Lý thuyết về cộng, trừ đa thức
Lý thuyết cộng, trừ đa thức một biến.
Để cộng, trừ hai đa thức một biến, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1. Thực hiện theo cách cộng, trừ đa thức đã học ở Tiết 6.
Cách 2. Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột).
Cách 1. Thực hiện theo cách cộng, trừ đa thức đã học ở Tiết 6.
Cách 2. Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột).
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ly-thuyet-cong-tru-da-thuc-mot-bien-c42a6556.html#ixzz5AkptYOsw
Lý thuyết về nghiệm của đa thức một biến.
1. Nghiệm của đa thức một biến
Cho đa thức P(x)
Nếu tại x = a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a là một nghiệm của đa thức P(x).
2. Số nghiệm của đa thức một biến
Một đa thức (khác đa thức không) có thể có 1, 2, 3, ..., n nghiệm hoặc không có nghiệm nào.
Tổng quát: Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức 0) không vượt qua bậc của nó.
Giúp giảng cho em về cách đổi dấu trong cộng trừ đa thức và đa thức một biến
trước các hạng tử có dấu gì thì đó chính là dấu của hạng từ
nếu hạng tử đầu tiên của đa thức không có dấu đằng trước, ta ngầm hiểu hạng tử đó mang dấu dương
quy tắc đổi dấu: khi cộng 2 đa thức thì giữ nguyên dấu các hạng tử của cả 2 đa thức và thực hiện cộng các đa thức cùng phần biến
khi trừ 2 đa thức thì giữ nguyên dấu các hạng tử của đa thức bị trừ, còn lại đổi dấu tất cả các hạng tử của đa thức trừ sau khi bỏ dấu ngoặc
thế này được chưa bạn
Buổi sinh hoạt team thứ 6 của CLB Toán học - HOC24 lần thứ 2
Chào các bạn nhé :) Hôm nay chúng ta sẽ học và ôn tập về chủ đề '' Đa thức. Cộng trừ đa thức.Tính chất ba đường cao của tam giác"nhé.
I.Lí thuyết
1) Đa thức
Lý thuyết đa thức toán 7
2) Cộng trừ đa thức
Lý thuyết cộng trừ đa thức toán 7
3) Tính chất ba đường cao của tam giác.
Lý thuyết về ba đường cao của tam giác toán 7
II.Thực hành
Mình đăng ở dưới
Thời gian làm bài là 1 tiếng rưỡi qua 21h30p thì bọn mik sẽ ko nhận bài nữa.Chúc các bạn làm bài tốt
zZz Cool Kid zZzPhung Minh QuanĐiều Gì Đó응웬 티 하이Phạm Thị Thùy LinhViêm Nguyên ĐộngDong tran leHan Ji YooPhùng Tuệ Minhnguyễn thị thiên thiênThanh Thủy bảo nam trầnNguyễn Trần Nhã AnhĐào Duy Tân vào hết đê
Giảng giúp em về cách đổi dấu trong khi cộng trừ nhân chia đơn thức, đa thức với ạ?
Bạn dựa theo công thức này nhé:
Nếu a<0 và b<0 thì ab>0
Nếu a<0 và b>0(nói chung là a,b khác dấu) thì ab<0
Nếu a>0 và b>0 thì ab>0
Tức là bạn phải xem hệ số của các đơn thức đó là âm hay dương xong mới kết luận được
Nếu có n só âm và m số dương thì
Nếu n là số chẵn thì chắc chắn hệ số tổng là số dương
Nếu n là số lẻ thì chắc chắn hệ số tổng là số âm
Quy tắc cộng, trừ của đa thức với đa thức
1. Cộng đa thức
Muốn cộng hai đa thức ta có thể lần lượt thực hiện các bước:
- Viết liên tiếp các hạng tử của hai đa thức đó cùng với dấu của chúng.
- Thu gọn các hạng tử đồng dạng (nếu có).
2. Trừ đa thức
Muốn trừ hai đa thức ta có thể lần lượt thực iện các bước:
- Viết các hạng tử của đa thức thứ nhất cùng với dấu của chúng.
- Viết tiếp các hạng tử của đa thức thứ hai với dấu ngược lại.
- Thu gọn các hạng tử đồng dạng (nếu có).
quy tắc cộng trừ đa thức?
cách cộng , trừ hai đa thức
phân tích đa thức thành nhân tử
câu 1 : x mũ 2 trừ y mũ 2 cộng 2yz trừ z mũ 2
câu 2: x mũ 2 trừ 2xy cộng y mũ 2 trừ xz cộng yz
Câu 1 : x2-y2+2yz-z2=-(y2-2yz+z2-x2) Câu 2: x2-2xy+y2-xz+yz=(x2-2xy+y2)-xz+yz
=-(y-z)2 -x2 =(x-y)2-z(x-y)
=-(y-z-x)(y-z+x) =(x-y)(x-y-z)