Hãy viết những điều em biết về Đinh Tiên Hoàng
Năm 2018 Ninh Bình kỉ niệm 1050 năm vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế.Em hãy viết một đoạn văn từ 3-5 câu nói về sự hiểu biết của em về vua Đinh Tiên Hoàng.
đẹp trai thông minh sáng suốt hoàng đế ok
sao câu hỏi giống mik thế câu này của mik có trong bài kiểm tra lịch sử
Vua Đinh Tiên Hoàng thuở nhỏ có tên là Đinh Bộ Lĩnh, sinh ngày rằm tháng Hai năm Giáp Thân (924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng ( nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thân phụ là Đinh Công Trứ làm quan Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An).
Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ là Đàm Thị về quê, nương thân với chú ruột là Đinh Dự ở chăn trâu. Ông thường cùng nhóm trẻ chăn trâu bẻ hoa lau làm cờ, lập trận giả đánh nhau, tỏ rõ có tài chỉ huy. Bọn trẻ thường khoanh tay làm kiệu để rước ông như nghi vệ thiên tử.
Đến tuổi trưởng thành vốn là người có chí khí khác thường, thấy đất nước đang lâm vào cơn hỗn loạn, Đinh Bộ Lĩnh chiêu tập trước hết là các bạn thuở cờ lau tập trận, sau đến các nghĩa sĩ quanh vùng. Bấy giờ trong nước loạn lạc, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Nhờ thông minh mưu lược có khí phách, Đinh Bộ Lĩnh đã dành được chiến thắng vĩ đại.
Chúc bạn học tốt
_Đinh Gia Hân_
Sau chuyến trải nghiệm tìm về cội nguồn theo dấu chân Đinh Tiên Hoàng Đế , em biết thêm điều gì về vua Đinh Tiên Hoàng Đế .
Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
( Tham Khảo + Tìm Hiểu )
Sau chuyến trải nghiệm tìm về cội nguồn theo dấu chân Đinh Tiên Hoàng Đế , em biết thêm nhiều điều về vua Đinh Tiên Hoàng Đế :
Việc đổi xưng là hoàng đế, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt và đặt niên hiệu được cho là hai việc làm khẳng định sự độc lập của nước Việt Nam thời bấy giờ mà trước đó không có hoặc hiếm có vị vua nào làm được.
- Thứ nhất là về tước hiệu hoàng đế đã mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước
- Thứ hai là về tên nước Đại Cồ Việt, cuốn Sử Việt - 12 khúc tráng ca cũng phân tích thời Ngô, các vua xưng vương nhưng chưa có quốc hiệu. Nhưng đến Đinh Tiên Hoàng, ông đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt để khẳng định với phương Bắc rằng đây là đất nước của người Việt chứ không phải của người Hán. Đại Cồ Việt nghĩa là nước Việt lớn.
Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của Đinh Tiên hoàng đế (Đinh Bộ Lĩnh)
mink đang cần gấp ai nhanh 3 tick nha
Đinh Tiên Hoàng , tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn , là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.
Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[ Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Bài làm
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh 968-979) Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược. Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
# Chúc bạn học tốt #
Tại sao em lại ấn tượng với nhân vật Đinh Tiên Hoàng? ( viết thành một đoạn văn )
Đinh Tiên Hoàng là vị vua anh minh, Giúp đỡ nhân dân, .............
so sánh về việc lên ngôi hoàng đế cùa Đinh Tiên Hoàng và xưng vương cùa Ngô Quyền
Đinh Tiên Hoàng là tên hiệu của Đinh Bộ Lĩnh sau khi lên ngôi.
Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đều là những nhân vật lịch sử quan trọng, đã đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, cách họ xưng vương và lên ngôi hoàng đế có sự khác biệt.
Ngô Quyền:
Ngô Quyền, còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.
Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.
Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944
Đinh Bộ Lĩnh:
Đinh Bộ Lĩnh, sau này được biết đến với tên gọi Đinh Tiên Hoàng, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.
Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc.
Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Tóm lại, Ngô Quyền xưng vương sau khi giành được độc lập cho dân tộc, trong khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế sau khi thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh đã đặt nền móng cho chế độ quân chủ tập quyền đầu tiên ở Việt Nam.
Chúc cậu học tốt
_Đinh Gia Hân_
hãy viết những điều mà em đã biết và những điều muốn biết về đo nhiệt độ , đo khối lượng , đo chiều dài
Em hãy cho biết một số điều về Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng
- Lúc nhỏ có tên là Lý Phật Kim
- Là gái thứ của vua Nghệ Tông và là bà hoàng đầu tiên của nước ta
- Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm Hoàng hậu, trở thành vị Hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử, vì khi đó bà mới 7 tuổi.
- Năm 19 tuổi Lý Chiêu Thánh bị phế làm Công Chúa vì lý do " không có con"
- Năm 40 tuổi , bà được gả cho một vị tướng thời trần là Lê Phụ Trần
- Đầu năm 1278, bà về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh). Tháng 3 âm lịch năm đó, bà mất, thọ 61 tuổi
꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂
Lý Chiêu Hoàng (chữ Hán: 李昭皇; 1218 - 1278), còn được gọi là Chiêu Thánh Hoàng hậu (昭聖皇后), là Hoàng đế thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225. Bà là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, nhưng không phải là vị vua nữ giới đầu tiên, vị nữ quân chủ đầu tiên là Nữ vương Trưng Trắc[1][note 1]. Bà được chính vua cha Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong có khả năng do sự sắp đặt của Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, người đang nắm quyền lực trong triều đồng thời cũng là chú họ bên ngoại của bà.
Tham khảo
Lý Chiêu Hoàng
- Lúc nhỏ có tên là Lý Phật Kim
- Là gái thứ của vua Nghệ Tông và là bà hoàng đầu tiên của nước ta
- Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được phong làm Hoàng hậu, trở thành vị Hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử, vì khi đó bà mới 7 tuổi.
- Năm 19 tuổi Lý Chiêu Thánh bị phế làm Công Chúa vì lý do " không có con"
- Năm 40 tuổi , bà được gả cho một vị tướng thời trần là Lê Phụ Trần
- Đầu năm 1278, bà về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh). Tháng 3 âm lịch năm đó, bà mất, thọ 61 tuổi
Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư không? Vì sao?
- Nếu đóng vai là Đinh Tiên Hoàng, em vẫn sẽ chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) vì:
Có thể nói, kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Phía bắc thành nằm bên sông Hoàng Long nên đường giao thông thủy rất thuận tiện. Khu vực Thành Ngoại, nay thuộc địa phận thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã Trường Yên, là cung điện chính, nơi vua Đinh cắm cờ nước, hiện là đền thờ vua Đinh, vua Lê. Trước cung điện có núi Mã Yên, tương truyền, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi này làm án.
d. Câu Họ không chỉ biết thương những người ăn mày và những chú mèo con mà còn biết đau đến cả những điều mắt thường không trông thấy gợi cho em nghĩ đến điều gì về con người. Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về điều đó.