II. Tự luận:
Cho đoạn thơ: Chồi non mới thức
Uống từng giọt sương rơi
Đàn chim như gọi mời
Cùng đón bình minh đến.
Dựa vào ý của đoạn thơ trên,em hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên quê hương em.
Ai nhanh mình tick cho
II. Tự luận:
Cho đoạn thơ: Chồi non mới thức
Uống từng giọt sương rơi
Đàn chim như gọi mời
Cùng đón bình minh đến.
Dựa vào ý của đoạn thơ trên,em hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên quê hương em.
Ai nhanh mình tick cho
Nhân dịp nghỉ hè về thăm ngoại, em đã thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ tràn đầy sức sống trên quê hương Đồng Tháp thân yêu. Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy ra sân. Khí trời se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng trong. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. về phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng xanh với các hình thù kỳ lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm đã vội vã tắt. Khói bếp lại bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rộng rồi lan tỏa nhanh cả cánh đồng. Ớ đây lúa đang mơn mởn đương thì con gái, ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn từ xa, đồng lúa trông giống như một tấm thảm xanh rờn, nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh sương tan, ánh nắng chan hòa, cánh đồng lúa quê em như một bức tranh tuyệt đẹp. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành mà đã lâu em chưa được thưởng thức ở Thành phố Hồ Chí Minh - nơi em ở. Em khoan khoái nhẹ bước dọc bờ kênh nhỏ. Ánh sáng chiếu xuống dòng nước bạc trắng lấp lánh như bạn nào tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng, một vài chú cá lòng tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi rồi lặn xuống mất tăm dể lại những vòng tròn lan xa. Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo của ai đó. Đàn chó ùa ra bờ sông, cất tiếng sủa ăng ẳng với theo. Em bước vội vào khu vườn này tràn ngập ánh nắng vàng rực rỡ. Bên luống rau xanh, mái đầu bạc thân yêu của bà em đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới đang bắt đầu trên quê em.
2. Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho là giọt sương, người cho là giọt mưa xuân và có người cho là "giọt âm thanh" tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
– Có thể hiểu từ “giọt” trong câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.
– Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời. Và trong ngữ cảnh này, em sẽ chọn cách hiểu thứ hai, tức hiểu “giọt” ở đây là âm thanh của tiếng chim, cách hiểu này để lại nhiều giá trị nghệ thuật cho bài thơ hơn và cũng tạo mối liên kết chặt chẽ với câu thơ trước
Thay các từ được gạch chân trong các đoạn văn sau bằng từ láy thích hợp.
a. Gió thổi mạnh (..................), lá cây rơi nhiều (..............), từng đàn cò bay nhanh theo mây (................)
b. Những giọt sương đêm nằm (.............................)trên cành lá.
c. Đêm trung thu, trăng sáng lắm (.....................................). Dưới trăng, dòng sông trông (................................)như dát bạc.
d. Mưa xuân, những hạt mưa nhỏ (...........................) như rắc phấn êm êm. Trong vườn, cây cối nhiều (........................)chồi biếc, hớn hở chào xuân.
TICK CHO MÌNH NHA
a. Gió thổi ào ào, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay theo mây lả lướt.
b. Những giọt sương đêm đu đưa trên cành lá.
c. Đêm trung thu, trăng sáng vằng vặc. Dưới trăng, dòng sông lấp lánh như được dát bạc.
d. Mưa xuân, những hạt mưa phơi phới như rắc phấn êm êm. Trong vườn, cây cối tươi tốt chồi biếc, hớn hở chào xuân.
Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
A. Sung sướng, xúc động
B. Tự hào, biết ơn
C. Thương cảm, thành kính
D. Buồn thương, đau xót
Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Tự hào, biết ơn.
Đáp án cần chọn là: B
Đọc hiểu
Trời đã bắt đầu ấm dần. Từng đàn chim nối đuôi nhau bay lượn, hót ríu rít chào đón xuân sang. Dường như cỏ cây như bừng tỉnh dậy sau những tháng ngày lạnh lẽo của mùa đông, xôn xao khoe chồi non, lộc biếc. Trong vườn, trăm loài hoa đua nở. Ong bướm dập dìu bay lượn quấn quýt trong màu hoa hương hoa. Nắng xuân vàng tươi. Cảnh núi sông đẹp như gấm hoa. Ai cũng thấy lòng phơi phới . ( Thu Hiền – Mùa xuân về ) Câu a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu b. Đoạn văn được trình bày theo cách nào ?
Câu c. Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
Câu d. Tìm thành phần trạng ngữ và thành phần tình thái có trong văn bản trên.
Câu 01:
Đọc hiểu
Trời đã bắt đầu ấm dần. Từng đàn chim nối đuôi nhau bay lượn, hót ríu rít chào đón xuân sang. Dường như cỏ cây như bừng tỉnh dậy sau những tháng ngày lạnh lẽo của mùa đông, xôn xao khoe chồi non, lộc biếc. Trong vườn, trăm loài hoa đua nở. Ong bướm dập dìu bay lượn quấn quýt trong màu hoa hương hoa. Nắng xuân vàng tươi. Cảnh núi sông đẹp như gấm hoa. Ai cũng thấy lòng phơi phới . ( Thu Hiền – Mùa xuân về ) Câu a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu b. Đoạn văn được trình bày theo cách nào ?
Câu c. Nêu nội dung chính của đoạn văn ?
Câu d. Tìm thành phần trạng ngữ và thành phần tình thái có trong văn bản trên.
Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
→ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời
Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Khổ thơ thể hiện cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.
Đáp án cần chọn là: B
Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
BTVN: Chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT trong đoạn thơ sau:
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà.
(Tiếng chim buổi sáng - Định Hải)
BPTT: nhân hóa
tác dụng: tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để mieu tả tiếng chim buổi sáng, giúp ta cảm nhận đc tiếng chim buổi sáng thật sâu sắc tiêng chim làm cho những sự vật xung quanh tràn đầy sức sống, làm cành lá lay động, làm thức dậy chồi xanh, tiếng chim còn đem lại những thiết thực cho con người