TẢ VỀ CẢNH THIÊN NHIÊN TRONG ĐẤT NƯỚC EM MÀ EM CHO LÀ ĐẸP NHẤT BẰNG TIẾNG ANH.
việt nam đẹp khắp trăm miền. Mỗi vùng đất lại được tạo hóa ban tặng cho những vẻ đẹp riêng. Trong một chuyến tham quan, du lịch, em đã có dịp chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. Hãy ghi lại những ấn tượng của em về cảnh đó bằng một bài văn miêu tả.
Một số ý chính:
- Ở miền Bắc, em đã được thưởng thức cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những dãy núi xanh ngút ngàn, những thác nước trắng xóa đổ xuống từ độ cao, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng rất đẹp mắt.
- Ở miền Trung, em đã được chiêm ngưỡng cảnh biển đẹp như tranh vẽ. Các bãi biển đầy cát trắng, nước biển trong xanh và những đồi cát trải dài, tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn. Em còn được tham quan các di sản văn hóa thế giới như Huế, Hội An, nơi có kiến trúc cổ kính, đậm chất văn hóa Việt Nam.
- Khi đến miền Nam, em đã được tham quan các vườn quốc gia, nơi tập trung những loài động thực vật quý hiếm. Em còn được chiêm ngưỡng cảnh sông nước phong cảnh đẹp như mơ trên sông Mekong. Những cánh đồng lúa bát ngát, những con đường ven sông xanh mát, tạo nên một khung cảnh yên bình, thanh tịnh.
- Kết bài: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, mỗi vùng đất lại có những vẻ đẹp riêng. Em đã có một chuyến du lịch tuyệt vời, để lại trong em những ấn tượng khó quên về cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
Đất nước Việt Nam sơn thủy hữu tình với nhiều phong cảnh đẹp. Hãy tả cảnh thiên nhiên của đất nước mà em đã được tham quan hoặc biết qua các phương tiện thông tin đại chúng ( ngọn núi, cánh rừng, dòng sông,...)
Bài làm
"Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây"
Những lời hát trong bài hát dân ca "Quê hương tươi đẹp" đã cho thấy niềm tự hào của các bạn nhỏ đối với những cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu. Mỗi người dân sống trên dải đất hình chữ S chắc hẳn vẫn luôn cảm thấy hãnh diện trước những danh lam, thắng cảnh của đất nước - nơi thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài - khiến cho Việt Nam vươn xa hơn ra Thế giới. Tôi cũng đã có dịp được đến thăm một trong những danh lam thắng cảnh đấy. Đó là Hồ Gươm - biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Tôi cùng bố mẹ đã tới đó trong kì nghỉ hè vừa rồi.
Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, trước kia có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng nhưng sau đó người ta đổi tên theo sự tích vua Lê Thái Tổ trả gươm. Từ đó cho đến nay, người ta đã quen với tên gọi này, và vì hồ nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, mọi sinh hoạt, buôn bán của người dân đều ở xung quanh đây nên nó đã trở thành một biểu tượng của Việt Nam từ lúc nào không hay.
Tôi tới thăm danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Hà Nội trong một buổi sáng mùa hè nóng bức và oi ả. Mặt trời từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng rực rỡ đầu tiên xuống mặt hồ như được dát vàng. Hồ Gươm mà tôi thấy chỉ là một hồ tương đối nhỏ, cho nên việc thăm thú là hết sức dễ dàng, không làm mất quá nhiều sức lực bởi đi bộ của người đến tham quan. Những tia nắng chiếu xuống mặt hồ, len lỏi qua từng kẻ lá, chiếu cả vào mặt tôi khiến cho tôi cảm nhận được một buổi sáng tràn đầy sức sống đã bắt đầu. Nắng vào sáng sớm chưa đến mức chói chang và gắt như buổi trưa, nên gia đình tôi có thể thoải mái đi dạo dưới cái nắng ấy.
Đi dạo xung quanh hồ, tôi thấy hồ như một tấm gương bầu dục khổng lồ, đang phản chiếu cả bầu trời trên mặt nước. Xung quanh tấm gương ấy là những hàng liễu rủ cành lá của mình xuống mặt hồ, thướt tha, yểu điệu như một cô gái đôi mươi đang chải tóc. Gần sát những hàng liễu là một biển màu đỏ có ghi: "Cấm xả rác xuống hồ". Biển cấm này khiến cho những người dân cũng như khách du lịch phải có ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh quan tươi đẹp của đất nước. Điểm đáng chú ý nhất có lẽ là ở giữa hồ. Tôi thấy một chiếc tháp Rùa cổ kính, đầy rêu phong, in hằn dấu vết của thời gian - cái mà tôi vốn chỉ được nhìn qua sách vở. Tháp rùa mới đẹp làm sao! Đó hẳn là lí do mà những vị khách nước ngoài quyết định đặt chân tới thăm thủ đô Hà Nội yêu dấu của tôi. Trên những con phố dọc theo hồ, ta còn thấy đủ cả những hàng quán: nào phở, nào bún, bánh mỳ.... toàn là những đặc sản không thể thiếu ở nơi đây. Nó tạo nên nét đặc sắc riêng của ẩm thực Hà Nội và của cả Việt Nam nói chung. Ngoài ra, họ cũng bán rất nhiều món quà lưu niệm như thiệp giấy, tượng, nón lá... để ai có dịp nghé thăm thủ đô có thể mua một chút về làm quà tặng người thân.
Đi dạo được một lúc, tôi thấy phía xa xa là hình ảnh của Đền Ngọc Sơn - chứng nhân lịch sử - cùng với đó là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm, làm lối dẫn vào thăm đền. Không thể ngăn được niềm hứng thú, tôi cùng bố mẹ rảo bước thật nhanh, đến mua vé để được vào thăm quan. Theo như những gì tôi tìm hiểu thì ngôi đền này nằm ở phía Bắc hồ, ngày xưa có tên là Tượng Nhĩ, khi rời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần thì đổi thành Ngọc Sơn - cũng chính là tên gọi hiện tại của ngôi đền này. Được thăm Đền Ngọc Sơn, ngắm tháp Rùa cổ kính và đi dạo quanh hồ Gươm, tôi cảm thấy mình như một người con thực thụ của đất mẹ. Tôi thấy tự hào và yêu thêm cảnh đẹp nước non mình. Chắc hẳn không chỉ mình tôi mà bất cứ ai cũng cảm thấy như vậy trước một cảnh đẹp của quê hương.
Nhưng nếu tới thăm hồ Gươm mà không được nhìn thấy Bưu điện Hà Nội với chiếc đồng hồ ngân nga điểm giờ trên nóc thì thật là thiếu sót. Tôi gọi đây là "Chiếc đồng hồ thế kỉ" bởi nó không chỉ đếm giờ, mà còn đếm cả những dấu mốc của lịch sử. Thỉnh thoảng, tôi thấy khi chạy ngang qua tôi, các cô, chú đi tập thể dục buổi sáng cũng lại ngước lên nhìn chiếc đồng hồ này một lúc, để nhận biết được thời gian mà trở về nhà cho kịp bữa ăn sáng. Mọi người bước đi hối hả, vội vàng nhưng khuôn mặt của họ vẫn rất tươi tắn, rạng rỡ chào đón một ngày mới làm việc tích cực và hiệu quả. Tôi nghe những vị khách nước ngoài bảo rằng, họ bị ấn tượng bởi sự mến khách và thân thiện của người dân nơi đây.
Cả gia đình tôi khép lại chuyến đi này bằng một bữa trưa ngon miệng sau cả một buổi sáng thăm quan, chụp ảnh lưu niệm với danh lam thắng cảnh của Thủ đô. Đối với tôi, đây là một chuyến đi rất ý nghĩa trong dịp nghỉ hè. Nếu có cơ hội được đến thăm nơi này một lần nữa, tôi chắc chắn sẽ rủ những người bạn của mình đi cùng và không quên nhắc nhở họ: "Hãy là một người khách du lịch văn minh, phải biết bảo vệ cảnh quan và khuôn viên xung quanh Hồ!"
bạn tham khảo nhé
Quê hương ơi
Dưới ánh nắng chói chang
Kìa những cánh chim tựa hòa bình
Ơi những bông lúa vàng như thảm cỏ
Những cánh rừng hàng ngàn cây cổ thụ
Những dòng sông nước trong vắt long lanh
Những ngọn núi cao sừng sững tựa như trời.
Quê tôi vốn ở gần biển cũng chính là làng chài,nhà tôi là một ngôi gỗ 2 tầng.Tuy đơn xơ nhưng cứ tối đến là dân làng đốt lửa tụ họp lại cùng nhau múa,những người phụ nữ thì múa chung quanh đống lửa còn những người đàn ông thì cùng nhau lấy những khúc củi đúc làm ghế ngồi để câu cá.
Sáng sớm bà đánh thức tôi dậy,không như mọi ngày có bữa cơm thịnh soạn như ở nhà mà bà bảo tôi lấy cho tôi một tấm vải và đưa cho tôi một bàn chải đánh răng một cái cốc một cái gáo và bảo tôi''cháu của bà hãy chịu khó ra ngoài giếng múc nước mà rửa mặt đánh răng''.Sau khi đã đánh răng rửa mặt mũi xong bà đưa tôi một cái gùi và bảo''cháu hãy cùng bà lên núi hái rau khúc,hãy lấy cái chai nhựa kia đi múc nước suối ở rừng nào''.Sau đó bà dắt tay tôi và khoác gùi đi.Bà hái rau khúc còn tôi thì múc nước suối,bà bảo tôi đi kiếm hai hòn đá và bà đi bổ củi.Hai bà cháu cùng về gương mặt vô cùng rạng rỡ dưới ánh mặt trời.Bà bảo tôi đổ nước suối ra cốc rồi bà đi rửa rau khúc.Sau đó bà xếp củi và đưa đi đưa lại hai hòn đá để có lửa.Bà lấy một cái nồi to rồi cho rau khúc vào bên trong và bảo tôi đem bát đũa và thìa ra để cùng thưởng thức món rau khúc thơm ngon.Sau đó tôi ăn ngấu nghiến rau khúc cùng ông bà và thưởng thức nước suối.Chưa hết chuyện vui đâu.Sau khi ăn xong tôi cảm thấy người mình nóng vì mới ăn rau khúc xong.Ông bảo tôi''chắc hẳn cháu gái của ông đang nóng hãy cùng ông ra bờ biển câu cá để trưa nay có món nem rau khúc và cá nào''.Tôi nghe theo cầm cái cần câu theo ông đi câu cá.Câu được hai con tôi bảo ông''ông ơi ông hai con này ăn trong một bữa chứ câu thêm ăn sao hết ông nhỉ''?Ông mỉm cười và gật đầu sau đó ông dắt tay tôi về nhà.
Các bạn thấy đó món ăn của núi rừng và biển là như vậy.Chúc các bạn có một chuyến đi tham quan núi,biển và rừng vui vẻ.
Em hãy tả về một cảnh đẹp của Việt Nam hay một hiện tượng thiên nhiên hoặc là một buổi sáng, trưa, chiều, tối mà em cảm thấy thư giãn và tuyệt vời nhất
Tham khảo nha em:
Thành phố Nha Trang trước mặt là biển, sau lưng là núi nên phong cảnh đẹp vô cùng! Bãi biển Nha Trang được xếp loại là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới. Bờ biển cong cong mềm mại, thoai thoải dần xuống mép sóng. Bãi cát trắng phau, mịn màng dưới chân. Ven bờ, hàng dừa nghiêng nghiêng. Tàu dừa giống như những cánh tay dài vẫy gió.
Chưa bao giờ em được nhìn thấy một vùng trời nước mênh mông nhường ấy. Phóng tầm mắt ra xa, em thấy biển có màu xanh thẫm. Nhìn xuống mặt nước gần ngay bờ cát, em lại thấy nước biển màu xanh da trời. Từng đợt, từng đợt sóng trắng nối nhau ào ạt vỗ bờ rồi lại rút ra xa, chẳng khác nào đám trẻ mê mải nô đùa không biết mệt. Mặt trời trên cao toả nắng vàng rực rỡ xuống biển xanh. Hàng ngàn người vui vẻ, ồn ào trên bãi tắm, tận hưởng không khí trong lành và làn nước mát lạnh của đại dương. Những chiếc phao nhiều màu dập dềnh trên sóng biếc.
Hi vọng với những bài văn tả cảnh đẹp quê hương em cũng đã giúp cho các em có thêm được các cách viết văn miêu tả hay nhất, cảm xúc nhất. Chúc các em học sinh học thật tốt!THAM KHẢO
Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: “Năm nay chắc được mùa to”.
Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê. Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
Tham khảo:
Ở những miền quê, cánh đồng lúa có lẽ là cảnh vật thân thuộc và gần gũi nhất. Cánh đồng lúa vì thế đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của tôi, để lại trong tôi những kỉ niệm khó phai nhòa.
Tôi vẫn còn nhớ mãi những lời hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ: “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng”. Cánh đồng lúa in đậm trong tâm trí tôi từ thuở ấy, đối với tôi, không có gì đẹp và thân thương cho bằng cánh đồng lúa. Cánh đồng làng tôi rộng đến mức cò bay mỏi cánh cũng không hết. Nhìn từ xa, cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Mỗi khi có gió thoảng qua, cánh đồng lại nhấp nhô từng đợt, tạo thành những con sóng cứ đuổi nhau mãi về phía chân trời.
Tôi thích nhất là được cùng mẹ ra thăm đồng vào buổi sớm mai. Khi ấy, mọi vật thật tinh khôi và tươi mới. Những ánh nắng đầu tiên của ngày mới rọi xuống cánh đồng làm bừng sáng cả không gian. Sương lúc này vẫn còn giăng mắc trên từng ngọn cây, lá cỏ, cả cánh đồng chìm trong màn sương sớm làm tôi có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc này như đang gượng dậy để đón chào những tia nắng ấm áp.
Trên cao, những chú chim bay lượn, hót vang khúc ca về bình minh làm cho không gian càng thêm tưng bừng, rộn rã. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu, thoang thoảng. Trong cái vỏ xanh ấy đang ẩn chứa giọt sữa trắng tinh khôi, hội tụ tất cả những gì tinh túy nhất của trời đất. Vài chú có trắng tranh thủ kiếm ăn, tiếng đập cánh bỗng làm thức dậy cả không gian đang im lìm như chìm trong giấc ngủ. Cánh đồng lúa đến mùa gặt thật vui tươi và tưng bừng.
Dưới đồng, những cánh tay thoăn thoắt đang cắt từng bông lúa vàng trĩu hạt, chiếc nón trắng nhấp nhô theo nhịp của tay người gặt. Vừa làm việc, các bác nông dân vừa trò chuyện vui vẻ, thi thoảng lại cất lên tiếng hát làm vơi bớt cái nắng nóng, mệt mỏi. Nghe tiếng cười đùa ấy, tôi đoán năm nay chắc vẫn là một vụ mùa bội thu. Màu lúa chín vàng ươm gợi cảm giác về một miền quê ấm no, trù phú, lòng người bỗng cảm thấy thật bình yên trước khoảnh khắc giản dị của làng quê. Lúa được cắt xong sẽ xếp thành từng bó, những chiếc xe thồ, xe kéo có nhiệm vụ chở lúa về sân khơi. Con đường làng ngày gặt nườm nượp người xe, vui như trẩy hội. Bức tranh làng quê vì thế cũng trở nên thật sinh động với muôn vàn màu sắc.
Cánh đồng quê yêu dấu đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành bằng hạt gạo trắng ngần, thơm như dòng sữa mẹ. Dù có đi đâu xa, hình ảnh về cánh đồng lúa sẽ mãi nhắc nhở tôi về một miền quê giản dị nhưng xiết bao trìu mến, thân thương.
trải dài từ Bắc chí Nam, đất nước ta có vô vàn cảnh đẹp. Em hãy viết một đoạn văn 2 - 3 câu tả về cảnh đẹp mà em thích trong đó có sử dụng 1 câu ghép.
Mỗi khi rời xa quê hương, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về làng quê với những ngày cùng bà đi gặt ngoài cánh đồng, những chiều chơi đùa cùng lũ bạn bên bờ sông thân thương, hay những đêm múa hát dưới ánh trăng,...Có thể nói, những đêm trăng sáng luôn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất khi nhắc về quê hương. Ánh trăng rằm của mùa hạ, thứ mà in đậm trong ký ức tuổi thơ tôi.
Tôi còn nhớ như in những ngày vầng trăng chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời. Bà tôi từng bảo, vào những ngày rằm của tháng, trăng sẽ rất tròn và sáng. Khi bóng hoàng hôn tắt hẳn, bầu trời khoác vào tấm áo đen tuyền, biểu lộ cho khoảng thời gian đêm tối đã đến, đó cũng là lúc ánh trăng dần xuất hiện trên bầu trời, ngự trị trên cao.
Trong cái khoảng không đen huyền bí ấy, xuất hiện một vầng trăng sáng đối lập hoàn toàn với bầu trời đêm, tựa như một nét chấm phá trong bức tranh đêm tối nơi làng quê. Trên bầu trời, những ngôi sao ẩn hiện như tô điểm thêm cho bức tranh ấy. Trăng ngày rằm thường rất đẹp, ông trăng tròn vành vạnh như quả bóng mang sắc trắng tinh khiết. Ánh trăng sáng rực rỡ, deo dắt ánh sáng xuống muôn nơi, khắp nơi đều như được soi sáng bởi ánh trăng vàng lấp lánh.
Dòng sông quê hương, phẳng lặng, in bóng vầng trăng , ánh sáng khiến mặt nước lung linh, nhuộm một màu rực rỡ. Đôi khi có cơn gió nhẹ lại thoảng ra, mặt nước đang yên bình bỗng lăn tăn gợn sóng, những con sóng nhỏ xô nhau, mang theo ánh trăng, chạy đuổi nhau về đến tận bờ. Hai bên sông, những rặng tre, rặng liễu đen kịt đang soi mình dưới trăng vàng trăng bạc, như những người thiếu nữ đang làm dáng làm duyên. Những cánh đồng bao la, rộng lớn như đắm mình trong ánh trăng, những cô lúa đang trổ bông thỉnh thoảng lại rung mình, chơi đùa cùng chị gió, say sưa tắm ánh trăng vàng tinh khiết.
Cứ mỗi đêm trăng sáng, người người, nhà nhà trong làng lại rủ nhau tụ họp ngoài sân đình, đôi khi lại ngồi dưới gốc đa đầu làng để trò chuyện, lũ trẻ con nô đùa, nhảy múa quanh sân, các bà các mẹ tranh thủ giặt giũ bên ngoài bờ sông,..Tiếng cười nói vui vẻ như xua tan đi những mệt mỏi của một ngày lao động vất vả, vầng trăng sáng trên bầu trời như cũng đắm mình vào nhịp sống sinh hoạt của con người, ngắm nhìn vạn vật đang sinh sôi, phát triển. Đêm càng khuya, vạn vật lại đắm mình vào giấc ngủ say, chỉ có trăng vẫn ở đó như che chở, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của xóm làng. Đó là bức tranh làng quê yên bình, mộc mạc với ánh trăng sáng rực rỡ khắp muôn nơi.
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA (NGUYỄN ĐÌNH THI)
Câu 3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên đất nước trong 4 câu thơ đầu? Qua đó em cảm nhận thế nào về cảnh sắc quê hương Việt Nam ta?
những từ ngữ : mênh mông biển lúa cách cò bay rập rờn , mây mờ che đỉnh Tường Sơn sớm chiều . những câu thơ thể hiện nói lên đất nc việt năm rất đẹp , tác giả còn dùng những từ láy như mênh mông ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi, Bác còn lồng ghép tâm hồn mình vào thiên nhiên. Tình cảm yêu thiên của Bác rất cao rộng và rất thơ mộng. Những điều đó đã thể hiện rất rõ qua bài" Cảnh khuya".
Bài thơ " cảnh khuya " được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những bài thơ trữ tình, hiện đại nhưng mang đậm màu sắc cổ điển. Bài thơ là một bức tranh về đêm trăng đẹp nhất mà em từng được biết. Đó là một đóa hoa tuyệt đẹp mà Bác Hồ kính yêu đã kết tạo ra. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn đầu tiên đã diễn ra, tại chiến khu Việt Bắc nơi Bác Hồ lánh nạn và Bác đã sáng tác một chùm thơ về đêm trăng huyền diệu.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
. Đây là bức tranh vẽ một đêm trăng mang đầy vẻ đẹp huyền bí và làm xao động lòng người. Bài thơ được xây dựng nên từ những cảm xúc chân thật trong tâm hồn thi nhân của Bác. Qua bài thơ ta thấy được sự hoà hợp với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái lạc quan ung dung của Bác.
." Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Bài thơ được kết hợp cùng với âm thanh, đường nét, màu sắc đã tạo nên những hình khối vô cùng đa dạng. Bác so sánh tiếng suối như tiếng hát vì đó là một thứ tiếng trong trẻo đầy sức sống gần gũi với con người. Nó còn thể hiện được sự thanh vắng của cảnh rừng khuya. Đó như một bản nhạc thiên nhiên đầy kì diệu. Nguyễn Trải từng viết: "Công sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Tiếng suối ở Côn Sơn mang phong vị văn chương lãng mạng , còn tiếng suối trong cảnh khuya thì mang đậm chất dân dã, giản dị.
."Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nghệ thuật điệp từ " lồng" đã vẽ lên một bức tranh với nhiều tầng bậc: Ánh trăng chan hoà bao phủ khắp mọi nơi, bao phủ lên những cây cổ thụ già xưa, bóng của cây bao phủ lên muôn nghìn loài hoa khác tạo nên một bức tranh vô cùng thơ mộng.Với hình ảnh đó đã làm cho cảnh khuya càng lung linh, huyền ảo.
. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng được vẽ với những đường nét nên thơ, mĩ lệ. Đằng sau bức tranh này chắc chắn là một con người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng và có những cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ chân chính.
."Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"
Cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh của một danh họa, đẹp lung linh mê hồn, huyền ảo. Giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vị lãnh tụ đã thả tâm hồn mình đi vào bức tranh bởi đêm nay Bác không ngủ được.
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Câu này cho thấy hình ảnh nhà thơ, người chiến sĩ trong con người Bác đang phải lo nghĩ nhiều việc cho toàn bộ dân tộc thân yêu, cho hoà bình của mai sau. Lo về cuộc chiến tranh chống Pháp khốc liệt. Lo cho dân và quân ta phải đổ máu để bảo vệ đất nước thân yêu.
.Trong hoàn cảnh chiến tranh Bác Hồ luôn giữ vững niềm tin về một ngày mai tương sáng, luôn giàu lòng yêu nước cho thấy Bác có phong thái ung dung, tinh thần nghị lực của Bác thật vững vàng.
"Cảnh khuya" là chùm thơ đẹp nhất mà em từng thấy trong thơ văn. Trong đó đã kết từng mảnh ghép cảm xúc dâng trào từ tận đáy lòng của Bác Hồ vào bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này. Bác là ngường công dân yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại không vì khó khăn mà lùi bước. Đó là điều mà mỗi ý trong bài thơ đã thể hiện trên. Và mãi em sẽ không quên được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên tỏa sáng trong mỗi dòng thơ này.
Bài văn của bạn rất hay ! Bạn tham khảo thử bài mink nhé !
Bài làm.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
Tả cảnh sông nước
Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em
Dựa vào dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em
Viết 1 đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em
Tả cảnh sông nước
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Đặt 2 câu văn được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ để tả một cảnh đẹp thiên nhiên mà em yêu thích
Những cánh đồng lúa mùa bội thu. Nó cứ trải dài như một tấm thảm màu vàng.
câu1:mặt trăng đầu tháng nom thật đẹp , đó chính là chiếc liềm vàng mà bác nông dân bỏ quên trên cánh đồng đầy sao.
câu2:những bông hoa hồng mới đẹp làm sao , chúng tựa như những nàng công chúa kiều diễm vậy.
tick cho mik nha , chúc bạn hok tốt