Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

- Van-đa-na Xi-va :

+ Bà là một nhà vật lý học Ấn Độ và cũng là một học giả, nhà hoạt động môi trường, nhà hoạt động ủng hộ chủ quyền lương thực, và tác giả viết về thay đổi toàn cầu hóa. 

 + Bà là một trong những lãnh đạo và hội đồng quản trị  của Diễn đàn thế giới về toàn cầu hóa và là thành viên chủ chốt của phong trào liên kết toàn cầu hay còn gọi là thay đổi toàn cầu hóa.

+ Gia đình: Bố là người bảo vệ rừng, mẹ là nông dân và một người yêu thích tự nhiên. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu thiên nhiên nên từ nhỏ bà đã mang lòng yêu mến và sự hiểu biết về thiên nhiên.

-  Em ấn tượng nhất với bà Ada Lovelace. Bà sinh năm 1815 và mất năm 1852. Bà là một nhà toán học người Anh, và cũng được xem là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. Bà đã có những phân tích chi tiết về máy phân tích của Charles Babbage – một loại máy tính đời đầu. Các ghi chép của bà về máy phân tích này được xem như những thuật toán đầu tiên của nhân loại. Thành tựu của bà đã truyền cảm hứng cho Alan Turing (cha đẻ của ngành khoa học máy tính) thực hiện những nghiên cứu về máy tính hiện đại. Sau này, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát triển một ngôn ngữ lập trình và đặt theo tên bà.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Lời bài ca của phong trào Chíp-kô nhấn mạnh vào vai trò và ý nghĩa của thiên nhiên đối với đời sống con người. Cụ thể là giá trị của cây cối, rừng rậm đối với cuộc sống và cả về mặt tinh thần của con người.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 92)

Hướng dẫn giải

Sa pô là đoạn mở đầu của mỗi bài viết nhằm hướng dẫn người đọc vào nội dung chính của bài viết. Với vai trò nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút người đọc tiếp tục tìm hiểu về văn bản.

- Có thể coi đoạn dẫn dắt này là sa pô vì đoạn văn đã thể hiện được nội dung chính của văn bản, định hướng và tạo ra sự thú vị, hấp dẫn người đọc tiếp tục tìm hiểu

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 92)

Hướng dẫn giải

Ban đầu, bà theo học môn Vật lí và có cơ hội học sinh học và hóa học

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Bà nhận ra nghiên cứu vấn đề cơ bản của thuyết lượng tử thì sẽ không có nghĩa lí gì trong lĩnh vực của mình, nên bà đi sâu hơn với chính sách khoa học và công nghệ của Ấn Độ - đất nước của bà.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Bà nhận ra nghiên cứu vấn đề cơ bản của thuyết lượng tử thì sẽ không có nghĩa lí gì trong lĩnh vực của mình, nên bà đi sâu hơn với chính sách khoa học và công nghệ của Ấn Độ - đất nước của bà.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 93)

Hướng dẫn giải

- Vì bà là một đứa con của cánh rừng Hi-ma-lay-a

- Rừng đưa lại bản sắc và đem lại cho bà ý thức tồn tại

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 7 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 94)

Hướng dẫn giải

- Giúp bà tìm thấy những cơ sở kiến thức về sinh thái, đem lại cho bà một cách nhìn mới về mối quan hệ giữa con người và sự việc. 

- Học thuyết của bà được xây dựng từ một hành động tập trung vào thiên nhiên và phụ nữ. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 8 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 94)

Hướng dẫn giải

- Trước khi đưa đến sự lí giải, tác giả đặt ra một loạt câu hỏi tu từ không chỉ làm tăng sắc thái biểu cảm cho đoạn văn mà còn tạo nên ấn tượng mạnh, xoáy sâu vào tâm trí người đọc.

- Lí giải: Phụ nữ có linh cảm đặc biệt về sự sống, nhạy bén với những gì đang lâm nguy với thế giới.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 9 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Phụ nữ thường được coi là có ít tầm quan trọng trong xã hội, vì vậy họ thường bị gạt ra khỏi những vấn đề lớn của môi trường và xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)