Thực hàng tiếng Việt: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Câu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

- Tác dụng: Hình minh họa cho biết sự kết nối và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan đến tất cả mọi ngành nghề từ vận tải, cơ khí, công nghệ, mạng,….Thể hiện sự liên kết giữa các ngành nghề và nổi bật tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó.

- Em sẽ bổ sung thêm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình vẽ, tranh, ảnh minh hoạ về kĩ thuật số, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạp (AI), Big data, người máy, máy tính,…Vì chúng liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giúp tăng tính trực quan, người đọc có hình dung rõ hơn về đối tượng được nhắc đến trong văn bản.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

- Các tín hiệu của cơ thể:

+ Nhìn Thị Nở như thăm dò

+ Cười tin cẩn

+ Cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra

+ Vẻ mặt rất phong tình

+ Thị lườm hắn

+ Khanh khách cười

+ Cười nghe thật hiền

- Tác dụng:

+ Thể hiện tính chân thật, xây dựng hình ảnh nhân vật như một con người đời thường với đa dạng cảm xúc.

+ Nhân vật trở nên sinh động, gần gũi hơn với những sắc thái, cử chỉ, điệu bộ đời thường, phong phú.

+ Bộc lộ dòng cảm xúc bên trong nhân vật thông qua các tín hiệu phi ngôn ngữ. Tác giả không cần miêu tả cụ thể những tình cảm, cảm xúc hay thái độ của nhân vật mà người đọc vẫn có thể hình dung dòng cảm xúc nội tâm trong nhân vật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Loại phương tiện

Phương tiện cụ thể

Tín hiệu của cơ thể

ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,...

Tín hiệu hình khối

kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ, tranh, ảnh, màu sắc,….

Tín hiệu âm thanh

tiếng kêu, tiếng gõ,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 103)

Hướng dẫn giải

Sách Ngữ văn 12 bao gồm nhiều bài học, ở mỗi bài học học sinh sẽ được học về một thể loại văn học cụ thể. Trong một bài học được chia thành nhiều phần nhỏ, sắp xếp theo trật tự như sau: 2-3 bài đọc hiểu văn bản, 1 bài thực hành đọc hiểu, 1 bài thực hành tiếng việt,  1 bài viết, 1 bài nói, 1 bài tự đánh giá và 1 bài hướng dẫn tự học. Dưới đây là sơ đồ khái quát hệ thống các văn bản đọc hiểu đã được học ở sách giáo khoa Cánh diều 12, tập 2: 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)