Trên nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ 2 tia Ax; By cùng vuông góc với AB. Trên Ax lấy điểm C, trên By lấy điểm D sao cho AC=BD. Gọi I là trung điểm của AB.
a) C/m tam giác AIC= tam giác BID.
b) C/m 3 điểm C,I,D thẳng hàng.
c) C/m AD=BC và AD//BC
Cho đoạn thẳng AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ các tia Ax và By trong đó BAx=a, ABy=4a. Tính a để Ax// By.Cho đoạn thẳng AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, vẽ các tia Ax và By trong đó BAx=a, ABy=4a. Tính a để Ax// By.
Lời giải:
Ax // By Thì góc BAx và góc ABy ở vị trí trong cùng phía nên chúng bù nhau.
Do đó, \(\widehat{B\text{Ax}}+\widehat{ABy}=180^0\)hay \(a+4a=180^0\)
Khi đó ta có \(5a=180\)nên \(a=36^0\)
Vậy với \(a=36^0\)thì \(\text{Ax}\)//\(By\)
Vẽ hình sau: Cho ΔABC, góc A < 90o. Trên nửa mặt phẳng bờ là AB không chứa điểm C, vẽ tia Ax ⊥ AB và lấy trên Ax điểm D sao cho AD = AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa B, vẽ tia Ay ⊥ AC và lấy điểm E sao cho AE = AC. Chứng minh:
a) BE = CD.
b) BE ⊥ CD
c) Lấy M; N là trung điểm BE; DC. Chứng minh AM = AN.
a:\(\widehat{DAC}=\widehat{DAB}+\widehat{BAC}=90^0+\widehat{BAC}\)
\(\widehat{BAE}=\widehat{BAC}+\widehat{CAE}=90^0+\widehat{BAC}\)
Do đó: \(\widehat{DAC}=\widehat{BAE}\)
Xét ΔDACvà ΔBAE có
AD=AB
\(\widehat{DAC}=\widehat{BAE}\)
AC=AE
Do đó: ΔDAC=ΔBAE
=>DC=BE
b: ΔDAC=ΔBAE
=>\(\widehat{ADC}=\widehat{ABE};\widehat{ACD}=\widehat{AEB}\)
\(\widehat{CEB}+\widehat{ECD}\)
\(=\widehat{CEB}+\widehat{ECA}+\widehat{DCA}\)
\(=\widehat{ECA}+\widehat{AEB}+\widehat{CEB}\)
\(=\widehat{ECA}+\widehat{AEC}=90^0\)
=>BE\(\perp\)CD
Cho tam giác ABC. Trên nửa mặt phẳng không chứa B, bờ AC vẽ tia Ax, trên nửa mặt phẳng không chứa C, bờ AB vẽ tia Ay sao cho gốc BAy = gốc CAx. Trên Ax lấy điểm D sao cho AD = AC, trên Ay lấy điểm E sao cho AE = AB. Chứng minh: BD = CE.
Xét ΔEAC và ΔBAD có :
AD = AC ( gt )
ˆCAE=ˆDAB( hai góc đối đỉnh )
AE = AB ( gt )
nên ΔEAC=ΔBAD(c.g.c)
=> BD = CE ( hai cạnh tương ứng )
cho tam giác ABC có góc A<90 độ. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa điểm C vẽ tia Ax vuông góc với AB, trên tia Ax lấy D sao cho AD=AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AC có chứa B vẽ tia Ay vuông góc với AC, trên tia Ay lấy E sao cho AE=AC. Gọi M là trung điểm của BC. CM:AM=DE/2
Cho tam giác ABC trên nửa mặt phẳng ko chứa B có bờ AC, vẽ tia Ax trên nửa mặt phẳng ko chứa C có bờ AB, vẽ tia Ay sao cho BAy=CAx, trên tia Ax lấy D sao cho AD=AC, trên tia Ay lấy E sao cho AE=AB. Chứng minh tam giác EAC=tam giác BAD; BD=CE.
Xét \(\Delta EAC\) và \(\Delta BAD\) có :
AD = AC ( gt )
\(\widehat{CAE}=\widehat{DAB}\)( hai góc đối đỉnh )
AE = AB ( gt )
nên \(\Delta EAC=\Delta BAD\left(c.g.c\right)\)
=> BD = CE ( hai cạnh tương ứng )
Cho đoạn thẳng AB và trung điểm O của đoạn thẳng đó. Trên một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ tia Ax,trên nửa mặt phẳng còn lại vẽ tia By sao cho Ax//By. Gọi M là 1 điểm trên Ax , tia MO cắt By ở N. so sánh độ dài các đoạn AM,BM
:Cho tam giác ABC nhọn. Trên nửa mặt phẳng bờ AC ko chứa B, vẽ tia Ax vuông góc với AC. Trên nửa mặt phẳng bờ AB ko chứa C, vẽ tia Ay vuông góc với AB.Trên tia Ax lấy điểm D sao cho AD=AC. Trên tia Ay lấy điểm E sao cho AE=AB.Kẻ AH cắt BC tại H. Tia đối của AH cắt ED tại M ME=MD
cho đoạn thẳng AB và trung điểm của AB là O. Trên nửa mặt phẳng bờ AB vẽ tia Ax, trên nửa mặt phẳng còn lại vẽ tia By sao cho Ax song song với By. Gọi M là 1 điểm nằm trên Ax, tia MO cắt BY ở N. so sánh độ dài đoạn thẳng AM và BN
Bài 4. Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Trên nửa mặt phẳng không chứa C có bờ AB, vẽ tia Ax vuông góc với AB, trên tia đó lấy D sao cho AD=AB. Trên nửa mặt phẳng không chứa B có bờ AC, vẽ tia Ay vuông góc với AC, trên tia đó lấy E sao cho AE=AC
Chứng minh rằng
a )AM=1/2DE
b)AM vuông góc với DE
a) Trên tia đối tia MA lấy điểm F sao cho AM = AF (*)
Xét tam giác BFM và tam giác ACM có:
AM = FM (theo *)
Góc BMF = góc AMC (2 góc đối đỉnh)
BM = CM (vì M là trung điểm của BC)
=> Tam giác BFM = tam giác CAM (c.g.c)
=> AC = BF (2 cạnh tương ứng)
Vì AC = AE (gt) nên AE = BF
Ta có: góc F = góc CAM (vì tam giác BFM = tam giác CAM)
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong
=> BF // AC (dấu hiệu nhận biết)
=> Góc BAC + góc ABF = 180 độ (2 góc trong cùng phía)
Mà góc BAC + góc DAE = 180 độ
=> Góc DAE = góc ABF
Xét tam giác ABF và tam giác ADE có:
AB = AD (gt)
Góc DAE = góc ABF (chứng minh trên)
AE = BF (2 cạnh tương ứng)
=> Tam giác ADE = tam giác BAF (c.g.c)
=> AF = DE (2 cạnh tương ứng)
Lại có: AM = AF : 2 => AM = DE : 2 (đpcm)
b) Gọi giao điểm của AM và DE là N
Ta có: tam giác ADE = tam giác BAF (chứng minh trên)
=> Góc D = góc BAF (2 góc tương ứng)
Mà góc BAF + góc DAN = 180 độ - góc BAD = 180 độ - 90 độ = 90 độ
=> Góc D + góc DAN = 90 độ
=> Tam giác ADN vuông tại N
hay AM _|_ DE (đpcm)