các bn lm ơn lm phước giao cho mk vài bt tiếng anh lp 6 nha , mai mk kt ròi , cảm ơn trươc!!
lm ơn bn nào đang ôn thi chat với mk
lm ơn lm phước đang buồn quá
iu tiên các bạn nữ chúng mình nha
các bn giúp mk lm bắt đầu từ câu 2 nha, câi 1 bỏ, các bn ko bt lm mí câu kia cx dc, lm dc vài câu mk cx ok ! (mk sẽ tick cho mí bn)
giúp mk nha ngày mai mk dự h r (TT)
Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
· Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
· Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
· Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
· Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Câu 3:
- Hình ảnh người bà:
· Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
· Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.
· Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
· Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
· Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
· Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Vì Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.https://f53-zpg.zdn.vn/7458104550949632401/8aff372c75b3bdede4a2.jpg
Giúp mk nhé. Các bn sao chép link xong lm hộ mk nhé, mk cần gấp lắm rồi. Mk rất bt ơn nhưng bn giúp mk lm các bài này. Mk cảm ơn ạ
hãy làm một bài văn tả sự ân cần của lớp trưởng lớp em
ai lm hay và nhanh mk lì xì cho vài tik
giúp mk nha mai mk xem và chọn làm bài nộp cho cô giáo nha
cảm ơn các bn rất nhiều ^_^
Các bạn ơi! Trong chúng ta, ai cũng có bạn thân hết, phải không? Mình cũng có một bạn thân là tấm gương sáng của lớp sáu Văn – Đó là bạn Ngô Mai Hương, lớp trưởng thân thiết của chúng mình!
Bề ngoài nhìn Hương rất sáng sủa, dễ thương. Với khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt đen lanh lợi, Hương rất dễ gây cảm tình cho người khác ngay từ lần đầu gặp mặt. Đặc biệt, Hương còn là một người bạn tốt, có tính tương thân tương ái nữa đó!
Đầu năm học này, bạn Thảo là học sinh mới chuyển về học ở lớp mình. Thảo đã được các bạn trong lớp tín nhiệm, bầu làm lớp phó phong trào. Chưa quen công việc, Thảo rất bỡ ngỡ, lúng túng khi phải đứng lên nói chuyện, tổ chức hoạt động thi đua cho lớp. Từng chút một, Mai Hương vui vẻ hướng dẫn cho Thảo biết những việc cần làm. Những khi Thảo nản lòng, Mai Hương lại có mặt để an ủi, động viên bạn.
Không riêng gì Thảo, nhiều bạn đã được Mai Hương tận tình giúp đỡ như vậy. Có lần, bạn Tuyền gặp tai nạn giao thông phải nghỉ học. Mai Hương cặm cụi chép lại bài học trong lớp giúp Tuyền để Tuyền không bị mất bài, thua kém bạn bè trong lớp.
Cùng với tấm lòng dành cho bạn bè, Mai Hương còn luôn là học trò ngoan hiền, lễ phép với thầy cô. Cô nhờ việc gì, bạn cũng đều cố gắng hoàn thành. Ngoài ra, bạn ấy còn học rất giỏi, nhất là môn Văn. Cô giáo thường khen bài làm của bạn và đọc cho cả lớp nghe. Mình và các bạn trong lớp luôn yêu quý và cảm phục bạn ấy!
Biết làm nhiều việc tốt, nhất là giúp đỡ bạn bè, bạn Mai Hương như một nụ Mai luôn tỏa thắm sắc hương – như tên của chính mình.
Chúc các bạn có thêm một tình bạn đẹp!
Mỗi ai trong chúng ta đi học đều cần phải có một người bạn thân, người bạn ấy sẵn sàng lắng nghe những điều chúng ta muốn nói, sẵn sàng giúp đỡ khi ta cần. Ở lớp em chơi thân với lớp trưởng nhân, cô ấy không những xinh đẹp mà còn tốt bụng nữa.
Người bạn thân của em tên là Hà. Ở lớp cô ấy luôn hoàn thành tốt tất cả những công việc mà cô giáo giao cho. Không những thế việc trường việc đoàn đội, cô ấy cũng hoàn thành xuất sắc. Hà không chỉ học giỏi mà còn có tài hát văn nghệ, những dịp phong trào như 20/11 hay 26/3 Hà đều lấy về cho lớp giải nhất văn nghệ. Thế nhưng rất nhiều lần em khuyên Hà đi tham gia các chương trình thi hát của thành phố thì Hà lại khiêm tốn nói mình không đủ tài. Trong lớp Hà luôn tỏ ra là một lớp trưởng gương mẫu, ngồi trong giờ không bao giờ Hà nói chuyện.
Trong lớp hễ một ai nói chuyện, Hà sẽ nhắc nhẹ một lần nếu vẫn còn tiếp tục Hà kiên quyết ghi lại và báo cho cô giáo chủ nhiệm. Trong lớp có những bạn học kém Hà sẵn sàng giúp đỡ giảng giải cho các bạn ấy để các bạn học tốt hơn. Trong một kì thi đua lớp tiên tiến, cô giáo đã rất hài lòng khi bạn nào trong lớp cũng đạt được những điểm mười chói lọi trong bảng hoa điểm tốt. Cô giáo không bảo nhưng Hà vẫn lập một nhóm học để cùng nhau tiến bộ. Ngoài những buổi học trên lớp Hà sẽ đến học nhóm cùng những bạn học kém tại nhà để giảng cho các bạn hiểu, giúp các bạn ấy học hành tốt hơn. Ở Hà em thấy được những đức tính vô cùng tốt. Cô ấy không những giỏi giang, mạnh mẽ mà còn biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt Hà luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu bảo vệ lẽ phải và sự công bằng.
Đối với em, Hà luôn người bạn hiền, Hà luôn lắng nghe những tâm sự của em và an ủi em rất nhiều khi em buồn. Trong học tập, Hà cũng giúp đỡ em tìm ra phương pháp học tập tích cực để kích thích hứng thú học tập.
CÁC BN ƠI LM ƠN GIÚP MIK VS MK CẦN GẤP LẮM R MK NGHĨ 3 NAGYF K RA LM ƠN GIÚP MK VS GIÚP MK BÀI 3 BỎ CÂU D NHÉ MK CẢM ƠN LM ƠN GIÚP MK VS
2:
a: BC=căn 15^2+20^2=25cm
AH=15*20/25=12cm
góc ADH=góc AEH=góc DAE=90 độ
=>ADHE là hình chữ nhật
=>DE=AH=12cm
b: ΔAHB vuông tại H có HD vuông góc AB
nên AD*AB=AH^2
ΔAHC vuông tại H có HE vuông góc AC
nên AE*AC=AH^2
=>AD*AB=AE*AC
c: góc IAC+góc AED
=góc ICA+góc AHD
=góc ACB+góc ABC=90 độ
=>AI vuông góc ED
4:
a: góc BDH=góc BEH=góc DBE=90 độ
=>BDHE là hình chữ nhật
b: BDHE là hình chữ nhật
=>góc BED=góc BHD=góc A
Xét ΔBED và ΔBAC có
góc BED=góc A
góc EBD chung
=>ΔBED đồng dạng với ΔBAC
=>BE/BA=BD/BC
=>BE*BC=BA*BD
c: góc MBC+góc BED
=góc C+góc BHD
=góc C+góc A=90 độ
=>BM vuông góc ED
viết 1 bài văn kể về người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời em
GIÚP MK VS CÁC BN,MK SẼ TIK,MAI MK KT HOK KÌ RỒI,LM ƠN GIÚP
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi thì câu trả lời sẽ là: Mẹ. Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi, mẹ thật hoàn hảo.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng. Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.
Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.
Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan
Thoáng nghe tiếng phanh xe đạp quen thuộc của bố, tôi vội chạy ra mở cửa, và hào hứng đón bố vào nhà. Chưa kịp để bố nghỉ ngơi, tôi đã vội hỏi:
“Vậy, bố đăng ký cho con vào lớp nào?”
“Bố đăng ký cho con vào lớp A3, ban xã hội. Khi người ta hỏi bố muốn cho con vào lớp nào, bố cứ nghĩ mãi. Nghĩ lâu quá, họ phải giục”
Đó là một ngày hè năm 1998, tôi chuẩn bị bước chân vào cấp 2. Gần 20 năm trôi qua, mà tôi vẫn nhớ như in cuộc hội thoại ấy. Làm nên cho cuộc trò chuyện ấy giữa tôi và bố là giọng hát vui tươi khoẻ khoắn của Ricky Martin trong ca khúc “The Cup of Life”, bài hát chủ đề cho World Cup được tổ chức tại Pháp năm ấy. Tôi hỏi bố lấy lệ thế thôi, chứ đứa trẻ 11 tuổi là tôi lúc ấy không tập trung năng lượng vào việc học đâu. Bố đăng ký cho tôi vào lớp nào, tôi cũng không thấy có gì khác biệt. Hình như tôi còn hơi thoáng buồn vì năm học mới sắp đến, đồng nghĩa với việc tôi không được ở nhà chơi nữa. Nỗi buồn của tôi chẳng kéo dài được quá mấy giây bởi tôi đã nghe thấy tiếng gọi đi chơi của lũ trẻ hàng xóm. Tôi lẻn đi chơi, để bố một mình ở nhà với các trận bóng của World Cup 98. Ngày ấy, có lẽ cả bố và tôi đều không nhận ra rằng, quyết định chọn lớp cấp 2 của bố đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi sau này.
Bố ảnh hưởng đến con đường học hành của tôi nhiều lắm. Từ lớp 1 đến lớp 6, bố lúc nào cũng là người thầy thứ hai của tôi. Bố dạy tôi Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, vẽ, và cả môn thủ công nữa. Bố không nói được tiếng Anh, nhưng bố chẳng ngại tự đọc sách để dạy tôi. Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 3, nhưng bạn biết đấy, một đứa mải chơi như tôi thì chắc chắn sẽ học dốt rồi. Đối với tôi lúc ấy, tiếng Anh như một thứ đồ chơi lạ, lần đầu được chơi thì thích đấy, nhưng rồi càng chơi càng thấy khó, càng khó lại càng chán. Một lần cô giáo giao bài tập về nhà, bài tập yêu cầu tôi phải điền mạo từ “a”, “an”. Tôi có hiểu gì đâu nên cầm sách ra hỏi bố. Vậy là bố mày mò đọc sách rồi chỉ cho tôi biết khi nào nên dùng “a”, khi nào nên dùng “an”. Hồi ấy tiếng Anh chưa thật sự phổ biến, nhưng bố đã nhìn xa được tầm quan trọng của tiếng Anh. Thế là, mùa hè hết năm lớp 5 thay vì được chơi đùa cả hè như mọi năm, bố đăng ký cho tôi học lớp tiếng Anh gần nhà. Tôi không nghĩ tình yêu của tôi dành cho tiếng Anh bắt đầu từ năm ấy, nhưng rõ ràng tôi đã có cảm tình hơn với môn học này rất nhiều.
Khi bắt đầu năm lớp 6, tôi đã có lần thủ thỉ với bố trên quãng đường bố đưa tôi đi học “Năm nay con muốn đi thi học sinh giỏi môn tiếng Anh, để cho bố vui”. Bố cười, một nụ cười rất hiền hậu, rồi nhẹ nhàng nói với tôi “ừ, con cố gắng lên, con sẽ làm được thôi”. Lời động viên của bố truyền cho tôi một niềm tự tin và can đảm mãnh liệt. Con bé 12 tuổi nhút nhát là tôi ngày ấy cũng giữ được lời hứa với bố. Tôi được giải nhì môn Tiếng Anh cấp thành phố và được chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Bố vui lắm! Tôi vẫn nhớ kỷ niệm hài hước năm ấy. Tôi không được giải tỉnh. Tôi buồn lắm nhưng tôi cũng sợ bị mắng nữa, nên tôi dấu kín bí mật ấy cho riêng mình. Bao lâu sau không có kết quả, bố mới hỏi tôi “Thế con đã có kết quả thi học sinh giỏi chưa?”. Tôi lí nhí trả lời, và đi thẳng vào phòng “Còn lâu ạ”. Thái độ kỳ lạ ấy của tôi đã khiến bố phát hiện ra bí mật “động trời” của tôi rồi. Trái với nỗi sợ của tôi, bố mua tặng tôi một cuốn từ điển Anh- Việt, đó là cuốn từ điển đầu tiên tôi có trong đời. Cuốn từ điển ấy mỏng lắm, chỉ khoảng 15000 từ thôi, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn rất trân trọng món quà ấy!
Một ngày hè, tôi vừa đi học về thì nghe bố mẹ trò chuyện với nhau. Mẹ có nói với bố rằng sau này tôi chỉ cần học hết cấp 3 thôi, rồi sau đó lấy chồng, theo chồng, sống hạnh phúc đến hết cuộc đời! (“Sống hạnh phúc đến hết cuộc đời” là tôi tự bịa vào đấy, mẹ không nói thế đâu!!). Lúc ấy, điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi hiểu những lo lắng của mẹ. Nhưng bố phản đối kịch liệt và nói rằng “kiểu gì cũng phải cho hai đứa nó học hết Đại học rồi tính tiếp”. Lúc ấy, tôi mới 12 tuổi, mải chơi lắm, nên việc học hay không học cũng không khiến tôi bận tâm nhiều lắm. Nếu bố mẹ bảo tôi nghỉ luôn, có khi tôi cũng ở nhà luôn để đi chơi với bọn trẻ con hàng xóm ý chứ! Nhưng rồi một biến cố đã xảy ra. Biến cố ấy đã thay đổi cuộc sống của gia đình tôi hoàn toàn. Và có lẽ cũng chính vì biến cố ấy, mà tôi mới trở thành tôi của ngày hôm nay, tôi mới yêu thích việc học nhiều đến thế.
Hết năm học lớp 6 bố đã rời xa tôi mãi mãi. Tôi vẫn nhớ sáng hôm ấy, tôi thức dậy rất sớm và mua bánh rán để bố ăn đi làm. Tôi vẫn nhớ bố thích món bánh rán ấy lắm. Cũng thật khó mà chối từ được sự quyến rũ của nó: ngọt lịm với lớp đường bên ngoài và lớp đỗ xanh béo ngậy bên trong. Bố vừa ăn vừa khen ngon. Trước khi đi làm, bố vừa chỉnh chiếc áo sơ mi màu hơi trắng, và nói với tôi “Ngày xưa bố cứ tự hỏi đến năm 2000 thì bố sẽ như thế nào, đến bây giờ mới thấy mình vẫn còn trẻ, chỉ hơn 40 tuổi một tí”. Và đó là ngày cuối cùng tôi được gặp bố. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh và bất ngờ. Tôi chẳng bao giờ được gặp lại dáng người cao cao gầy gầy, đôi mắt hiền, nụ cười hiền và cũng chẳng bao giờ tôi được nghe giọng nói nhanh nhẹn hài hước của bố nữa. Ấy thế nhưng, đến tận bây giờ, tôi vẫn có thể vẽ hình ảnh bố một cách trọn vẹn trong tâm trí, như thể tôi mới được gặp bố ngày hôm qua vậy. Ngày hôm qua chứ không phải gần 20 năm trước!
Sau ngày ấy, không còn ai đả động đến việc tôi sẽ học đến mức nào nữa, bởi một điều đã thành hiển nhiên: Học là điều đương nhiên của hai chị em tôi. Mẹ đầu tư hết mức cho việc học của chúng tôi: sách vở, tạp chí gì nếu chị em tôi cần thì mẹ sẽ đầu tư cho chúng tôi . Mỗi lần về thăm nhà, tôi vẫn không tưởng tượng nổi có một thời tôi lại có thể học một cách say mê đến thế. Lần nào bước chân vào phòng học, kỷ niệm, ký ức thời thơ ấu ngày ngày cắp sách đến trường lại ùa về trong tôi. Tôi vẫn còn giữ những tập vở tôi viết suốt tháng ngày ôn thi Đại học. Cũng từ ngày bố không còn bên tôi nữa, tôi lại yêu thích môn tiếng Anh một cách kỳ lạ. Và tôi cũng chợt nhận ra, tôi có chút ít năng khiếu cho môn học này. Tôi hiểu rất nhanh cấu trúc câu, tôi thích viết linh tinh bằng tiếng Anh. Đó có thể là một lá thư tôi muốn gửi đến thần tượng âm nhạc của mình, đó có thể là lời bài hát linh tinh chợt hiện ra trong đầu tôi. Giờ đây khi đọc lại những gì tôi viết, tôi không khỏi bật cười bởi chúng ngây ngô và đáng yêu quá, nhưng chúng là một phần không thể thiếu để mời gọi tôi trở về quá khứ. Bạn biết không, chỉ với cuốn từ điển mỏng manh mà bố tặng tôi năm ấy, tôi đã chinh phục được các kỳ thi cấp tỉnh suốt năm cấp 2 và đỗ vào chuyên Anh năm cấp 3. Đó cũng chẳng phải là thành tựu gì to tát cả nhưng nếu có cơ hội tôi muốn được chia sẻ với bố để bố hiểu rằng, con gái đã cố gắng rất nhiều để xứng đáng với những kỳ vọng của bố. Chả biết tự khi nào việc học đã thành một niềm đam mê, và sở thích của tôi. Khi chuẩn bị đi học PhD, nhiều người đã hỏi tôi lý do vì sao tôi lại chọn con đường chông gai này. Người ta hỏi có phải vì tôi thích sống ở Mỹ, có phải vì tôi đã chán Việt Nam, có phải vì tôi chưa thích ổn định, vân vân và vân vân. Thật lòng, tôi đi học chỉ vì tôi thật sự thích đi học, thế thôi. Tôi không ngại khổ, ngại vất vả, ngại thấy mình dốt, tôi chỉ sợ không được làm điều tôi yêu thích ấy thôi. Không hiểu sao, sách vở, trường ĐH luôn cuốn hút và hấp dẫn tôi. Hai thứ ấy như thỏi nam châm hút tôi một cách mãnh liệt. Tôi không biết sau này mình sẽ ra sao, nhưng tôi chắc chắn rằng, tôi muốn làm ở một trường ĐH, muốn đứng lớp, muốn làm nghiên cứu, muốn được học mãi như thế. Đơn giản vậy thôi!
Tôi vẫn nhớ bố rất thích học Toán. Bố hay đọc sách toán của tôi, rồi tự nghĩ ra các bài toán để chị em tôi tự giải. Cứ mỗi lần bố giảng toán cho tôi, đôi mắt bố lại sáng long lanh như thể bố đang nói về một bài thơ hay vậy. Mãi sau này khi bố đã không còn bên tôi nữa, tôi mới có cơ hội gặp bạn bè cũ của bố. Ai cũng nói rằng, bố học rất khá Toán, và thường học giỏi nhất lớp môn này. Tiếc thay, tôi không được thừa hưởng gien Toán của bố! Tuy tôi không có năng khiếu về toán, nhưng bố đã truyền cho tôi rất nhiều động lực mỗi khi học Toán. Có lẽ nỗi lo lớn nhất của tôi khi thi vào trường Chuyên và Đại học là môn Toán. Nhưng không hiểu sao tôi lại dần dần vượt qua được những trở ngại ấy. Tuy không phải là người duy tâm, nhưng thật lòng đã có lúc tôi nghĩ rằng bố luôn ở bên cạnh tôi mỗi khi tôi thi Toán. Mỗi lần nhìn qua đề Toán, tôi thường choáng vì nghĩ mình không làm được, nhưng rồi tôi lại nghĩ ra cách giải trong thời gian cho phép. Hồi thi ĐH, được 9.5 điểm môn Toán là điều xảy ra ngoài mong đợi của tôi!. Khi biết rằng, một phần của chương trình PhD là toán, tôi thật sự rất lo lắng. Bạn có tin không, đã có những đêm tôi nằm mơ rằng mình sẽ không thể học được Toán và rằng tôi là người duy nhất trong lớp trượt Toán!! Tôi vừa thi xong giữa kỳ môn Toán. Ngay khi vừa nhìn đề thi dài dằng dặc, tận 10 bài mỗi bài 3 ý, tôi mất hoàn toàn bình tĩnh. Năm phút đầu tôi quá lo lắng mà không thể nghĩ được gì. Nhưng rồi chẳng hiểu sao tôi lấy lại được bình tĩnh, và cứ thế giải hết được cả 10 câu. Thầy động viên tôi rằng “kết quả rất tốt, cố gắng giữ vững nhé”. Điều ấy khiến tôi vui lắm, vui như đứa trẻ lần đầu được phiếu bé ngoan ấy. Tôi không phải đang kể lể chiến tích của mình đâu. Mà thật lòng, tôi đã rất sợ toán, nhiều khi tôi cảm giác nỗi sợ của mình không còn hợp lý nữa. Có lẽ bố đã luôn ở bên tôi, và truyền cho tôi thật nhiều năng lượng, cảm hứng và sự can đảm để vượt qua những lo lắng của bản thân!
Có những lúc tôi tự hỏi vì sao tôi không lựa chọn một cuộc sống đơn giản hơn: tôi có thể chỉ sống một cuộc sống thầm lặng, lấy chồng, làm một công việc văn phòng 8 tiếng, tối về đọc sách, ôm mèo, rồi thỉnh thoảng viết blog chia sẻ những gì tôi yêu thích. Như vậy có phải đỡ vất vả hơn nhiều không. Nhưng có lẽ, cuộc sống ấy chẳng làm tôi hạnh phúc! Mỗi lần phải đưa ra quyết định quan trọng trong đời, tôi vẫn hay thầm hỏi bố “nếu bố vẫn ở bên tôi, bố sẽ khuyên tôi thế nào?”. Bố sẽ bảo tôi hãy lắng nghe trái tim mình, làm điều mình yêu thích hay bố sẽ khuyên tôi sống một cuộc sống nhẹ nhành, yên bình. Kỳ lạ thay, lần nào tôi cũng quyết định đi theo trái tim mình. Tôi cứ tự cười với mình, lẽ nào bố đã gián tiếp khuyên tôi như thế, chứ chẳng phải là quyết định của riêng tôi.
Hôm qua trên đường về nhà, tôi bắt gặp một ông bố trẻ đang dắt tay cô con gái đi dạo trên bãi cỏ gần trường. Cô bé chỉ tầm 6-7 tuổi thôi, cố bé cứ ríu ra ríu rít hỏi bố về mặt trăng, về mặt trời rồi các vì sao. Khi người bố giải thích xong, cô bé nói to rõ ràng “con đã hiểu rồi ạ”. Thế là, người bố nói “I am very proud of you”- Bố rất tự hào về con. Không hiểu sao, khi nghe câu nói ấy tôi cảm thấy xúc động mạnh mẽ!. Có lẽ đứa con gái nào cũng chỉ mong có bố ở bên và được nghe điều ấy từ bố của mình. I am very proud of you! Một câu nói đơn giản mà thật sâu sắc!
Lúc nhỏ tôi thường mặc cảm về xuất thân của mình, về người cha của tôi. Đám bạn thường xuyên trêu chọc tôi về cái việc mà tôi chẳng thể nào quyết định được, đó là bàn tay bị tật của cha tôi. Chính nguyên nhân đó đã khiến tôi từ một đứa trẻ yêu thương, kính trọng cha mình hết mực thành một người trầm cảm, thụ động. Ngoài giờ học trên lớp, tôi hầu như không ra ngoài, không nói chuyện với ai. Cha tôi chẳng thể nào hiểu được việc gì đang xảy ra với tôi lúc ấy. Để giúp đứa con gái bé bỏng của mình, cha đã luôn cố gắng nói chuyện với tôi, mua cho tôi những thứ đồ chơi mà trẻ con thường thích. Nhưng đáp lại thái độ yêu thương của cha là sự lạnh nhạt và ánh mắt hờn dỗi của một đứa trẻ chưa hiểu chuyện đã vội kết tội cha mình như tôi. Trong đầu óc thơ dại của tôi lúc đó luôn văng vẳng câu nói của đám bạn: “Cha mày làm việc xấu nên tay cha mày mới như vậy, cha mày là người xấu, mày cũng là người xấu”.
Trong một lần làm bài tập làm văn, khi được yêu cầu miêu tả về người cha của mình, tôi đã viết rất hăng say. Nhưng người cha mà tôi miêu tả trong bài văn của mình không phải là người cha hiện tại của tôi mà là một người cha hoàn toàn xa lạ do tôi tưởng tượng nên. Người cha ấy là một người khỏe mạnh với đôi bàn tay cứng cỏi chứ không phải một người với đôi bàn tay bị tật như cha tôi. Bài văn ấy tôi được điểm rất cao và tôi luôn nâng niu nó, xem nó như là một lời động viên, một mẫu người cha lý tưởng của mình.
Một buổi chiều, sau khi từ trường trở về, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cha ở trong phòng mình, trên tay là bài văn được điểm 9 của tôi. Tôi cứ tưởng cha sẽ rất vui vì tôi, vì bài văn đạt điểm cao này. Thế nhưng sự việc lại hoàn toàn không như tôi tưởng tượng. Cha không nói gì, cha bước ra ngoài với vẻ mặt đượm buồn, để lại mình tôi trong phòng với những suy nghĩ khó hiểu. Buổi tối hôm đó, khi mọi người đã đi ngủ, tôi thì vẫn không thể nào ngủ được với những suy nghĩ về thái độ lúc chiều của cha tôi, thì bỗng có tiếng chân khe khẽ bước vào phòng tôi, từ từ tiến đến giường tôi, tôi vội nhắm mắt giả vờ như đã ngủ, nhưng dù thế thì tôi vẫn có thể nhận ra người đó chính là cha.
Cha tôi vẫn thường làm thế, sửa lại chăn cho tôi, đóng lại cánh cửa sổ để tôi không bị lạnh. Dù với đôi tay bị tật, rất khó để làm những việc đó nhưng cha tôi cố gắng làm chúng vì tôi. Nhìn dáng dấp cha tôi lúc đó mà nước mắt tôi rơi từ khi nào không hay, tôi đã cố gắng không khóc ra tiếng nhưng hình như cha vẫn có thể cảm nhận được đứa con gái bé bỏng của ông đang khóc. Lại một lần nữa cha bước đến giường tôi, nhưng lần này không phải để kéo chăn cho tôi mà là lau nước mắt cho tôi. Cha bắt đầu nói. Tiếng của cha rất nhỏ chỉ đủ để tôi và cha có thể nghe thấy, tránh làm mọi người trong nhà thức giấc. “Con khóc vì nhận ra cha không phải là một người xấu phải không con gái ?”, tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài việc gật đầu.
Cha lại nói tiếp: “Cha đã hiểu tất cả khi một lần tình cờ đến trường con, nhìn thấy thái độ của các bạn đối với con và sau khi đọc bài văn của con thì cha càng thấu hiểu con hơn bao giờ hết. Thật ra tay cha bị tật không phải vì cha làm việc xấu đâu con gái à! Mà đó là một minh chứng của việc cha đã chiến đấu rất anh dũng, rồi cha bắt đầu kể cho tôi nghe về những chiến tích của cha ở chiến trường, về những trận đánh một mất một còn của cha, về những người đồng đội của cha và những tình cảm mà họ dành cho nhau…". Được nghe những câu chuyện của cha, tôi cảm thấy vui hơn bao giờ hết và chìm vào giấc ngủ khi nào không hay.
Từ đó về sau, tôi không còn mặc cảm về người cha của mình, đám bạn của tôi cũng dần quên đi xuất thân của tôi và cũng bắt đầu chơi với tôi.
Bây giờ tôi đã là sinh viên năm hai. Nhiều lúc nhớ lại chuyện cũ tôi vẫn thường bật cười vì những suy nghĩ trẻ con của tôi lúc bấy giờ. Học xa nhà, một mình ở đất Sài thành, cảm giác trống vắng nhớ nhà luôn thường trực trong tôi, bởi thế hễ được nghỉ là tôi lại bắt chuyến xe sớm nhất về với gia đình, với người cha thân yêu của tôi. Bởi không đâu mang lại cho tôi cảm giác bình yên nhưng khi ngồi bên cha, nghe cha kể những câu chuyện chiến tranh mà cha từng trải qua…
Nếu không có những con người với những đôi tay kỳ diệu, sẵn sàng khoác trên vai cây súng để bảo vệ sự yên bình của tổ quốc thì liệu chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay.
CÁC BN CÓ BT LM KỊCH VỀ " CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM " KO?
GIÚP MK VS , HƠI KHÓ , XIN LỖI NHA
AI BT LM CHO MK CÀNG SỚM CÀNG TỐT, CẢM ƠN MN NHIỀU LẮM
mình muốn lắm
nhưng mình ko bt câu trả lời
VĂN LỚP 8
Chọn và viết lại 1 đoạn văn miêu tả và 1 đoạn văn biểu cảm trog 4 vb đã hc (tôi đi hc, trg lòng mẹ, tức nc vỡ bờ, lão Hạc). Cho bít vì sao em tâm đắc.
(Hiu ....hiu.... giúp vs mn ơi, sắp kt 1 tiết ròi, ai lm ơn lm phước giúp mk vs ạ, cảm ơn nh`)
Dòng hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ này được đánh dấu, được in đạm rõ nét nhất là lúc nhân vật tôi đến trường học. Trước mắt “tôi” “sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.” Có lẽ đây là lần đầu tiên nhân vật tôi đến một nơi đông người như vậy. Và cũng giống như “tôi”, “mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bênngười thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.” Đây là tâm trạng chung không chỉ của nhân vật tôi mà là của tất cả chúng ta khi lần đầu tiên đến trường, lần đầu được gặp nhiều bạn bè, nhiều thầy cô như vậy. Trước đó mấy hôm, nhân vật tôi đã từng ghé trường, đối với “tôi” trường lúc đó là “một nơi xa lạ”, mà “tôi” chỉ thấy là “nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng”. Nhân vật tôi lúc đó dường như cảm thấy trường là một nơi gì đó rất khác biệt lạ lẫm và không thuộc tầm với của “tôi”. Thế nhưng, giờ trước mặt “tôi” “Trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp.” Cảm giác trong nhân vật tôi hoàn toàn thay đổi. “Tôi” nhìn ngôi trường với ánh mắt vừa quen thuộc nhưng cũng vừa trang trọng, nghiêm túc. Có lẽ chính vì vậy mà nhân vật tôi cảm thấy “lo sợ vẩn vơ”. Nhưng qua sự so sánh này, nhân vật tôi đã thêm thay đổi hơn, dường như “tôi” đang dần trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Phải chăng tất cả chúng ta kể cả nhân vật tôi lần đầu đến trường đều cảm thấy rụt rè, e ngại, nhất là khi các bạn không quen trường, không quen lớp. “Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả bóng tưởng tượng.” Tất cả các cậu đều sợ sệt, nhùng nhằng mãi, không dám đi, nhưng cũng không nỡ đứng lại, rồi bỗng nhiên có “một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo.
Văn bảo tôi đi học
Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui dầy đặc cả người trước sân trường; ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Thế mà buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mỹ Lí của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa ấp. Đứng giữa sân trường rộng, chú bé đâm ra lo sợ vẩn Vơ. Phải chăng tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ là rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời mình.Chú bé cũng như những học trò khác bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Hình ảnh so sánh đặc sắc quá! Tâm trạng vừa khao khát học hành, ước mơ bay tới những chân trời xa. Chân trời ước mơ và hy vọng đã hiện về trong tâm tưởng của tuổi thơ trong buổi tựu trường.Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng tiếng trống dù ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kỳ lạ. Hồi trông trường của trường Mỹ Lí đã thúc vang dội cả lòng chú bé. Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình chơ vơ. Và tất cả học trò đều bắt đầu vụng về lúng túng. Tưởng như không đi mà bị kéo dìu tới trước. Co chân rồi duỗi chân, cứ dềnh dàng mãi. Toàn thân thì run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Và khi ông đốc gọi tên, khi ông đốc nói…, các em học trò vào lớp Năm đã lúng túng… càng lúng túng hơn. Nhiều em ôm mặt khóc, nhiều em thút thít. Riêng chú bé thì cố bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước nhưng vẫn dúi đầu vào lòng mẹ tôi khóc nức nở. Có bao giờ, chú quên được cái bàn tay yêu thương của mẹ vuốt nhẹ lên tóc mình. Tuy vậy, chú bé khi xếp hàng vào lớp Năm, được thầy giáo trẻ tuổi tươi cười đứng đón ở cửa lớp, nhưng chú vẫn cảm thấy lẻ loi: trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi ngồi trong lớp, cảm thấy một mùi hương lạ xông lên. Chú thấy lạ và hay hay những hình treo trên tường. Chú nhìn ra ghế và lạm nhận đó là vật của riêng mình, nhìn người bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà quyến luyến tự nhiên… Có lúc chú đưa mắt thèm thuồng một cánh chim… Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập Tôi đi học. Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về thực tế.
Các bạn cho mk một số đề tiếng anh 6 thi hc kì nha! cảm ơn các bn nhiều ^_^
Đề thi học kì 1 - Tiếng Anh 6 - Đỗ Phú Đức - Thư viện Đề thi & Kiểm tra
I. Circle the word whose underlined, bold part is pronounced differently from the others (1p)
1. A. bus B. drugstore C. museum D. lunch
2. A. engineer B. between C. teeth D. greeting
3. A. read B. teacher C. eat D. breakfast
4. A. town B. down C. window D. shower
II. Circle the best words or phrases to complete the sentences (3ps)
5 - Hi, _______ name is Phong. I’m a student.
A. my B. his C. her D. our
6 - ________ do you live? I live on Tran Phu street.
A. What B. Where C. Who D. How
7 - What is _____? It is a schoolbag.
A. these B. those C. they D. this
8 - Every morning, Ba ______ up at six o’clock.
A. to get B. get C. gets D. is getting
9 - When do you have English? I have it ________ Monday and Thursday.
A. at B. on C. for D. in
10 - What time ____ you get up? I get up at five o’clock.
A. do B. does C. is D. are
11 - Are there any flowers to the left of your house? _____________.
A. Yes, there are B. Yes, there is
C. No, there isn’t D. Yes, they do
12 - I go to the __________ to send the letter.
A. supermarket B. zoo
C. post office D. bank
13 - Which sentence is correct?
A. Do your brother watches TV in the evening?
B. Is your brother watches TV in the evening?
C. Does your brother watches TV in the evening?
D. Does your brother watch TV in the evening?
14 - Which sentence is correct?
A. There is a flower garden to the left of the house.
B. There is a flowers garden to the left of the house.
C. There is a flower garden the left of the house.
D. There is a flower gardens to the left of the house.
15 - “ It’s 9:45 now.” means: ________________.
A. It’s nine past forty- five. B. It’s a quarter to ten
C. It’s forty- five nine D. It’s a quarter to nine.
16 - There/ big/ well/ front/ house/. (Chose the correct sentence)
A. There is big well in front of the house.
B. There are big wells in front of the house.
C. There is a big well in front of the house.
D. There are big well in front of the house.
III. Choose the words that are NOT correct. (0.5 p)
17 - Phuong lives in a apartment in town.
A B C D
18 - Ba brush his teeth every morning.
A B C D
IV. Read the passage and do the tasks below:
Nga is twelve years old. She is in grade six, class 6A1. She lives in a house with her mother, father and sister. Their house is next to a bookstore. In the neighborhood, there is a hospital, a market and a stadium.
Nga's father is a doctor. He works in the hospital. Her mother works in the super market. Nga goes to school at six- thirty in the morning. She has classes from seven to eleven thirty.
1. Decide whether these statements are True (T) or False (F) (1p)
__________ 19 - There are four people in Nga's family.
__________ 20 - Nga's father works in the factory.
__________ 21 - Her mother works in the supermarket.
__________ 22 - Classes start at seven and finish at twelve.
2. Answer the questions (2ps)
23 - How old is Nga ?
->................................................................................................................
24 - What does her father do?
->................................................................................................................
25 - Is their house next to a hospital?
->................................................................................................................
26 - What time do her classes finish?
->................................................................................................................
V. Match the questions in column A with the answers in column B. (1.5ps)
A | B | YOUR ANSWERS |
27. What is behind your house? | A. Yes, there is. | 27 -> |
28. Do boys watch television? | B. L-A-N | 28 -> |
29. Does Nam listen to music? | C. There are twenty. | 29 -> |
30. How many classes are there in your school? | D. No, they don't. | 30 -> |
31. Is there a book on the table? | E. Yes, he does. | 31 -> |
32. How do you spell your name? | F. The river. | 32 -> |
VI. Answer about you (1p)
33. How many students are there in your class?
->...............................................................................................................
34. How do you go to school?
->...............................................................................................................