Cho ΔABC vuông tại A có AB=9cm; AC =12cm. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp và G là trọng tâm của ΔABC. Tính độ dài đoạn thẳng IG
Cho ΔABC, vẽ AH vuông góc với BC tại H. Biết BH = 9cm, CH= 16cm AH=12cm
a) Tính AB,AC b) CM: ΔABC là tam giác vuông
a, Xét Δ AHC vuông tại H, có :
\(AB^2=AH^2+HB^2\)
=> \(AB^2=12^2+9^2\)
=> \(AB^2=225\)
=> AB = 15 (cm)
Xét Δ AHC vuông tại H, có :
\(AC^2=AH^2+HC^2\)
=> \(AC^2=12^2+16^2\)
=> \(AC^2=400\)
=> AC = 20 (cm)
Xét Δ ABC, có :
\(BC^2=AB^2+AC^2\) (định lí Py - ta - go đảo)
=> Δ ABC vuông tại A
Cho ΔABC vuông tại A , AB =9cm ; AC =12cm.Kẻ đường cao AH
a)Chứng minh :ΔABC~ΔHBA
b)Tính độ dài : BC,AH
c) phân giác của góc ACB cắt AH tại E cắt AB tại D tính tỉ số diện tích của 2 tam giác ACD và HCE
a, Xét tam giác ABC và tam giác HBA ta có
^B _ chung
^BAC = ^BHA = 900
Vậy tam giác ABC ~ tam giác HBA (g.g)
b, Theo định lí Pytago tam giác ABC vuông tại A
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=15cm\)
\(\dfrac{AC}{AH}=\dfrac{BC}{AB}\Rightarrow AH=\dfrac{AB.AC}{BC}=\dfrac{36}{5}cm\)
\(\dfrac{AB}{HB}=\dfrac{BC}{AB}\Rightarrow BH=\dfrac{AB^2}{BC}=\dfrac{27}{5}cm\)
=> CH = 48/5 cm
c, \(\dfrac{S_{ACD}}{S_{HCE}}=\left(\dfrac{AC}{HC}\right)^2=\dfrac{25}{16}\)
Cho ΔABC vuông tại A, có AB = 9cm, BC = 15 cm, AC=12 cm.
a) so sánh các góc của ΔABC
b) trên tia đối của AB lấy điểm D sao cho A là trung điểm của đoạn thẳng BD. Chừng minh ΔABC = ΔADC
c) E là trung điểm cạnh CD,BE cắt AC ở I. Chứng minh DI đi qua trung điểm cạnh BC
a: AB<AC<BC
=>góc C<góc B<góc A
b: Xet ΔABC có
BC^2=AB^2+AC^2
=>ΔBCA vuông tại A
Xet ΔCAB vuông tại A và ΔCAD vuông tại A có
CA chung
AB=AD
=>ΔCAB=ΔCAD
c: Xét ΔCBD có
CA,BE là trung tuyến
CA cắt BE tại I
=>I là trọng tâm
=>DI đi qua trung điểm của BC
Cho ΔABC vuông tại A,có AC=20cm.Đường tròn đường kính AB cắt BC tại M(M không trùng B),tiếp tuyến tại M của đường tròn đường kính AB cắt AC tại I.Độ dài đoạn thẳng AI bằng
A.6cm B.9cm C.10cm D.12cm
vẽ ΔABC vuông tại A, biết AB = 9cm,AC = 12cm.Đường cao AH và đường phân giác AD.
a, tính BC,HB
b, chứng minh ΔABC đông dạng ΔHBA
c.tính BD
a) Xét tam giác ABC vuông tại A có:
\(BC^2=AB^2+AC^2\left(Pytago\right)\)
\(\Rightarrow BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{9^2+12^2}=15\left(cm\right)\)
Áp dụng HTL:
\(AB^2=BH.BC\)
\(\Rightarrow BH=\dfrac{AB^2}{BC}=\dfrac{9^2}{15}=5,4\left(cm\right)\)
b) Xét tam giác ABC và tam giác HBA có:
\(\widehat{B}\) chung
\(\widehat{BAC}=\widehat{AHB}=90^0\)
\(\Rightarrow\Delta ABC\sim\Delta HBA\left(g.g\right)\)
c) Xét tam giác ABC vuông tại A có:
AD là trung tuyến
\(\Rightarrow AD=BD=\dfrac{1}{2}BC=\dfrac{1}{2}.15=7,5\left(cm\right)\)
Cho ΔABC Vuông tại A, đường cao AH.Biết AB = 12 cm , AC = 9cm . Tính AH,BH,CH ( làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất )
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=15\left(cm\right)\)
Áp dụng HTL tam giác:
\(\left\{{}\begin{matrix}AB^2=BH\cdot BC\\AC^2=CH\cdot BC\\AH^2=BH\cdot HC\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}BH=\dfrac{AB^2}{BC}=\dfrac{144}{15}=9,6\left(cm\right)\\CH=\dfrac{AC^2}{BC}=\dfrac{81}{15}=5,4\left(cm\right)\\AH=\sqrt{9,6\cdot5,4}=7,2\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
Xét ΔACB vuông tại A có
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
hay BC=15(cm)
Xét ΔACB vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC
nên \(\left\{{}\begin{matrix}AH\cdot BC=AB\cdot AC\\AB^2=BH\cdot BC\\AC^2=CH\cdot BC\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AH=7.2\left(cm\right)\\BH=9.6\left(cm\right)\\CH=5.4\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
Cho ΔABC vuông tại A có AB =9cm, BC =15 cm, vẽ AD ⊥ BC (D ⊥ BC).
a) Tính AC, so sánh BD và DC.
b) Trên đoạn thẳng DC lấy điểm N sao cho DB = DN. Chứng minh ΔABN lầ tam giác cân.
c) Kẻ BE ⊥ AN cắt AD tại H. Chứng minh NH ⊥ AB.
a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(AB^2+AC^2=BC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=15^2-9^2=144\)
hay AC=12(cm)
Xét ΔABC có AB<AC(9cm<12cm)
mà hình chiếu của AB trên BC là DB
và hình chiếu của AC trên BC là DC
nên BD<DC
b) Xét ΔADB vuông tại D và ΔADN vuông tại D có
DB=DN(gt)
AD chung
Do đó: ΔADB=ΔADN(hai cạnh góc vuông)
Suy ra: AB=AN(Hai cạnh tương ứng)
Xét ΔABN có AB=AN(cmt)
nên ΔABN cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)
c) Xét ΔANB có
BE là đường cao ứng với cạnh AN(gt)
AD là đường cao ứng với cạnh NB(Gt)
BE cắt AD tại H(gt)
Do đó: H là trực tâm của ΔANB(Tính chất ba đường cao của tam giác)
Suy ra: NH\(\perp\)AB(Đpcm)
Cho ΔABC vuông tại A, có đường cao AH.
a) Cho biết AB = 9cm; AC = 12cm. Tính độ dài cạnh BC.
b) Chứng minh: AH2 = HB.HC
c) Gọi P là trung điểm của BH và Q là trung điểm của AH.
Chứng minh: AP ⊥ CQ.
Cho ΔABC vuông tại A. Vẽ AH⊥BC (H∈BC)
a,Chứng minh ΔHBA đồng dạng ΔABC
b,Có AB=9cm;AC=12cm. Tính BC,AH
c,Trên cạnh HC lấy điểm M sao cho HM=HA.Qua M vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt AC tại I. Qua C vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt tia phân giác của góc IMC tại A. Chứng minh rằng ba điểm H,I,K thẳng hàng
Cho ΔABC vuông tại A. Đường cao AH chia cạnh huyền thành hai đoạn có độ dài 9cm và 16cm. Diện tích tam giác vuông đó là:
A. 72 c m 2
B. 144 c m 2
C. 150 c m 2
D. 210 c m 2