Những câu hỏi liên quan
thanh
Xem chi tiết
thanh
Xem chi tiết
Vu Hai Ha
Xem chi tiết
Ai Đọc Tên Mình Thì Cho...
31 tháng 1 2018 lúc 21:59

Cái này thì tùy bạn lựa chọn thôi. Ở mình thì các đề văn dạng này chuyển thành dạng đề thi vào lớp 10 bạn ;)

Lê Thái
8 tháng 3 2019 lúc 16:27

cô mình mới về trường mình nên cô ấy dễ lắm. Cổ không cho đề trong sách mà cho: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn".Biết sao không? mấy bài trước liên quan tới đề. Cô cho vậy lun! cô sợ lớp mình làm ko dc. Xong nói xong rồi mình viết nha:

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có những truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất mà cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình là nhớ ơn. Lời khuyên nhủ ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: "Uống nước nhớ nguồn”

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Theo nghĩa đen: khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó.Theo nghĩa bóng : "Uống nước" là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Câu tục ngữ trên là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Tại sao phải "Uống nước nhớ nguồn"? Bởi vì tất cả những gì mà ta đang được thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có được. Khi ta ăn một chén cơm, ta sẽ thấy có vị ngọt ngọt nhưng thật ra là vị mặn mồ hôi của chính các bác nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không ngại mưa nắng mà ra đồng. Từng bộ quần áo, chiếc dày, chiếc dép đều do các bác thợ may bỏ công làm mà ra. Nước Việt Nam như hôm nay là chính các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa là đạo lí làm người. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhân dân ta có câu :

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.’’

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay lấy ngày sinh của Bác để ôn lại chặn đường mà bác đã đi qua. Để nhớ ơn những thương binh liệt sĩ trong cuộc chiến tranh bom đạn ta có ngày 27-7. Còn rất nhiều ngày như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ 8-3,...Những ngày đó đã thể hiện lòng biết ơn của nhân dân ta.

Nhân dân ta có câu : "Ăn cháo đá bát’’ hay "Qua cầu rút ván’’.Không phải tự nhiên mà có những câu ấy. Ông cha ta có câu ấy nhằm mục đích phê phán, lên án những hành vi và thái độ vong ơn bội nghĩa, những kẻ còn hơn Lý Thông trong truyện Thạch Sanh, cứ dựa vào người khác để đạt được mục đích của mình, họ còn quay lưng với những người đã giúp đỡ họ khi gặp khó khăn.

Tóm lại, câu tục ngữ trên cho ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng biết ơn, sống ân nghĩa không thể thiếu trong mỗi người chúng ta.Chúng ta phải học tập không ngừng, luôn phấn đấu để xứng đáng với tổ tiên ta, những bậc tiền bối đã đi trước. Không những thế, ta còn phải biết ơn với những người trong cuộc sống đã giúp đỡ ta, dìu dắt ta như cha mẹ, thầy cô. Những bài học trong câu tục ngữ ấy sẽ làm chúng ta nhớ mãi.

Hết 85 phút của mình. Tại mình cũng như bạn ấy gửi mà ko trả lời vậy là ngày mai... kiểm lun. hay thì TICK nhé

thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Hùng
Xem chi tiết
Dương Việt Anh
20 tháng 2 2016 lúc 16:13

Dàn bài văn lập luận chứng minh

- Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh

- Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đúng đắn

- Kết bài : Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài

Hoàng Huệ Cẩm
20 tháng 2 2016 lúc 16:11

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh, phải thực hiên 4 bước

- Tìm hiểu đề và tìm ý

- Lập dàn bài

- Viết bài 

- Đọc lại và sửa chữa

Phan Ngọc Cẩm Tú
15 tháng 2 2017 lúc 9:49

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/184734.html

Có câu trl của Phan Ngọc Cẩm Tú á hihahihahiha

Tuyet Anh Lai
Xem chi tiết
Tri
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 3 2019 lúc 19:41

Tham khảo nha!!

Dàn ý:

A. Mở bài.

Khái quát nội dung câu tục ngữ. Giới thiệu câu tục ngữ. Nêu ý kiến của bạn nọ.

B. Thân bài.

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

Nghĩa đen. Nghĩa bóng. Ý nghĩa tổng quát của câu tục ngữ là gì

2. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.

3. Mở rộng câu tục ngữ.

Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan. Cũng có những trường hợp: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.

4. Về ý kiến mà bạn đã nêu, có thể khẳng định: ý kiến đó tuy có phần đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy được.

C. Kết bài.

Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn nọ đã nêu. Nhưng cần khẳng định tín đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.

Bài văn:

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống bởi thế nhân dân ta có câu "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng yếu tố con người là quan trọng hơn cả môi trường sống, bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. "Mực" ở đây là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn "đèn" là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

"Gần mực thì đen" ta đã bắt gặp hình ảnh Chí Phèo trong chuyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sao bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại gần đèn thì rạng câu chuyện "mẹ hiền dạy con" đã chứng minh rõ nét nhất. Mạnh tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc.

Trong thực tế ta thấy học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt, gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu, trong những trường hợp như vậy ta thấy "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là đúng tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, ai gần đèn cũng rạng bởi lúc đó ta cẩn thận nên mực không thể gây bẩn, bởi ra cố tình ngồi khuất nên gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bởi vậy phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh của con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như thanh thép để lâu ngày không tôi luyện sẽ han rỉ trở nên vô dụng.

Trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm có những chiến sĩ tình báo hoạt động thầm lặng, chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go khắc nghiệt. Sống giữa sự xa hoa những lời lẽ tán dương của quân địch liệu họ có phản bội Tổ quốc, làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm, bàn tán bị coi là Việt gian liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc trong môi trường ấy đòi hỏi người chiến sĩ tình báo không chi cần bộ óc nhanh nhẹn mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân.

Tóm lại câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người, đặc biệt là tính cách. Tuy nhiên con người có thể hoàn toàn chủ động đón nhận hoàn cảnh dù sống trong môi trường không tốt – gần mực nhưng nếu bản lĩnh thì ta vẫn như đóa hoa thơm ngát: "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

natsu
Xem chi tiết
qwewe
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quảng
9 tháng 4 2020 lúc 12:07

 Tìm hiểu đề và lập dàn ý

– Lập dàn bài

– Viết bài

– Đọc lại và sửa chữa

2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :

– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).

3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.

Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.

II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;

– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;

– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.

Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.

Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.

III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc lại và sửa chữa.

IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh

– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Gợi ý làm bài:

a) Tìm hiếu đề và tìm ý

– Xác định yêu cầu chung của để bài.

Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:

+ Nêu dẫn chứng xác thực.

+ Nêu lí lẽ.

b) Lập dàn bài

– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

– Thân bài (phần chứng minh)

+ Xét về lí lẽ:

(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.

+ Xét về thực tế:

(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).

(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).

– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.

c) Viết bài

Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.

– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Suy từ tâm lí con người.

– Thân bài:

+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.

– Kết bài.

+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…

+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:

(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học.          ,

(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?

(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.

d) Đọc lại và sửa chữa.

Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

 Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

 
Khách vãng lai đã xóa