Bài : hình thang cân ABCD Có O là giao điểm 2 đường thẳng chưas cạnh trên AB, BC và E là giao điểm 2 đường chéo. chứng minh rằng OE là đường trung trực của 2 đáy Mn làm giúp em ạ nếu đc mn vẽ hộ em hình luôn ạ
CHO ĐƯỜNG TRÒN TÂM 0 BÁN KÍNH r, ĐƯỜNG KÍNH CD, vẽ đường tròn tâm O' có bán kính nhỏ hơn R cắt CD tại P và Q.Từ P và Q lần lượt vẽ 2 đường thẳng song song với nhau cắt đường tròn tâm O bãn kính R tại N và M. Tính diện tích tứ giác MNPQ
biết R-13,MN=10
Hộ mk vs cảm ơn mn
Cho tam giác ABC vuông tại A,đường cao AH.
a) Cho AH=16, BH=25. Tính AB, AC, BC, CA
b) CHo AB=12, BH=6.Tính AH, AC, BC, CH
Mn vẽ hình luôn giúp mk thì càng tốt nhé, k thì thôi. Tiện thể cho mk hỏi luôn làm sao để vẽ hình trên olm vậy, lâu r k vào nên mk cũng k nhớ. Mong mn giúp đỡ ạ.
Tìm phân số a/b,biết rằng nếu thêm 6 vào tử và thêm 21 vào mẫu của nó thì giá trị của phân số a/b ko đổi.Có bao nhiêu phân số như vậy?
Mn giải hộ mk vs.Cảm ơn mn nhìu lắm ạ.Ai làm nhanh mk sẽ tick cho.
Theo đề , ta có :
\(\frac{a}{b}\) = \(\frac{a+6}{b+21}\) => a.(b + 21) = (a + 6).b
=> ab + 21a = ab + 6b
=> 21a = 6b => a = \(\frac{6}{21}\)b
Vậy \(\frac{a}{b}\) = \(\frac{6}{21}\)
Ta có: \(\frac{a}{b}=\frac{a+6}{b+21}\Rightarrow a\left(b+21\right)=b\left(a+6\right)\)
\(ab+21a=ab+6b\)
\(21a=6b\)
\(\frac{a}{b}=\frac{6}{21}=\frac{3}{7}=\frac{3n}{7n}\)
Vậy có vô số phân số thỏa mãn với \(\frac{a}{b}=\frac{3n}{7n}\forall n\in Z\)
BÀI 1.Cho đường tròn(O,13cm). Dây cungAB. GọiMlà trung điểm củaAB. BiếtOM=5cm, tính độ dài dây cungAB. mn giúp vs và vẽ hình đc ko ạ
Xét ΔAMO vuông tại M có
\(OA^2=AM^2+OM^2\)
\(\Leftrightarrow AM=12\left(cm\right)\)
hay AB=24(cm)
Hãy lập ý cho câu" Không thầy đố mày làm nên; Học thầy không tày học bạn"
Mn gộp 2 câu này vào 1 bài giúp mk nhé
Thanks mn nhìu
Mk sẽ k😘😘😘
1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.
P/S : Hoq chắc :>
nếu thêm 60% vào 1/3 của một số đã cho thì được số gấp đôi số đó.Hỏi số đã cho là số nào?
mn có thấy vô lý ở đâu ko,nếu ko vô lý thì giải hộ mk nhé
Giải
Đổi : gấp đôi = gấp 2 lần.
vậy số đó là:
60:3x2=40
Đáp số: 40
+)Đổi 60%=\(\frac{3}{5}\)
+)Gọi số cần tìm là a, số mới là b ta có:
\(\frac{3}{5}\)+\(\frac{1}{3}\)a=b(1)
+)Theo đề bài b=2a(2)
+)Thay (2) vào (1) được :
\(\frac{3}{5}\)+\(\frac{1}{3}\)a=2a
\(\frac{3}{5}\) =2a-\(\frac{1}{3}\)a
\(\frac{3}{5}\) =(2-\(\frac{1}{3}\))a
\(\frac{3}{5}\) =\(\frac{5}{3}\)a
\(\frac{5}{3}\)a =\(\frac{3}{5}\)
a =\(\frac{3}{5}\):\(\frac{5}{3}\)
a =\(\frac{9}{25}\)
Vậy a=\(\frac{9}{25}\)
Nếu bạn muốn thử lại lấy \(\frac{9}{25}\)x\(\frac{1}{3}\)rồi cộng thì bằng \(\frac{18}{25}\)=\(2x\frac{9}{25}\)
Chúc bn học tốt
Bài 1: Cho tam giác MNQ vuông góc tại M và đường cao MH. Vẽ đường tròn tâm O đường kính MN biết NH=2cm; QH=6cm
a, Tính diện tích hình tròn tâm O
b, Diện tích hình quạt tròn MQH ứng với cung nhỏ MH
Cho mình thêm cái hình nhé. thankiu so much
a) \(MN^2=NH.NQ=2.\left(2+6\right)=16\)
=> MN = 4 (cm). => Bán kính hình tròn tâm O là MN/2 = 2 (cm)
=> Diện tích hình tròn tâm O là: 2.2.3,14 = ...12,56 (cm2)
b) Ta có tam giác ONH là tam giác đều (vì ON = OH = HN = 2).
Suy ra \(\widehat{NOH}=60^o\) => \(\widehat{MOH}=180^o-60^o=120^o\)
=> Diện tích quạt tròn MOH là: \(\frac{12,65}{360}.120=\frac{12,65}{3}\left(cm^2\right)\)
cho hình thang ABCD (AB//CD).M là trung đ' của AD,H là trung đ' của AB,N là trng đ' của BC.Gọi P và Q theo thứ tự là giao đ' của MN vs BD và Ã.Cho biết CD=8cm,MN=6cm
a)Tính độ dài AB
b)Tính độ dài MP,PQ,QN
Giúp mk vs ạ vẽ hình và trình bày dễ hiểu hộ mk nha
a, Ta có: AM = MD (gt), BN=CN (gt)
=> MN là đường trung bình của hình thang ABCD
=>\(MN=\frac{AB+CD}{2}\Rightarrow AB+8=6.2\Rightarrow AB=12-8=4\left(cm\right)\)
b, MN là đường trung bình của hình thang ABCD
=> MN // AB
Mà AM = MD (gt)
=> MP là đường trung bình của t/g ABD
=> \(MP=\frac{AB}{2}=\frac{4}{2}=2\left(cm\right)\)
Lại có: MN // AB, BN=CN(gt)
=>NQ là đường trung bình cuat t/g ABC
=>\(NQ=\frac{AB}{2}=\frac{4}{2}=2\left(cm\right)\)
=> PQ = MN - MQ - NQ = 6 - 2 - 2 = 2 (cm)
Vậy...