Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phương Trần Lê
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 10 2021 lúc 20:22

Tham khảo:

1. Tôi đi học-Thanh tịnh
Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng tâm hồn rung động thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ, một bố cục thống nhất, với các cung bậc tâm trạng, nhân vật, các sự việc, chi tiết, các hình ảnh và những biện pháp tu từ chặt chẽ, hài hoà, tập trung vào chủ đề của tác phẩm. 2. Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
Chúng ta, ít người rơi vào cảnh đời cay đắng ấy, vì có mẹ chăm sóc, che chở. âu yếm. Em cũng may mắn như thế. Chính vì thế mà em cảm thương nỗi đau của thuở nhỏ Nguyên Hồng, nỗi đau của thân phận sống bơ vơ đầy tủi nhục, thèm khát tình thương. Qua tâm trạng của chú bé Hồng, em hiểu hơn những bạn nhỏ vì chiến tranh, vì thiên tai phải mất cha mẹ, họ khổ đau biết chừng nào. Dù xã hội, bà con có cưu mang, nuôi ăn học nhưng làm sao lấp nổi nỗi cô đơn, buồn tủi trong lòng những đứa con xa mẹ, mất mẹ. Nỗi đau ấy đeo đẳng con người suốt một đời. Và cũng suốt một đời, tìm đâu thấy Kìn tay quen thuộc vuốt ve âu yếm, lời ngọt ngào, trách mắng mến yêu, ruột thịt chỉ có ở mẹ. Hình ảnh và tâm tư của bé Hồng đã xúc động lòng em, khiến em thấy đầy đủ mọi niềm vui của mình được sống có mẹ là rất quý báu
Cô Nàng Kim Ngưu
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
7 tháng 4 2019 lúc 22:11

Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.  

Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.

Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.

Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.

Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:  

Tuyết in sắc ngựa câu dòn

Có pha màu áo nhuộm non da trời,

Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:

Lệ ai chan chứa hơn người 

Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh

Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt 

lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”

Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.

Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.

 
Trần Hải Linh
Xem chi tiết
Miyano Akemi
7 tháng 4 2019 lúc 21:44

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Trần Hải Linh
7 tháng 4 2019 lúc 21:46

trách nhiệm mk bt rùi, cảm ơn akemi nha

ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
7 tháng 4 2019 lúc 22:10

Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.  

Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.

Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.

Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.

Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:  

Tuyết in sắc ngựa câu dòn

Có pha màu áo nhuộm non da trời,

Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:

Lệ ai chan chứa hơn người 

Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh

Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt 

lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”

Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.

Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.

 
Nguyên Giáp Đỗ
Xem chi tiết
Phạm Khánh Nam
6 tháng 8 2021 lúc 7:19

Tham Khảo:Văn bản Mẹ tôi là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi, thông qua bức thư của người bố gửi cho En- ri- cô đã thể hiện được tình yêu của người mẹ dành cho cậu bé En- ri- cô, thái độ yêu thương nhưng nghiêm khắc trong cách giáo dục con của bố Em – ri- cô cũng như thái độ hối hận của Em – ri- cô vì đã có thái độ hỗn hào đối với người mẹ của mình. Thông qua tác phẩm này người đọc thêm hiểu và kính trọng đối với tấm lòng bao la của người mẹ, và cũng như ý thức về từng hành động, cách ứng xử với mẹ của mình.

Tác phẩm Mẹ tôi không có cốt truyện, tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En- ri- cô gửi cho En – ri- cô khi chứng kiến thái độ hỗn hào, thiếu lễ phép của cậu bé với mẹ. Tuy không có cốt truyện nhưng theo dõi từng tình tiết mà người cha đề cập đến trong lá thư, ta có thể phần nào hiểu được diễn biến sự việc xảy ra. Ta có thể cụ thể hóa nội dung của sự việc qua sự hình dung sau: En- ri- cô đã có những lời nói thiếu lễ phép với mẹ khiến cho người mẹ buồn bã, người bố chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra và thất vọng trước cách cư xử, lời nói của En- ri- cô.

 

 

Người bố đã nhắc nhở người con thông qua một bức thư, trong bức thư đó thì người bố đã nói về những hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho En- ri – cô và tỏ thái độ thất vọng với En- ri- cô. En- ri- cô sau khi đọc lá thư bố gửi cho mình thì chợt hiểu ra nhiều chuyện, ý thức được lời nói vô lễ của mình đã làm mẹ tổn thương và những hối hận, En- ri- cô quyết định xin mẹ tha thứ cho lỗi lầm của mình và thay đổi theo hướng tích cực.
Ta có thể thấy, nhân vật En- ri- cô là một đứa trẻ nông nổi, bồng bột, chưa ý thức được những lời nói cũng như hành động của mình, bởi vậy mà nói ra những lời thiếu lễ độ, làm tổn thương đến mẹ. Buổi sáng khi cô giáo đến nhà, En- ri- cô đã trước mặt cô giáo nói ra những lời thiếu lễ độ với mẹ. Lời nói tuy vô tình nhưng khiến cho người mẹ buồn, làm cho bố của En-ri- cô thất vọng. Đây là một hành vi không nên có ở một người con, đáng nhắc nhở và trách phạt. Nhưng ta cũng có thể thấy En- ri- cô là một đứa trẻ biết suy nghĩ, hối lỗi trước sự sai trái của bản thân. Trước những lời phân tích, phê bình nghiêm khắc của bố, En- ri- cô đã nhận thấy được cái sai của bản thân và có những suy nghĩ đúng đắn và hành động sử chữa kịp thời.

En- ri- cô biết ơn bố vì đã nhắc nhở mình và cảm thấy hối hận trước lời nói thiếu lễ độ với mẹ, En- ri- cô đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách cầu xin sự tha thứ của người mẹ. Như vậy, cậu bé En- ri- cô đáng trách nhưng cũng đáng trân trọng, đáng trách vì có những lời nói không đúng với mẹ, đáng trân trọng bởi cậu bé là một người biết lắng nghe, dùng những hành động thiết thực để sửa chữa lỗi lầm thay vì ngang bướng phủ định, không nghe lời bố. Qua bức thư của bố En- ri- cô gửi cho En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người bố nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái.

Bố En- ri- cô không chấp nhận thái độ hỗn hào của En- ri- cô đối với mẹ, người bố đã vô cùng tức giận trước những lời nói không suy nghĩ ấy “Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”, người bố ấy nghiêm khắc trong việc chỉ ra khuyết điểm của con “…thà rằn bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Ta có thể thấy bố En- ri- cô là một người vô cùng bộc trực, ngay thẳng khi nói ra những suy nghĩ của mình, người bố ấy không cho phép đứa con có hành vi hỗn láo với chính người yêu thương, quan tâm đến nó hơn tất cả mọi người.

Bên trong vẻ ngoài nghiêm khắc, bộc trực ấy là một tình thương con sâu sắc, vì thương con nên mới tức giận trước những hành vi sai trái của con “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Người bố cũng là người có phương pháp giáo dục con hiệu quả, người bố dùng những lời lẽ có nghiêm khắc, có tha thiết, có cảnh cáo nhắc nhở để người con có thể thay đổi. Người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng qua lời kể của bố En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người mẹ tuyệt vời.

Đó là người mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc, hi sinh lặng thầm vì En- ri-cô. Hồi còn nhỏ, En- ri- cô nhiều bệnh, hay ốm đau, mẹ luôn ở bên không rời En- ri- cô nửa bước vì sợ một phút rời mắt thôi thì đứa con có thể rời xa vòng tay mình mãi mãi “…mẹ phải thức suốt đên, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”, đó là người mẹ vĩ đại, sẵn sàng đánh đổi hết một năm hạnh phúc, thậm chí cả tính mạng để cứu sống con.

Tác phẩm Mẹ tôi của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi đã đề cập đến nhiều vấn đề mang tính nhân văn, đó là tình yêu của bố mẹ đối với con cái, là cách thức giáo dục để những đứa con có thể thay đổi theo hướng tích cực. Mà hơn hết đó chính là sự trưởng thành trong nhận thức của đứa con sau tất cả những lỗi lầm mà nó gây ra.

Hà Nhật Huy
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 11 2021 lúc 14:30

Em tham khảo:

Ý 1:

    Sau khi học xong bài Trong lòng mẹ ta có thể rút ra được rất nhiều bài học hữu ích. Đó chính là tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả rất qun trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Tình cảm ấy không điều gì có thể đong đếm được. Vì vậy hãy yêu thương nhau khi còn có thể, hãy khiến cho cuộc sống của chúng ta giàu tình yêu thương.

Ý 2:

Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,.... như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu, mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc.

Lương Khánh Hà
Xem chi tiết
Việt Anh 6A
20 tháng 1 2022 lúc 19:56

TK

Ông lão là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất đáp đền nhưng mụ vợ của lão không vậy, mụ ta là một con người sống thực dụng, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp, mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Điều ước này của mụ ta có thể hiểu được và cũng có thể thông cảm được, vì đó là những vật dụng có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của hai vợ chồng lão. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Lúc này mặt biển vẫn rất bình yên, cá vàng nổi lên và đáp ứng nguyện vọng của mụ vợ.Ta có thể thấy ông lão không hoàn toàn là vì sợ bà vợ nên mới thực hiện hết những điều ước của mụ ta mà còn do ông lão tôn trọng mụ vợ, không muốn có những bất hòa trong gia đình. Nhưng mụ vợ lại có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Nhưng cuối cùng, bà vợ vì lòng tham của mình mà đã phải trả giá, bà ta không những không còn là nữ hoàng, ở trong cung điện, không có kẻ hầu người hạ mà ngay cả cái máng lợn mới cũng không có. Mụ ta phải trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, bên cái máng lợn cũ. Đây cũng là bài học dành cho những con người tham lam, sống bội bạc.

Đoàn Thị Bích Châu
Xem chi tiết
hồng nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 8 2021 lúc 19:59

Tham khảo:

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

ปริมาณ.vn
20 tháng 8 2021 lúc 20:01

Tham khåo

Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã khẳng định xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó tác giả tiếp tục giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Tiếp đến, tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Cuối cùng, Hà Ánh Minh đã cho người đọc được chứng kiến một đêm ca Huế trên sông Hương. Với phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Cảnh vật lung linh, hư ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Còn nhân vật chính trong bài thì: “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như đang được cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Ca Huế trên sông Hương quả là một tác phẩm giá trị khi viết về ca Huế - một nét văn hóa độc đáo của mảnh đất thơ mộng này.

 

Ħäńᾑïě🧡♏
20 tháng 8 2021 lúc 20:03

Tham khảo:

Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

quangbao2102
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
16 tháng 11 2021 lúc 13:08

Tham khảo!

 

“Chiếc lá cuối cùng” kể về cuộc sống nghèo khổ của ba người nghệ sĩ: Giôn xi, cụ Bơ men, Xiu. Họ đều là những người tài hoa, luôn đi tìm kiếm cái đẹp và mong muốn có những tác phẩm nghệ thuật để đời. Nhưng cuộc sống khắc nghiệt, nghèo đói và bệnh tật khiến họ rơi vào hố sâu của tuyệt vọng. Giôn xi phát hiện ra mình bị mắc bệnh viêm phổi nặng, cô nằm trên giường bệnh, tuyệt vọng đếm những chiếc lá bám trên dây thường xuân ngoài tường rơi rụng, khi nào chiếc lá cuối cùng rơi đồng nghĩa với việc cô đã chết. Xiu là người bạn của Giôn xi, bất lực nhìn người bạn mình tiều tụy từng ngày. Ông cụ già Bơ men là người họa sĩ sống ở tầng dưới, cả cuộc đời ông vẫn luôn trằn trọc và khát vọng có một tác phẩm để đời, đã 40 năm rồi nhưng ông vẫn chưa làm được điều đó. Cả ba con người họ, đều chung một ước mơ, chung một số phận nhưng cuộc đời trớ trêu đều đẩy họ vào con đường cùng.

O-hen-ri đã rất thành công khi khắc họa diễn biến tâm lý của nhân vât, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và đảo tình huống truyện cực kỳ độc đáo. Hiếm có nhà văn nào có thể làm được điều này.

Mỗi ngày Giôn xi đều nhìn ra ngoài khung cửa sổ mà đếm lá rơi, niềm tin trong cô vơi cạn dần, hi vọng càng trở nên mong manh. Chính điều này khiến cho XIu và cụ Bơ men buồn bã “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Sự im lặng khiến cho cả căn phòng rơi vào trạng thái mất cân bằng. Mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.