Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 2
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Trong những ngày xuân rộn ràng , lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, trên khắp nẻo đường đâu đâu chúng ta cũng thấy không khí tấp nập mua sắm bánh kẹo ,quần áo mới , đồ dùng để trang trí cho ngôi nhà thêm mới trong ngày Tết .Nhưng không thể thiếu một món ăn đó chính là bánh chưng .

Sự tích kể rằng, xưa kia, Hùng Vương thứ 16 muốn tìm người kế vị nên đã đặt ra yêu cầu rằng nếu ai làm ngài vừa ý, ngài sẽ truyền ngôi cho. Lang Liêu là con của ngài, vì nhà rất nghèo nên thay vì dâng cho vua cha những của ngon vật lạ, chàng đã đưa cho ngài thưởng thức chiếc bánh hình vuông được làm từ gạo, thịt, đỗ. Vưa cha ưng ý vội truyề ngôi cho Lang Liêu, từ đó, chiếc bánh với lớp vỏ ngoài màu xanh có tên gọi là bánh chưng ra đời.

Nguyên liệu để làm ra chiếc bánh chưng được lấy từ gạo nếp, thịt và đỗ còn vỏ ngoài được lấy từ lá dong. Người ta thường chọn gạo nếp cái hoa vàng để làm vỏ ngoài của bánh, đây là loại gạo có hạt bóng mẩy và đều nhau, khi chín thì vừa thơm vừa dẻo. Còn đối với thịt lợn, để làm nhân bánh thì việc chọn được những miếng thịt ba chỉ sẽ khiến cho chiếc bánh ngon hơn bội phần so với các loại thít khác. Thịt sau khi cắt miếng to bản sẽ được ướp với một chút hạt tiêu để chiếc bánh có chút vị cay đặc chưng vốn có. Riêng với đỗ, người cẩn thận thì đem luộc xong giã và nắm chặt thành từng nắm nhỏ, với những ai bận rộn thì thường lấy luôn đỗ sống để làm nhân. Lá dong trước khi gói bánh phải được rửa sạch sẽ và quấn quanh chiếc cột để phơi lên, sau khi lá đã ráo nước thì tháo xuống và dùng dao tước bớt phần sống lá ở phía sau sau cho lưng của lá không còn nhô cao.

Sau khi trải qua công đoạn chuẩn bị nguyên liệu thì người gói bánh sẽ rải những tấm lót sạch, rộng xuống nền nhà và tiến hành gói bánh. Có hai cách để gói, một là dùng khuôn, hai là dùng tay. Ưu điểm của dùng khuôn chính là giúp cho chiếc bánh trở nên vuông vắn hơn còn dùng tay sẽ làm bánh được gói chắc chắn hơn. Tuy nhiên, dù dùng cách nào thì công đoạn đầu tiên của gói bánh cũng là trải lá ra một khoảng rộng, đổ gạo vào sau đó cho một nắm đỗ chín hoặc nửa bát đỗ sống lên, gắp một đến hai miếng thịt đặt lên giữa đỗ, tiếp tục cho số lượng đỗ giống như bàn đầu đè lên miếng thịt, cuối cùng là đổ gạo nếp lên và gói lá vào. Việc gói bánh rất quan trọng, nếu sơ ý có thể khiến chiếc bánh bị phèo gạo ra khi luộc. Để hạn chế việc này, người gói cần phải thật chắc tay trong lúc uốn lá để tạo thành hình vuông.

Khi những chiếc bánh đã được hoàn thành sẽ được xếp vào nồi lớn và bắc lên bếp đun, thời gian nấu bánh thường rơi vào khoảng từ 10 đến 12 giờ, tùy vào từng loại gạo. Bánh chín sẽ được vớt ra và nén bằng vật nặng, sau đó mới cất đi để ăn dần.

Ngày nay, dù cho nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển với mức độ chóng mặt thì việc gói bánh chưng ngày tết vẫn được rất nhiều gia đình coi trọng. Khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên mâm cơm ngày tết với đĩa bánh chưng xanh đã, đang và sẽ luôn im đậm trong tâm trí nhiều người Việt Nam.