bè là đám mây
Còn tôi là mặt trời
Đôi bạn cùng nhau bước
Trên con đường nhân gian."
Mình đang cần gấp, mn giúp mik nha!
Ai làm nhanh và hay nhất mik sẽ tik cho 3 cái 3 hôm!
Tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng trong cuộc đời mỗi người, trong kho tàng văn học nước ta tình bạn được nhắc đến trong thơ, ca dao, dân ca." Đi khắp thế gian này, không gì bằng tình bạn..." Quả đúng như vậy, tình bạn thật cao quý, thật trong sáng.Bạn bè giống như là những đám mây trắng như bông, còn tôi thì là mặt trời chói chang, tỏa sáng rực rỡ.Mây luôn ở cạnh mặt trời đúng không nào?Tôi với bạn bè cũng vậy đấy!Tình bạn không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị hơn thua. Hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhau, đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ: Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai thì không xứng đáng được coi là bạn.Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng, vun đắp lâu dài. Tình bạn không tự nhiên mà có, nhưng nó cũng rất dễ mất đi khi ta không nâng niu, bảo vệ. Tình bạn giúp cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái, tình bạn là một vị thuốc tinh thần giúp con người luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với những khó khăn thử thách của cuộc đời.Chúng ta hãy biết trân trọng tình bạn, các bạn nhé.
Trong cuộc sống, ai cũng phải có một người bạn. Để cùng nhau sẻ chia thông cảm, thấu hiểu cho nhau. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Thật hạnh phúc, vui vẻ biết mấy khi một ai có được món quà cao cả, vĩ đại đó. Và bài thơ " Đi khắp thế gian này.... Trên con đường nhân gian" đã thể hiện một tình bạn thật đẹp.
Cuộc sống này có vô vàn thử thách, gian nan, vì vậy chúng ta phải có một người bạn để cùng nhau trải qua khó khăn đó. Không có gì quí hơn tình bạn. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa. Tình bạn đó soi sáng những bước đường cho chúng ta đi qua. Và mỗi lần khi ta vấp ngã, lại có 1 người bạn đỡ ta đứng dậy, cho ta thêm sức mạnh để bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. Có những lần khi chúng làm sai, người bạn đó lại chỉ cho ta chỗ sai, soi sáng cả tấm lòng ta. Tình bạn đã cho ta thật nhiều niềm vui, chỉ cho ta con đường đúng đắn nhất, và sẽ không bao giờ bạn phải bước vào con đường u ám, đen tối vì đã người bạn. Mỗi người trong chúng ta luôn có những người bạn thân bên cạnh chúng ta trong mỗi bước đi của cuộc đời giúp đỡ bên cạnh chúng ta và để lại trong ta biết bao nhiêu xúc cảm. " Bạn bè là đám mây/ Còn tôi là mặt trời" đám mây, mặt trời là những thứ thuộc về tự nhiên. Hai thứ không bao giờ cách xa nhau, luôn phải có mặt trời, đám mây, nó bù đắp khuyết điểm cho nhau. Mặt trời thì quá nóng, có đám mây sẽ dịu cơn oi bức đó. Còn đám mây có thể gây ra mưa, nhưng có mặt trời lại làm cho trời tạnh, mặt đất khô ráo hơn. Hai thứ này nếu tách ra thì sẽ không còn giá trị. Và nó cũng giống như tình bạn vậy, luôn sát cánh cùng nhau, không bao giờ xa cách. Tình bạn là thế, đơn giản nhưng chân thành, đậm sâu mà trong sáng, bền vững, tình yêu có thể mờ nhạt theo khoảng cách, thời gian, chứ tình bạn thì vẫn cứ còn hoài đó, thứ tình cảm thiêng liêng luôn được người ta nâng niu, trân trọng.
Tình bạn- một thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả. Vì vậy hãy biết quí trọng tình bạn để không phải hối tiếc vì bất cứ điều gì. Hãy là những người bạn tốt của nhau!
Em hãy viết cảm nhận của mik về quê hương Can Lộc sau 550 xây dựng , trưởng thành
>>> Ai nhanh mik tik.. Đag cần gấp nhé<<<
rải hơn 545 năm thành lập và phát triển, tuy có nhiều tên gọi và địa giới hành chính khác nhau, nhưng mảnh đất Thiên Lộc - Can Lộc (Hà Tĩnh) luôn được coi là vùng đất thiêng - người tuấn kiệt. “Trời mô xanh bằng trời Can Lộc...”
Nguyên là vùng đất tụ cư của người Việt cổ gắn với truyền thuyết Cố đô Ngàn Hống của Kinh Dương Vương, theo các thư tịch cổ, ban đầu, Can Lộc thuộc huyện Hà Hoàng, quận Cửu Chân; năm 271 đổi tên là Phù Lĩnh; năm 679 được gọi là huyện Việt Thường; thời kỳ Đại Việt lại mang tên Phi Lộc, rồi Phúc Lộc.
Năm 1469, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 10, vua Lê Thánh Tông ban đạo dụ thành lập 12 thừa tuyên, trong đó có huyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Năm 1862, vua Tự Đức đổi tên thành huyện Can Lộc.
Can Lộc là huyện đồng bằng bán sơn địa nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh, có địa giới hành chính một thời kỳ dài là đầu Mênh - cuối Sót, gần đây đã chia tách để thành lập thêm thị xã Hồng Lĩnh và huyện Lộc Hà. Cân Lộc hiện có 23 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên 30.248,4 ha, dân số gần 130.000 người. Trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Nghèn, tên cũ là Trảo Nha, danh xưng được một triều đại phong kiến ban tặng - Xã tắc chi Trảo Nha (nanh vuốt nước nhà).
Nơi đây đã liên tục sản sinh, nuôi dưỡng những con người làm rạng dạnh quê hương, đất nước. Sách Lịch triều hiến chương loại chí ghi nhận, Can Lộc là một huyện trội về văn hóa, qua các thời kỳ thi cử Nho học có 42 vị đỗ đại khoa, chiếm 1/3 của cả tỉnh Hà Tĩnh.
Từ người khai khoa Thái học sinh Đặng Bá Tĩnh cho đến Đình nguyên Thám hoa Phan Kính, Thám hoa - Danh sư Nguyễn Huy Oánh, Tiến sĩ Dương Trí Trạch, Hà Công Trình, Hà Tôn Mục, Vũ Diệm…, truyền thống học hành khoa cử ấy còn được lưu truyền nơi có câu phương ngôn Bút Cấm Chỉ, sỹ Thiên Lộc.
Đất Can Lộc là mạch nguồn của những tấm lòng ái quốc ưu dân, nơi nuôi lớn những nhân cách mà lòng yêu nước luôn sục sôi từ thuở Đặng Tất, Đặng Dung mài gươm rửa hận, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp gác lại thú riêng ra giúp Quang Trung thống nhất giang sơn, đến những ông Nghè như Ngô Đức Kế dám dấn thân chốn lao tù mưu phục quốc, cụ giáo Võ Liêm Sơn lặn lội lên chiến khu làm cách mạng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng gậy và trao trọn niềm tin: Kháng chiến ắt thành công!
Can Lộc cũng là địa phương luôn đi tiên phong trong các phong trào cách mạng, từ Xô viết Nghệ Tĩnh các năm 1930 - 1931; là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến những chiến công hiển hách đã trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, như Ngã ba Đồng Lộc, làng K130...
Đất Can Lộc cũng là mạch nguồn góp phần làm nên Văn phái Hồng Sơn lừng lẫy từ Nguyễn Huy Tự (Truyện Hoa Tiên), Nguyễn Huy Hổ (Mai đình mộng ký), nối đến ông hoàng thi ca Xuân Diệu; từ những những nhà khoa học đầu ngành Nguyễn Đình Tứ, Phan Đình Diệu tới gần 200 giáo sư, phó giáo sư tính từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Truyền thống văn hóa, yêu nước của người dân Can Lộc luôn được thăng hoa, trao truyền qua các thế hệ đã góp phần tạo nên một hệ thống di sản văn hóa cả vật thể lẫn phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều di sản nổi tiếng, như Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, Xô viết Nghệ Tĩnh - Ngã ba Nghèn, Làng K130 Tiến Lộc, các di tích của dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu, họ Ngô - Trảo Nha, họ Hà, họ Đặng - Tùng Lộc…, cùng kho tàng truyền thuyết, truyện cổ tích, nói lối, ca dao và các làn điệu dân ca ví, gặm, hò, vè…
Phát huy truyền thống của quê hương, vượt lên những đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh và những khó khăn, thử thách của thiên tai, Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đang đồng tâm nhất trí xây dựng huyện nhà phát triển toàn diện về mọi mặt, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, Cân Lộc đang tập trung cao độ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như xây dựng nông thôn mới, phát triển dịch vụ du lịch, thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hạ Vàng và các làng nghề, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh…
Tất cả nỗ lực nhằm mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 34 đã đề ra (về đích trước 1 năm), chuẩn bị tiền đề tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp trong năm 2015...
“Trời mô xanh bằng trời Can Lộc...”, câu hát đó đã đọng lại trong tâm trí của rất nhiều người dân Can Lộc, Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Có lẽ không chỉ có vùng đất, vùng trời này, mà mọi người dân Can Lộc luôn mong muốn và sẵn sàng giang rộng vòng tay chào đón bạn bè ghé thăm.
#Châu's ngốc
-phát biểu cảm nghĩ của em về bài ''Tiếng gà trưa''
Ai nhanh tik ,kb nữa nha
Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”
Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nghi-ve-bai-tho-tieng-ga-trua-cua-xuan-quynh-c36a14642.html#ixzz5YMISlKO8
P/S : Nhà thơ Xuân Quỳnh với nhà thơ Lưu Quang Vũ từng kết hôn đấy ^^
Bài thơ Tiếng gà trưa đưuọc viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và nhữn kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống daayjqua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến Ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin thật : Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được tháy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới : Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới.
Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
Thông qua nỗi nhớ đưuọc khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gởi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộcđều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày ; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
viết cảm nhận của em khi các cô về thực tập ( viết thư nha các bạn )
ai nhanh mk tick cho !!!!!!!
Thứ năm - 29/3/2018
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua những khoảnh khắc làm thay đổi cuộc sống của chính mình. Với bạn đó có thể là khoảnh khắc vui mừng khi nhận được học bổng du học hay khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn khi cầm trên tay bản hợp đồng lao động với một công ty danh giá.
Còn đối với chúng tôi, những sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Sư phạm thì cái khoảnh khắc tạo nên dấu ấn trong cuộc sống của chúng tôi đó chính là ngày mà chúng tôi đến trường THPT kiến tập sư phạm. Bước vào năm thứ ba của Đại học, trong chúng tôi, ai ai cũng đã sẵn sàng cho mình tâm lí để chuẩn bị bước vào quãng thời gian kiến tập đầu tiên trong cuộc đời sinh viên. Vui có, mong chờ có và lo sợ cũng có. Tất cả những dòng suy nghĩ, những cảm xúc trong đám sinh viên non nớt chúng tôi cứ ngày một tăng lên khi thời gian đã hối thúc bên cửa. Và cái khoảnh khắc ấy đã đến ! Mặt trời vừa hé lên những tia nắng đầu tiên của ngày mới thì chúng tôi, những sinh viên chọn cho mình con đường nhà giáo đã có mặt tại trường, ngôi trường THPT mà chúng tôi chọn để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bước vào trường, cảm giác của chúng tôi là sự choáng ngợp trước một không gian vô cùng rộng lớn của ngôi trường mang tên nhà giáo Võ Trường Toản. Có lẽ đã ngần ấy năm chúng tôi rời xa chiếc ghế nhà trường THPT để đến với chiếc ghế của giảng đường đại học nên khi quay trở lại với không gian này, chúng tôi dường như có chút gì đó bỡ ngỡ. Cảm giác bỡ ngỡ, choáng ngợp trước không gian của trường chưa hết thì một cảm xúc khác lại chợt ùa về. Gặp gỡ Ban giám hiệu và các thầy cô giáo hướng dẫn, chúng tôi phần nào cảm thấy tự hào vì ngành giáo nghề dạy đã cho chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ những thầy cô nơi đây, những bậc “tiền bối” vô cùng tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Bỡ ngỡ, tự hào, tưởng chừng cảm xúc chỉ dừng chân lại nơi đây nhưng không, tất cả cảm xúc đã thay đổi khi chúng tôi tiếp xúc với học sinh, những thiên thần áo trắng mà chúng tôi sẽ gắn bó trong khoảng thời gian kiến tập này. Ngại ngùng, bối rối, đó chính là cảm xúc chung của đám sinh viên chúng tôi khi gặp gỡ các em. Ánh mắt hồn nhiên của các em khi nhìn chúng tôi làm chúng tôi trở nên lúng túng, bối rối.
Chúng tôi, những cô cậu sinh viên non nớt mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng có lẽ cảm xúc của chúng tôi lúc này chỉ có thể ngại ngùng. Được nhìn thấy các em học tập, được các em gọi tiếng thầy cô, tất cả những điều đó đã viết nên một cảm xúc khó tả. Chút bỡ ngở, chút hồi hộp, chút tự hào và cả chút bối rối ấy có lẽ đã tạo nên một cột mốc đáng nhớ trên con đường phía trước còn đầy chông gai của chúng tôi.
Không những thế, đó còn là kỉ niệm, một kỉ niệm khó mà phai mờ được trong kí ức của chúng tôi. Giờ đây, thời gian kiến tập đã gần kết thúc, chúng tôi sắp hoàn thành công việc của mình ở ngôi trường này và chuẩn bị chia tay nơi đây. Có lẽ, ngày ấy sẽ lại là một ngày khó quên nhưng đời mà, có cuộc vui nào mà không tàn thôi thì chúng tôi, những giáo sinh thực tập sẽ giữ mãi kỉ niệm đẹp này cho riêng bản thân mình để rồi khi chia xa, chúng tôi sẽ mãi nhớ về những ngày tháng ấy và lấy chúng làm động lực để bước tiếp con đường phía trước.
đó ko phải là lá thư đâu Đỗ Phương Linh ak bn phải viết lá thư chứ huhu ~_~ giúp mk đi mà
Viết 1 đoạn văn cảm nhận của em về trường em có sử dụng từ đồng âm.
Nhanh lên các bạn ơi! Help me!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!